Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
3.4. Tăng cường hợp tác, trao đổi với các thư viện về ứng dụng công nghệ thông tin
3.4.1. Tăng cường trao đổi với các thư viện sử dụng phần mềm ILib
Một trong như thế mạnh của nghề thư viện trong thế kỷ 21 là quản lý và chia sẻ thông tin. Phần mềm ILib đã thực sự trở thành công cụ làm việc hữu hiệu cho
nghiệp vụ thư viện. Đã có nhiều thư viện sử dụng phần mềm này. Hiện có khoảng hơn 140 đơn vị dùng phần mềm Ilib với các phiên bản khác nhau. Như vậy chúng ta đã có một cộng đồng thư viện dùng phần mềm Ilib khá đông đảo, việc đặt ra ở đây làm thế nào để các đơn vị liên kết với nhau để có thể học hỏi, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm. Để làm được công việc này, các nhà quản lý cần có những kế hoạch gặp gỡ, giao lưu; hoặc tổ chức hội thảo về nghiệp vụ thư viện trong đó có phần trao đổi về phần mềm Ilib; cũng có thể trao đổi với nhau trên các diễn đàn của thư viện để tìm đến những tiếng nói chung. Đây là một trong những giải pháp giup các cơ quan có thể tiết kiệm được phần nào chi phí trong việc sử dụng phần nào tài nguyên của nhau, ứng dụng những kết quả nghiên cứu sử dụng của nhau…Từ đó có những tiếng nói chung về một phần mềm phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của nghề thư viện trong thế giới mà CNTT đang làm chủ nhiều lĩnh vực.
3.4.2. Hợp tác với các thư viện khác
Thư viện tỉnh Nam Định là một thành viên của Liên hiệp Thư viện đồng bằng sông Hồng gồm 12 thư viện tỉnh, thành phố nên Thư viện cần tăng cường hợp tác với các thư viện thành viên về công tác trao đổi thông tin, trao đổi nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại các thư viện
- Các thư viện có thể chia sẻ nguồn lực thông tin bao gồm cả nguồn tài liệu truyền thống và nguồn tài liệu điện tử nhờ đó tiết kiệm nguồn kinh phí bổ sung, không gian lưu trữ tài liệu truyền thống và máy chủ để lưu trữ thông tin điện tử.
Chia sẻ nguồn lực thông tin nhất là tài liệu địa chí giữa các thư viện trong Liên hiệp nhằm tăng cường và làm phong phú nguồn lực thông tin cho thư viện.
- Thư viện cần hợp tác, trao đổi để xây dựng các mục lục liên hợp trong hệ thống Liên hiệp. Mục lục này được xây dựng trên cơ sở cổng thông tin và nó tích hợp dịch vụ thư viện - thông tin của các thư viện thành viên.
- Tích cực và chủ động tham gia Hội thảo về thư viện điện tử, thư viện số;
tham gia các hoạt động của Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hội Thư viện.
- Tạo các liên kết website của các thư viện thành viên trong Liên hiệp nhằm mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm để làm phong phú nội dung website, từ đó lôi kéo NDT truy cập website để các bên cùng có lợi.
- Chia sẻ các thông tin phiên bản, các chức năng hữu ích và kinh nghiệm sử dụng về phần mềm Ilib.
- Mở rộng việc hợp tác với các thư viện ngoài Liên hiệp Thư viện đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, Thư viện tỉnh Nam Định cần lựa chọn các thư viện có điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tương đồng và đặc biệt là sử dụng Hệ quản trị thư viện điện tử tích hợp ILib. Điều đó mới giúp Thư viện có được những lợi ích trong công tác ứng dụng CNTT.
- Là một thư viện lớn, đầu ngành của tỉnh, ngoài việc chỉ đạo nghiệp vụ đối với hệ thống thư viện huyện, thư viện xã, Thư viện tỉnh Nam Định cần mở rộng hợp tác với thư viện các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh như Đại học Kinh tế - Kỹ thuật và Công nghiệp, Đại học Điều dưỡng, Cao đẳng Sư phạm Nam Định, Cao đẳng Xây dựng, Trung cấp Cơ điện, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật... Khi kết nối được các thư viện trong tