CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
2.2.2. Xây dựng giải thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
- Quy mô DN
Các nghiên cứu trước đây của Merchant (1984); Haldma and Laats (2002); Al-Omiri and Drury (2007); Abdel-Kader and Luther (2008), cùng quan điểm cho rằng quy mô DN ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN đó. Một DN có quy mô lớn, hệ thống thông tin trong nội bộ DN tốt sẽ tạo điều kiện cho sự khuếch tán các công cụ KTQT. Các DN lớn thường có những thuận lợi về tiềm lực tài chính, nguồn lực dồi dào, khả năng quản trị rủi ro và cơ sở hạ tầng tốt. Trong khi đó, các DN nhỏ thường khó khăn về tài chính, bị giới hạn về nguồn lực nên việc vận dụng các công cụ KTQT mới thường cú những khú khăn nhất định. Haldma và Lọọts (2002) lập luận rằng mức độ phức tạp của hệ thống tính giá và lập dự toán có xu hướng gia tăng để phù hợp với quy mô của một DN. Việc chuyển đổi từ công cụ đơn giản đến phức tạp hơn đòi hỏi phải có nguồn lực và chuyên gia - những điều kiện chỉ có ở các DN lớn và vừa. Kết quả nghiên cứu của Firth (1996) ở Trung Quốc, El-Ebaishi (2003) ở Arap Saudi cho thấy tỷ lệ vận dụng KTQT ở các DN lớn cao hơn so với các DN nhỏ.
Trong nghiên cứu này, các công cụ KTQT đưa vào được tổng hợp thành 5 hệ thống theo chức năng của KTQT với:
a) Hệ thống chi phí, b) Hệ thống dự toán,
c) Hệ thống đánh giá thành quả, d) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định, e) Hệ thống KTQT chiến lược Do đó giả thuyết được đưa ra:
H1: Mức độ vận dụng KTQT trong các DN vừa cao hơn các DN nhỏ (H1a, H1b, H1c, H1d, H1e).
- Lĩnh vực hoạt động
Các nghiệp vụ trong DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường đơn giản hơn so với các DN sản xuất và dịch vụ. Với công cụ là tính giá, có thể nó rất hữu ích đối với các DN sản xuất hoặc dịch vụ nhưng lại không có nhiều ý nghĩa đối với DN thương mại. Nghiên cứu của Phadoongsitthi (2003) cho rằng, tỷ lệ áp dụng KTQT trong các DN sản xuất cao hơn so với các DN thương mại hoặc dịch vụ. Do đó nhân tố này sẽ được kiểm tra xem có mối liên hệ nào giữa lĩnh vực hoạt động và việc sử dụng KTQT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do đó, giả thuyết thứ hai được đưa ra:
H2: Mức độ vận dụng KTQT trong DN sản xuất cao hơn các DN thương mại dịch vụ (H2a, H2b, H2c, H2d, H2e).
- Cạnh tranh
Cạnh tranh tác động lớn đối với các DNVVN vì số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các DN ở Đà Nẵng. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, mức cạnh tranh trên thị trường có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích để tăng cường hệ thống KTQT và các công cụ KTQT hiện đại như trong nghiên cứu của Khandwalla, (1972); Libby and Waterhouse (1996) Bjornenak (1997); O‘Connor và cộng sự (2004); Al-Omiry và Drury ( 2007).
Khi mức độ cạnh tranh càng cao, thông tin KTQT đáng tin cậy trở nên cần
thiết để các DN cạnh tranh hiệu quả và tránh được những sai lệch khi đưa ra quyết định (Cooper, 1988). Do đó cạnh tranh càng trở nên phù hợp khi được sử dụng trong nghiên cứu này để xem xét nó là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN ở Đà Nẵng. Điều này dẫn đến một giả thuyết thứ ba:
H3: Cạnh tranh sẽ có tác động cùng chiều đến việc mức độ vận dụng KTQT (H3a, H3b, H3c, H3d, H3e).
- Phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là mức độ tự chủ giao cho nhà quản lý các cấp (Chenhall và Morris, 1986), họ cho rằng nhà quản lý cung cấp cho các nhà quản trị các cấp có trách nhiệm lớn hơn về kế hoạch và kiểm soát hoạt động và nhu cầu về thông tin. Brickley, Smith và Zimmerman (2002), cho rằng các nhà quản trị cấp cao trong DN có ba cách chỉ định cấu trúc tổ chức. Thứ nhất, họ có thể lựa chọn hình thức tập trung quyền lực với hệ thống kiểm soát không chi tiết. Thứ hai, họ có thể sử dụng được các thông tin có liên quan từ cấp dưới để thực hiện tốt hơn quyết định bằng hệ thống vừa tập trung vừa phân tán. Thứ ba, họ có thể chọn hình thức phân cấp quyền hạn quyết định với hệ thống kiểm soát chi tiết. Theo Baines và Langfield-Smith (2003), vai trò của KTQT trong tổ chức phân quyền không chỉ đơn giản là để cung cấp các dữ liệu chi phí mà còn để cung cấp một dịch vụ cho phép nhân viên đưa ra quyết định tốt hơn. Ngoài ra, trách nhiệm ngày càng lớn hơn khi quyết định được chuyển đến cấp dưới và như vậy có sự gia tăng thông tin cần thiết có liên quan đến nhà quản lý cấp cao.
