7. Kết cấu luận văn
1.2. Khái quát về Thư viện tỉnh Nam Định
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định 1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, với diện tích 1.669 km². Nam Định giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp vịnh Bắc Bộ ở phía đông. Đến nay, Nam Định có 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Do chỉ cách thủ đô Hà Nội 60 km theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21, cách cảng Hải Phòng 100 km. Nam Định có đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 41,2 km, có hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh, cùng với hệ thống cảng sông Nam Định và cảng biển Thịnh Long, bên cạnh đó, với 72 km đường bờ biển khá bằng phẳng, Nam Định có điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản và phát triển dịch vụ du lịch.
Về dân số, tính đến năm 2014, Nam Định có 1.992.327 người với mật độ dân số 1.194 người/km² chủ yếu là dân tộc Kinh.
1.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, tỉnh Nam Định đang bền bỉ và quyết tâm phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu mạnh. Tỉnh Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định không chỉ trong việc phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn mà còn mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song đây cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 1996, sau khi chia tách tỉnh Nam Hà thành Nam Định và Hà Nam, tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong toàn tỉnh
Đi đôi với chỉ đạo phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, phát triển khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh tiếp tục phát triển. Tỉnh Nam Định được Bộ Giáo dục - đào tạo công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, 83% trở lên học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10. Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đều được cải thiện với các mức độ khác nhau. Các hoạt động văn hoá thông tin đại chúng như xây dựng gia đình, khu phố văn hoá, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được quan tâm chỉ đạo không ngừng phát triển.
1.2.1.3. Tình hình áp dụng công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định
Theo báo cáo tổng kết tình hình áp dụng CNTT tại tỉnh Nam Định của Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học thuộc Sở Khoa học - Công nghệ năm 2014.
- 100% các cơ quan đã được đầu tư xây dựng mạng LAN, được kết nối mạng diện rộng (WAN) và có kết nối Internet tốc độ cao.
- Tổng số máy tính được trang bị của các cơ trong tỉnh là 2.883 máy.
- Năm 2010, tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ tỉnh xuống huyện.
+ 100% các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND xã, phường, 100% cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước đã được cấp địa chỉ thư điện tử. 63%
cán bộ, công chức cấp tỉnh, 44% cấp huyện sử dụng thư điện tử phục vụ công việc.
1.2.2. Giới thiệu chung về Thư viện tỉnh Nam Định 1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thư viện tỉnh Nam Định được thành lập năm 1956, tiền thân từ tủ sách nhỏ của phòng văn nghệ Ty văn hoá Thành phố Nam Định, với số sách ban đầu chỉ vẻn vẹn có 2000 bản. Sự ra đời của Thư viện tỉnh là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đồng thời là kết qủa tất yếu khách quan của phong trào quần chúng đọc sách báo sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc.
Năm 1957, Thư viện tỉnh được tăng cường thêm cán bộ từ tỉnh lỵ Xuân Trường, song vốn sách báo còn rất ít. Từ cuối 1958-1959, Thư viện tỉnh mở rộng phục vụ, dần dần khẳng định được vai trò, chức năng, nhiệm vụ là trung tâm văn hoá của tỉnh, là một thiết chế văn hoá quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động văn hoá. Thư viện tỉnh không những chỉ tổ chức hoạt động tốt tại trung tâm mà còn thực hiện chức năng xây dựng phong trào đọc sách báo ở cơ sở. Ngay từ những năm đầu thành lập, Thư viện tỉnh đã xây dựng được một mạng lưới thư viện rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong thời kỳ xây dựng cải tạo XHCN ở miền Bắc, thực hiện QĐ 178/CP - 1970 của Chính phủ, Thư viện tỉnh tổ chức gây dựng mạng lưới thư viện ở huyện, xã.
Chỉ trong một thời gian ngắn thư viện, tủ sách đã được phủ kín xuống đến các huyện, các xã trong tỉnh. Sau năm 1975, Thư viện tỉnh Nam Định bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976 cùng với việc sát nhập 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, Thư viện tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 Thư viện tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.
