CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KTQT
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT ở các nước phát triển
- Cạnh tranh
Mia và Clarke (2009) cho rằng cạnh tranh tạo ra sự hỗn độn, không chắc chắn cũng như rủi ro cho DN. Do đó trong điều kiện cạnh tranh, các DN sẽ điều chỉnh hệ thống kiểm soát của họ để đáp lại sự đe dọa và những cơ hội từ môi trường cạnh tranh. Theo nghiên cứu của Libby và Waterhouse (1996), Granlund và Lukka (1998), Mia và Clarke (1999) cho rằng mức độ cạnh tranh càng cao sẽ góp phần làm gia tăng việc sử dụng KTQT. Ngược lại, nghiên cứu của Williams và Seaman(2001) cho rằng mức độ cạnh tranh tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của KTQT.
- Quy mô DN
Quy mô DN được hiểu là số lượng nhân viên làm việc trong DN hay tổng tài sản mà DN sử dụng hay tổng doanh thu mà DN đạt được. Quy mô của DN có thể tác động đến thiết kế của tổ chức cũng như hệ thống quản lý của DN. Các DN có quy mô lớn thường có nhiều tiềm lực tài chính để điều chỉnh, nâng cấp, thay thế hệ thống hiện tại nhưng cũng có thể tạo ra sự quan liêu, là lực cản để DN thay đổi hệ thống KTQT của mình. Do đó, mối quan hệ giữa quy mô DN và sự thay đổi hay vận dụng KTQT là không chắc chắn.
Abdel-Kader và Luther (2008) tìm thấy rằng các DN có quy mô lớn ở Anh áp dụng nhiều các công cụ KTQT phức tạp hơn so với các DN có quy mô nhỏ hơn. Ngược lại, Williams và Seaman (2001) tìm thấy sự thay đổi của hệ thống KTQT xảy ra nhiều hơn ở các DN có quy mô nhỏ chứ không phải trong các DN có quy mô lớn.
- Phân cấp quản lý trong DN
Phân cấp quản lý đề cập đến mức độ tự chủ của nhà quản trị các cấp,
cung cấp cho nhà quản trị các cấp trách nhiệm lớn hơn trong việc hoạch định và các hoạt động kiểm soát cũng như khả năng tiếp cận các nguồn thông tin của tổ chức. Williams và Seaman (2001) cho rằng, giữa quản lý tập trung và sự thay đổi của hệ thống KTQT có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Ngược lại, Soobaroyen và Poorundersing (2008) lại cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa phân cấp quản lý và việc áp dụng hệ thống KTQT. Trong khi đó, Libby và Waterhouse (1996), Chenhall và Morris (1986) lại cho rằng không có sự tác động của phân cấp quản lý lên sự thay đổi của KTQT.
- Năng lực học tập của DN
Libby và Waterhouse (1996) đo lường năng lực học tập thông qua số lượng hệ thống KTQT tồn tại trong DN. Họ tìm thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa năng lực của một tổ chức với sự thay đổi của hệ thống KTQT. Sử dụng cách tiếp cận tương tự, Williams và Seaman (2001), Hoque (2008) tìm thấy năng lực của tổ chức là nhân tố quan trọng tác động đến sự thay đổi các hệ thống KTQT Singapore và Australia.
- Hình thức sở hữu
Nghiên cứu tình huống tại công ty thuốc lá ở Tây Ban Nha, Macias (2002) cho rằng hệ thống KTQT có sự thay đổi lớn từ khi công ty chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. Quá trình tư nhân hóa tạo động lực cho sự phát triển của các công cụ kiểm soát mới cũng như mục đích kiểm soát, đặc biệt liên quan đến lợi nhuận và hiệu quả. Và nhu cầu thông tin cho môi trường mới dẫn đến sự thay đổi trong các hệ thống KTQT.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT ở các nước đang phát triển
- Cạnh tranh
Firth (1996) tìm thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT ở các DN Trung Quốc tăng lên cùng với sự tăng lên của mức độ cạnh tranh. Waweru và cộng
sự (2004) cũng tìm thấy sự gia tăng toàn cầu là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của KTQT ở các DN Nam Phi. Tuy nhiên, O’Connor và cộng sự (2004) không tìm thấy mối liên hệ nào giữa cạnh tranh và việc vận dụng KTQT ở DN được khảo sát.