Các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và sự vận dụng các công cụ KTQT không giống nhau. Chenhall và Morris (1986) tìm thấy rằng phân cấp quản lý không có ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ KTQT nhưng Williams và Seaman (2001) lại phát hiện ra rằng có quan hệ tỉ
lệ nghịch giữa quản lý tập trung và sự thay đổi hệ thống KTQT. Nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và mức độ vận dụng KTQT trong DNVVN. Do đó, giả thuyết thứ tư là:
H4: Phân cấp quản lý sẽ có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT (H4a, H4b, H4c, H4d, H4e).
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã được chứng minh là có tác động đến mức độ vận dụng KTQT trong tất cả các DN chứ không chỉ ở DNVVN. Việc phân quyền sử dụng và chia sẻ thông tin thu thập được từ bộ phận kế toán ở các đơn vị đóng một vai trò quan trọng trong việc lập dự toán (Linh, 2011). Mặc dù việc áp dụng CNTT có thể bị hạn chế trong các DNVVN do điều kiện về nguồn lực nhưng chúng ta tin rằng, ở những DN có quy mô lớn hơn sẽ sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc vận dụng KTQT trong DN. Hơn nữa, trong kinh doanh hiện đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển rất nhanh chóng và được phổ biến rộng rãi trong hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, đây là yếu tố cần thiết để kiểm tra yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong DNVVN. Giả thuyết được xây dựng như sau:
H5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý sẽ có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT. (H5a, H5b, H5c, H5d, H5e)
- Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT
Trong các DNVVN, một vấn đề quan trọng mà có thể hạn chế việc áp dụng các công cụ KTQT là nguồn lực con người trong DN. Việc chuyển đổi từ công cụ đơn giản đến phức tạp hơn đòi hỏi phải có nguồn lực và chuyên gia trong các DN nhỏ, trình độ của nhà quản lý cấp cao, trình độ của nhà quản lý cấp trung và trình độ của nhân viên kế toán. Đây là yếu tố quan
trọng làm cơ sở cho việc vận dụng KTQT. Halma and Laats (2002); Al-Omiri (2003); Ismail và King (2007) cho rằng, trình độ của nhân viên kế toán ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp thu các công cụ KTQT. Trong các nghiên cứu ở DNVVN, Collis và Jarvis (2002) và McChlery (2004) cho rằng, kế toán có trình độ sẽ giúp cho sự phát triển KTQT ở DNVVN. Haldma và Laats (2002) cho rằng, thiếu đi đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ kế toán có trình độ là một rào cản đối với việc áp dụng rộng rãi các công cụ KTQT hiện đại. Sự khác biệt về trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT sẽ dẫn đến sự khác biệt trong việc sử dụng KTQT ở các DNVVN. Do đó đây là nhân tố rất quan trọng và sẽ được đưa vào mô hình. Giả thuyết thứ 6 được đưa ra:
H6: Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT sẽ có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT (H6a, H6b, H6c, H6d, H6e).
b. Mô hình nghiên cứu
Để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu đã phát triển dựa vào mô hình nghiên cứu của TS. Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) đề xuất thông qua đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN Việt Nam”. Mô hình đã đưa ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN Việt Nam bao gồm: sự vận dụng công cụ KTQT, cạnh tranh, phân cấp quản lý, thành quả hoạt động, qui mô DN, thời gian hoạt động của DN, lĩnh vực hoạt động. Nghiên cứu chỉ ra sự tác động của các nhân tố này đến việc vận dụng các hệ thống KTQT bao gồm hệ thống tính giá, hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá thành quả, hệ thống hỗ trợ ra quyết định và hệ thống KTQT chiến lược.
Để phù hợp với điều kiện các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Nghiên cứu này sử dụng lại hai nhân tố cạnh tranh và phân cấp quản lý để
xem xét sự tác động của hai nhân tố này đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN. Ngoài ra, nghiên cứu đề xuất thêm hai nhân tố là Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT và Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý để đưa vào mô hình để xem xét có mối liên hệ nào giữa trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT và sự ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý với việc mức độ vận dụng KTQT hay không.
Như vậy, nghiên cứu này sẽ chỉ ra sự tác động của 4 nhân tố cạnh tranh, phân cấp quản lý, trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT và ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý đến việc vận dụng các hệ thống KTQT bao gồm hệ thống tính giá, hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá thành quả, hệ thống hỗ trợ ra quyết định và hệ thống KTQT chiến lược.
Mô hình sẽ bao gồm các biến như sau:
Bảng 2.4. Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình Hệ thống chi phí
Hệ thống dự toán
Hệ thống đánh giá thành quả Hệ thống hỗ trợ ra quyết đinh Biến phụ thuộc
Hệ thống KTQT chiến lược Cạnh tranh
Phân cấp quản lý
Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT Biến độc lập