Bên cạnh công tác phục vụ NDT, Thư viện tỉnh còn tổ chức mạng lưới thư viện cơ sở, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách báo, mời các diễn giả trung ương và địa phương nói chuyện về nhiều chuyên đề khác nhau như: văn học, lịch sử, kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị - xã hội…Với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, sự tích tụ về cơ sở vật chất từ những ngày đầu thành lập và những thành tích đạt được, năm 1989 Thư viện tỉnh Hà Nam Ninh đã được Bộ VHTT, UBND tỉnh quyết định xếp hạng 2.
Từ năm 1986 tới nay, Thư viện tỉnh đã 3 lần sát nhập, chia tách và cuối cùng, năm 1996 trở về tên ban đầu Thư viện tỉnh Nam Định. Trong những năm gần đây, Thư viện tỉnh Nam Định đã mở rộng mối quan hệ với các thư viện trong Liên hiệp Thư viện các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ, giúp đỡ nhau trao đổi tài liệu, củng cố thêm mối quan hệ bền vững giữa các thư viện trong Liên hiệp.
Với những nỗ lực và thành tích đạt được, Thư viện tỉnh được nhận nhiều phần thưởng cao quý, bằng khen, cờ thi đua. Trải qua những bước thăng trầm của
lịch sử, lúc khó khăn, lúc thuận lợi, song Thư viện tỉnh Nam Định luôn đứng vững và vươn lên về mọi mặt, xứng đấng là trung tâm văn hóa, khoa học của Nam Định.
Tuy nhiên, nhìn vào công việc hiện tại và hướng tới tương lai, Thư viện tỉnh Nam Định còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh trong giai đoạn CNH- HĐH, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của quần chúng, đặc biệt là vấn đề nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin, thư viện.
1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
* Chức năng
Thư viện tỉnh Nam Định là một trung tâm văn hóa, khoa học của tỉnh, thực hiện chức năng là cơ quan thư viện, thông tin với sứ mệnh là nơi lưu giữ các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo nhu cầu thông tin của người dùng tin, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống văn hóa, khoa học của người dân trên địa bàn.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện chức năng trên, Thư viện tỉnh Nam Định có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động của thư viện;
- Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện.
- Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người;
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin – thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện.
- Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách báo;
- Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Thư viện với Giám đốc Sở VH,TT&DL và Bộ VH,TT&DL.
1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
* Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Nam Định gồm có Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
- Các phòng chức năng, nghiệp vụ:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Nam Định
(Nguồn: Thư viện tỉnh Nam Định) Phòng đọc
tổng hợp - Ngoại văn
Ban Giám đốc
Phòng Hành chính - Tổng hợp
Phòng Bổ sung -
Xử lý tài liệu
Phòng Công tác
phục vụ bạn đọc
Phòng Thông tin -
Thư mục - Địa chí - Phong trào
Phòng Tin học
Phòng đọc Báo, tạp
chí
Phòng đọc Thiếu nhi
Phòng mượn tài liệu
- Phòng Hành chính - Tổng hợp, có các bộ phận:
+ Hành chính: Thực hiện công tác văn phòng; cấp thẻ bạn đọc; xây dựng kế hoạch, thống kê báo cáo, tổ chức bảo vệ cơ quan, đảm bảo an toàn, vệ sinh khu vực làm việc và nơi công cộng.
+ Kế toán: Lập sổ sách theo dõi thu chi của thư viện; xây dựng các phương án tài chính, dự toán thu chi ngân sách và các khoản thu, chi khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.
- Phòng Bổ sung, xử lý tài liệu
Xây dựng kế hoạch và thực hiện bổ sung vốn tài liệu bằng ngân sách được cấp hàng năm, nhận lưu chiểu xuất bản phẩm địa phương, biếu tặng, tài trợ, trao đổi giữa các thư viện và các hình thức khác, thực hiện các chu trình xử lý kỹ thuật vốn tài liệu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện; tổ chức kho và các hệ thống mục lục; xây dựng CSDL thư mục.
