Mối liên quan với bộ tiêu chuẩn ISO 9001:

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CÁC QUÁ TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (Trang 41 - 45)

Không có mối liên quan.

7. Những điểm chính

Điều chỉnh để đạt được sự cân đối về năng lực sản xuất tại từng quá trình.

Bảng 17.1 Ví dụ về sơ đồ khả năng quá trình

(%) 100 100 90 80 70 60 50

(Sơ đồ khả năng của dây chuyền lắp ráp XX) Ngày: ---

A 100 100 95 90 80 70 80 100 Mục tiêu Hiện tại Số công nhân hiện tại 10 9 8 3 7 20 15 Số công nhân bổ sung 0 1 2 2 3 4 3 Tên quá trình

(Điều chỉnh theo sự Lắp ráp A Lắp ráp B Điều chỉnh A Điều chỉnh B Kiểm tra quá trình trung gian Hoàn thành Kiểm tra cuối cùng Tổng số công nhân

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 42

[18] QUẢN LÝ KHO BẰNG TRỰC QUAN

1. Mục đích

Để tránh các vấn đề không cần thiết trong quản lý và giảm chi phí quản lý, phát triển một cách sảng tạo các kỹ thuật quản lý sao cho có thể phát hiện các vấn đề lưu kho bằng phương pháp trực quan và kiểm soát kho một cách chính xác.

2. Định nghĩa

“Quản lý kho bằng trực quan” đề cập đến việc quản lý kho nhằm tránh những sai sót do bất cẩn và có thể nhận biết các mức lưu kho bất thường bằng trực quan.

3. Nội dung

3.1 Các qui trình của phương pháp “Quản lý kho bằng trực quan”

1) Xác định loại hàng hoá lưu kho cần được quản lý và số lượng của chúng

2) Bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu và tiêu chuẩn hoá các biện pháp cụ thể đối với “Quản lý kho bằng trực quan”.

3) Thực hiện “Quản lý kho bằng trực quan” khi kiểm soát các loại kho như kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho vật liệu thô.

4. Ví dụ

4.1 Ví dụ về phương pháp Quản lý kho bằng trực quan

1) Xác định vị trí lưu trữ hàng và đánh dấu mốc chiều cao qui định để sắp xếp hàng sao cho có thể đánh giá bằng trực quan số lượng hàng hoá lưu kho trong mối quan hệ với mức lưu kho tiêu chuẩn bằng cách so sánh mức lưu kho hiện tại với mức đánh dấu này.

2) Hình thành một khu vực để có thể chỉ lưu giữ một số lượng nhất định sao cho nếu cố gắng lưu trữ vượt quá số lượng đã qui định thì lượng hàng thừa đó phải được bố trí ở chỗ khác.

3) Xếp sản phẩm lên tấm nâng hàng đã được tiêu chuẩn hoá với định mức nhất định, xác định vị trí phù hợp để lưu trữ những tấm nâng này, giới hạn số lượng tấm nâng được lưư trữ tại vị trí đó và quản lý chúng.

4) Xác định số lượng tiêu chuẩn của các bán thành phẩm được giữ giữa các máy, tạo những giá đỡ mà chỉ có thể đựng được số lượng tiêu chuẩn đó và sử dụng chúng.

5) Đánh dấu trên các phương tiện vận chuyển để nhận biết số lượng qui định và đánh giá sự lưu kho bất thường dựa trên dấu này.

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 43

5. Những lƣu ý khác

Các biện pháp này luôn được phát triển tại nơi sản xuất và nên được áp dụng vào thực tiễn. Hiệu quả các biện pháp này phụ thuộc vào sự phù hợp của chúng như thế nào với các điều kiện tại nơi làm việc.

6. Mối liên quan với bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 7. Những điểm chính 7. Những điểm chính

Chia theo mầu, theo thẻ.