- Quy mô DN
Ở các nước đang phát triển, quy mô DN được đo lường thông qua tổng doanh thu hoặc số lượng nhân viên. Firth (1996); El-Ebaishi và cộng sự (2003) cho rằng quy mô DN có quan hệ tỷ lệ thuận với việc sử dụng các công cụ KTQT khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu của Joshi (2001) ở Ấn Độ chỉ ra rằng các DN có quy mô lớn thường có xu hướng sử dụng nhiều các công cụ KTQT hiện đại hơn so với các DN nhỏ. Nghiên cứu của O’Connor và cộng sự (2004) cũng cho kết quả tương tự.
- Hình thức sở hữu
Firth (1996) thực hiện khảo sát sự khuếch tán của KTQT trong các DN ở Trung Quốc cho rằng, các DN có hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài sử dụng nhiều công cụ KTQT hơn so với các DN trong nước. Các nghiên cứu khác của O’Connor và cộng sự (2004), Wu và cộng sự (2007) tìm thấy rằng các DN nhà nước có hợp tác liên doanh sử dụng nhiều công cụ KTQT hơn các DN nhà nước không có liên doanh, các DN liên doanh vận dụng nhiều công cụ KTQT hơn các DN nhà nước.
- Giáo dục
O’Connor và cộng sự (2004) cho rằng việc vận dụng KTQT lệ thuộc vào vấn đề đào tạo. Các tác giả đo lường nhân tố giáo dục trên 5 khía cạnh: đào tạo theo dạng vừa học vừa làm bởi nhà quản trị DN, đào tạo từ các trường địa phương, đào tạo được cung cấp bởi các chương trình của Chính phủ, đào tạo qua trao đổi với nhà quản trị có kinh nghiệm và đào tạo ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng KTQT tăng lên với mức độ đào tạo mà
nhân viên được nhận.
- Thời gian hoạt động của DN
Thời gian hoạt động của DN được tính từ khi DN thành lập đến thời điểm nghiên cứu. O’Connor và cộng sự (2004) cho rằng các công cụ cần thời gian để vận dụng, nhưng ngược lại, thời gian hoạt động có thể là rào cản cho việc sử dụng những công cụ KTQT mới vì không muốn sự thay đổi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của họ cho thấy các DN có thời gian hoạt động càng lâu sử dụng càng nhiều KTQT.
Bảng 1.3 mô tả xu hướng tác động của các nhân tố đên việc vận dụng KTQT trong các nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới, và kết quả nghiên cứu là không hoàn toàn giống nhau trong các ngữ cảnh khác nhau
Bảng 1.3. Tóm lược ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng KTQT trong các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu tại Úc Canada Singapore Saudi
Arabia Trung Quốc Malaysia Nhân tố
Chenhall và Morris (1986)
Mia và Clarke (1999)
Libby và Waterhouse
(1996)
William và Seaman
(2001)
El- Ebaishi
(2003)
Firth (1996)
O’Conn (2004) Thời gian hoạt
động của DN
n.a n.a n.a n.a n.a n.a n.a n.a
Cạnh tranh n.a + N.S - n.a + N.S +
Quy mô DN n.a n.a N.S - + + + +
Giáo dục n.a n.a n.a n.a n.a n.a + na
Phân cấp quản lý
N.S n.a N.S + n.a n.a n.a na
Năng lực học tập của DN
n.a n.a + + n.a n.a n.a na
Chú thích: “+”: tỷ lệ thuận, “-”: tỷ lệ nghịch, “N.S”: không có ý nghĩa thống kế, “n.a”:
không có trong nghiên cứu
(Nguồn: trích từ Bảng 1-2, Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012)