- Phòng Thông tin - Thư mục - Địa chí - Phong trào
Xử lý và biên soạn ấn phẩm thông tin, các loại thư mục; hướng dẫn tra cứu và trả lời về nguồn lực thông tin của thư viện; tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu nguồn lực thông tin, đồng thời, xây dựng CSDL về địa chí; sưu tầm, biên soạn các tài liệu địa chí; hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBTV trên địa bàn tỉnh; xây dựng kho luân chuyển, tổ chức luân chuyển vốn tài liệu giữa các thư viện.
- Phòng Phục vụ bạn đọc
Có nhiệm vụ hướng dẫn tra tìm thông tin thông qua hệ thống mục lục, cung cấp các dịch vụ đáp ứng yêu cầu về sử dụng nguồn lực thông tin có trong hoặc ngoài thư viện. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ báo cáo thống kê, theo dõi nghiên cứu về bạn đọc định kỳ; bảo quản, vệ sinh kho sách và trang thiết bị các phòng phục vụ.
- Phòng Tin học
Nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện
* Đội ngũ cán bộ
Ý thức được vai trò của CBTV đối với sự phát triển của một thư viện, Thư viện tỉnh Nam Định hết sức chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Các cán bộ của thư viện đều được đào tạo khá đồng đều. Tổng số cán bộ của Thư viện tỉnh Nam Định hiện nay là 25 người (21 biên chế và 4 hợp đồng).
- Về trình độ cán bộ:
Thư viện có 18 cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện (chiếm 72%); 7 cán bộ tốt nghiệp đại học, cao đẳng các trường khác (chiếm 28%), chủ yếu là tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, tin học và đều đã học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện.
+ Về trình độ ngoại ngữ: tất cả cán bộ thư viện đều có chửng chỉ tiếng Anh loại B trở lên, có 2 cán bộ có bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ.
+ Về trình độ tin học: tất cá cán bộ thư viện đều có chứng chỉ tin học loại B trở lên, thành thạo tin học văn phòng.
+ Về thái độ, ý thức, kỹ năng nghề nhgiệp: Cán bộ Thư viện tỉnh Nam Định có ý thức học tập và tích lũy kiến thức, luôn tiếp thu và vận dụng thành tựu mới của hệ thống thư viện, nhanh chóng tiếp cận công nghệ thông tin và áp dụng có hiệu quả vào công tác thư viện, nắm vững vốn tài liệu của thư viện, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, hiểu biết tâm lí NDT, được NDT đánh giá là tận tình chu đáo với NDT.
+ Về lứa tuổi, giới tính
Đa số cán bộ của thư viện đều có tuổi đời trẻ, số cán bộ trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm tới 83% tổng số CBTV.
Do đặc thù cùa nghề thư viện nên cán bộ thư viện đa phần là nữ. Có tới 21 cán bộ nữ (chiếm 84%), chỉ có 4 cán bộ nam (chiếm 16%).
1.2.2.4. Nguồn lực thông tin
Hàng năm, Thư viện tỉnh bổ sung nguồn lực thông tin bằng các nguồn như mua, trao đổi, được tài trợ, biếu, tặng. Cho tới nay, Thư viện tỉnh Nam Định có 65.462 đầu sách, với khoảng 207.00 cuốn.