Bảng 18.1 Lƣu kho sản phẩm (tại tƣờng đƣợc quét mầu)

Quản lý lưu kho theo thành phẩm cầu thành (Tường)

Đỏ (Thừa)

Xanh Xanh Xanh (Phù hợp)

Xanh Xanh

Vàng

Vàng Vàng Vàng (Thiếu)

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 44

[19] XÁC ĐỊNH CÁC HIỆN TƢỢNG BẤT THƢỜNG VÀ TIÊU CHUẨN HOÁ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1. Mục đích

Phát hiện ngay các hiện tượng bất thường (Như các vấn đề chất lượng hoặc các sản phẩm và bán thành phẩm hỏng, quá tải hoặc nguy hiểm khi bao gói hoặc các mức lưu kho bất thường do những lần trì trệ trong các quá trình sản xuất) và thực hiện các biện pháp và phòng ngừa sự tái diễn.

2. Định nghĩa

“Xác định các hiện tượng bất thường và tiêu chuẩn hoá các biện pháp khắc phục” đề cập đến việc xác định mục tiêu của giá trị giới hạn về hiện tượng bất thường đối với các hạng mục được quản lý và tiêu chuẩn hoá các biện pháp khắc phục khi xác định ra sự cố bất thường.

3. Nội dung

1) Hình thành các điểm kiểm soát đối với quản lý tiến độ theo quá trình và thu thập thông tin về sự bất thường trong số lượng và chất lượng sản xuất.

2) Tiêu chuẩn hoá các biện pháp khắc phục cụ thể các hiện tượng bất thường trong từng quá trình.

3) Tiêu chuẩn hoá qui trình, ví dụ khi sự bất thường liên quan đến nhiều bộ phận thì cần tập hợp ngay những cán bộ có liên quan để thảo luận các biện pháp khắc phục cần thiết.

4) Xây dựng và thực hiện các biện pháp để khắc phục các hiện tượng bất thường như: các mức lưu kho không đủ.

4. Ví dụ

1) Số lượng hàng lưu kho vượt quá giới hạn trên và dưới của số lượng lưu kho tiêu chuẩn

2) Bao gói bẩn

3) Sai lỗi trong khi kiểm tra số lượng lưu kho

Ví dụ về tần suất xuất hiện bao gói bị bẩn

1) Thu thập thông tin về các bao gói bẩn

1) Số lượng xảy ra tại quá trình cuối cùng (Tỷ lệ xảy ra: 20 %)

2) Tiến hành xem xét từ khâu cuối ngược trở lại để tìm ra quá trình mà phát sinh ra hiện tượng bẩn. (Quá trình bao gói đã gây ra bẩn)

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 45

2) Các quá trình bao gói

1) Sử dụng một robot để sắp xếp các bao hàng. Dầu đã bị rò từ tay của robot và rơi xuống các bao hàng.

2) Vì miếng đệm dầu ở tay của robot đã mòn, phòng bảo dưỡng được yêu cầu thay miếng đệm đó.

3) Phòng bảo dưỡng đã soát xét tiêu chuẩn kiểm tra và bảo dưỡng robot, bổ xung thêm mục (“Kiểm tra rò dầu”) và qui trình này đã được tiêu chuẩn hoá.

3) Đáp ứng của các phòng ban liên quan

1) Phòng bảo dưỡng sửa đổi tiêu chuẩn kiểm tra và bảo dưỡng robot 2) Phòng bảo dưỡng lưu kho các miếng đệm dầu cho tay robot

3) Phòng sản xuất ban hành một bảng chỉ dẫn lưu ý cho công nhân nhận thức rõ những nguy cơ tiềm tàng đối với việc rò dầu từ tay robot.

5. Những lƣu ý khác

Thường khó thiết lập giới hạn trên và dưới của số lượng lưu kho tiêu chuẩn theo cùng một cách vì các giới hạn này thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, có thể thiết lập các giới hạn sát hơn bằng cách thực hiện hoạt động cải tiến hàng ngày.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CÁC QUÁ TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (Trang 41 - 45)