Mối liên quan với bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 7 Những điểm chính

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CÁC QUÁ TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (Trang 35 - 38)

7. Những điểm chính

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 36

[15] SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT VÀ NHỮNG THAY ĐỔI QUÁ TRÌNH

1. Mục tiêu

Để thích ứng với các biến động trong các mức sản xuất xảy ra do những thay đổi trong các xu hướng thị trường thì cần tiến hành thay đổi quá trình và tổ chức lại hệ thống sản xuất.

2. Định nghĩa

“Những thay đổi quá trình “ là tạo ra những thay đổi về tổ chức quá trình và phân bổ những người công nhân để đáp ứng với những biến động trong sản xuất.

3. Nội dung

(1) Trong khi việc xem xét dựa trên năng lực sản xuất yêu cầu, máy móc và thiết bị khi hình thành quá trình sản xuất tỏ ra rất quan trọng, thì cũng cần đánh giá các điều kiện sản xuất tuỳ thuộc vào số lượng cung cấp yêu cầu trong sản xuất hiện tại.

(2) Các phương pháp thay đổi một quá trình bao gồm: 1) Thay đổi về số lượng công nhân

2) Thay đổi về sự phân bổ những người công nhân

3) Thay đổi từ hệ thống 2 ca thành hệ thống một ca hoặc ngược lại

4) Giảm số lượng sản xuất do việc ngừng sản xuất của một quá trình nào đó. 5) Giảm số giờ làm việc hoặc điều chỉnh tốc độ của máy móc và thiết bị.

(3) Tiếp tục sản xuất mà không thực hiện các biện pháp khắc phục thì không chỉ làm tăng số hàng tồn kho và bán thành phẩm mà còn gây ra các tổn thất do sản xuất thừa.

(4) Điều quan trọng là phải linh động khi thay đổi quá trình phụ thuộc vào mức độ biến động sản xuất.

4. Ví dụ

Các biện pháp khắc phục để đáp ứng với việc tăng hay giảm sản xuất. (1) Mượn nhân sự từ nơi sản xuất khác.

(2) Điều chỉnh tốc độ của phương tiện vận chuyển theo số lượng sản xuất lập trước các tiêu chuẩn công việc để thoả mãn số lượng sản xuất và phân bổ lại người công nhân theo tốc độ của phương tiện vận chuyển.

Hình 15.1 trình bày một ví dụ về việc hiểu năng lực theo yếu tố cấu thành mà đó là cơ sở để tạo những thay đổi quá trình.

5. Những lƣu ý khác

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 37

phảithận trọng khi thay đổi.

6. Mối liên quan với bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 7. Những điểm chính 7. Những điểm chính

Nâng cao kỹ năng của những người công nhân để họ có thể đáp ứng được các biến động sản xuất.

Hình 15.1: Bảng năng lực theo yếu tố cấu thành

Trưởng phòng

Quản đốc Số chi tiết 25-3066 Loại A-Y Bộ phận Tên

Tên chi tiết 8-inch pinion Số lượng 1 22 A

21 B

Số quá trình Tên quá trình Số máy Thời gian cơ bản Máy cắt Lưu ý Thời

gian thao tác

bằng tay

Thời gian gia công tự động Thời gian hoàn thành Số lượng thay thế Thời gian thay thế

(Lấy nguyên vật liệu) – 1 – 1 – – 1 Cắt thô bánh răng GC614 6 38 44 250 2’40’’ 2 Vát mép cạnh răng CH228 7 7 14 2000 1’10’’ 3 Kết thúc việc cắt bánh răng (Phần lồi) GC1444 7 38 45 250 2’40’’ 4 Kết thúc việc cắt bánh răng (Phần lõm) GC1445 6 30 36 250 2’40’’ 5 Đo lường kính chốt TS1100 8 3 11 – – Sắp xếp các thành phẩm – 1 – 1 – – Tổng 34

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp- KIỂM SOÁT SẢN XUẤT- Page 38

[16] SỐ LƢỢNG LƢU KHO TIÊU CHUẨN CHO TỪNG QUÁ TRÌNH

1. Mục đích

Lượng lưu kho quá lớn có thể gây tổn thất lớn về tài chính và lưu kho thiếu có thể gây bất lợi cho vận chuyển. Để tránh các vấn đề đó cần xây dựng số lượng lưu kho tiêu chuẩn và quản lý, duy trì số lượng lưu kho.

2. Định nghĩa

“Số lượng lưu kho tiêu chuẩn” cho từng quá trình là số lượng lưu kho mà nó tối thiểu hoá những tổn thất do khoảng chênh lệch giữa cung cấp và sử dụng các nguyên vật liệu và các phụ kiện cần cho sản xuất trong từng quá trình.

3. Nội dung

1) Nhận thức rõ những sai lệch giữa sản phẩm được cung cấp và nhu cầu là rất quan trọng (trong nội dung của mục [11] xây dựng và quản lý số lượng lưu kho tiêu chuẩn). Để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng là phải ý thức được các sự sai lệch giữa cung cấp và nhu cầu liên quan tới các nguyên vật liệu.

2) Xem xét các sai lệch đó để xác định như một tiêu chuẩn để mức lưu kho có thể tối thiểu hoá những tổn thất và quản lý hàng lưu kho nhằm duy trì ổn định các mức lưu kho dựa trên tiêu chuẩn đó.

3) Kiểm tra thường xuyên các điều kiện lưu kho hiện tại, sửa đổi kế hoạch sản xuất và điều chỉnh kế hoạch nhận hàng từ các nhà cung cấp.

4) Vì cả nhu cầu và cung cấp cùng thay đổi nên cần sửa đổi số lượng tiêu chuẩn đã xác định theo những thay đổi trong các điều kiện đó.

4. Ví dụ

1) Nhìn chung, hầu hết các công ty trong ngành công nghiệp lắp ráp của Nhật đều kiểm tra số lượng, sản lượng và chất lượng hàng ngày đối với các thành phẩm và bán thành phẩm và thực hiện điều chỉnh thích hợp với tình hình.

2) Trong nhiều trường hợp, các công ty thẩm tra các nguyên vật liệu thô hàng tuần, hàng tháng hoặc lúc nhập các nguyên vật liệu đó.

Xem bảng 16.1 ví dụ về cách tính lượng lưu kho bán thành phẩm

5. Những lƣu ý khác

Đối với việc thẩm tra hàng lưu kho thì điều quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra các hàng hoá thực tế tại nơi sản xuất hơn là phụ thuộc vào hệ thống máy tính.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CÁC QUÁ TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)