Theo nội dung, thành phần vốn tài liệu Thư viện bao gồm:
+ Tài liệu Chính trị - Xã hội:29%
+ Tài liệu Khoa học - Kỹ thuật:28%
+ Tài liệu Văn học - Nghệ thuật:33%
+ Tài liệu địa chí và các tài liệu khác: 10%
Hình 1.2: Tỷ lệ môn loại sách của Thư viện tỉnh Nam Định
(Nguồn: Thư viện tỉnh Nam Định) Ngoài sách, thư viện còn chú trọng bổ sung nguồn lực báo, tạp chí. Hiện tại mỗi năm thư viện bổ sung hơn 140 loại báo, tạp chí. Báo, tạp chí cũ của mỗi năm được đóng quyển và lưu trên kho, kho lưu của phòng đọc báo, tạp chí lưu khoảng 300 loại báo từ năm 1960 đến nay. Ngoài nguồn lực thông tin truyền thống thì thư viện còn bổ sung một số đĩa CD luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học (hiện nay thư viện có khoảng trên 370 đĩa CD.
- Về ngôn ngữ, tài liệu của Thư viện chủ yếu là tiếng Việt và một số ít tài liệu bằng tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh,...
1.2.2.5. Các sản phẩm, dịch vụ thông tin
- Dịch vụ đọc tại chỗ được cung cấp, phục vụ miễn phí tại các phòng đọc.
Thông qua phiếu điều tra cho thấy tỉ lệ 91,9% NDT đánh giá chất lượng tốt dịch vụ này. Hiện tại, Thư viện có 03 phòng đọc tại chỗ: phòng đọc báo – tạp chí và phòng
29%
28%
33%
10%
Chính trị - Xã hội Khoa học - Kỹ thuật Văn học - Nghệ thuật Địa chí, tài liệu khác
đọc thiếu nhi được tổ chức theo hình thức kho mở tự chọn, phòng đọc tổng hợp được tổ chức theo hình thức kho đóng.
- Dịch vụ mượn tài liệu về nhà: dịch vụ này được cung cấp và phục vụ miễn phí tại phòng mượn. Hiện tại, phòng mượn được tổ chức thành kho mở.
Chính sách lưu thông các loại tài liệu là 07 ngày/lần mượn, mỗi lần mượn, NDT được mượn từ 02 – 03 tài liệu.
Qua phiếu điều tra, dịch vụ mượn về nhà được 67,9% NDT đánh giá chất lượng tốt. Tỷ lệ này cho thấy, với chính sách lưu thông tài liệu hợp lý đã tạo vòng quay của tài liệu nhiều hơn, đáp ứng được tối đa nhu cầu mượn của số đông NDT.
- Dịch vụ sao chụp và in ấn tài liệu: là dịch vụ có thu phí nhằm cung cấp bản sao tài liệu gốc cho NDT khi có nhu cầu. Dịch vụ này được NDT chủ yếu là sinh viên, học sinh sử dụng.
- Dịch vụ hướng dẫn, đào tạo NDT: Hàng năm, Thư viện tổ chức các lớp đào tạo NDT cơ bản cho toàn bộ đối tượng là NDT mới của thư viện. Thông qua lớp học, NDT được trang bị những kiến thức cơ bản về nội quy thư viện, kĩ năng thông tin, tra cứu tài liệu ở trên mực lục thư viện trực tuyến OPAC, chiến thuật tìm kiếm thông tin, tài liệu toàn văn trên mạng Internet. NDT được CBTV trực tiếp chỉ dẫn sơ đồ sắp xếp tài liệu trong các kho sách mở tự chọn, cách sử dụng dịch vụ và các trang thiết bị của Thư viện như: thực hành quy trình mượn/trả tải liệu nhằm giúp họ sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ thông tin mà Thư viện cung cấp.
- Dịch vụ thông báo sách mới: dịch vụ này được Thư viện cung cấp tới NDT thông qua mục lục thông báo sách mới tại Thư viện. Dịch vụ này chỉ được 36,7%
NDT đánh giá chất lượng tốt. Nguyên nhân này có khả năng do Thư viện chưa áp dụng dịch vụ này bằng cách phổ biến trên website của Thư viện giúp NDT dễ dàng theo dõi hơn.
- Dịch vụ tra cứu Internet: được cung cấp miễn phí. Tại phòng tin học có hệ thống máy tính tra cứu gồm 10 máy tính kết nối mạng LAN, Internet dành riêng cho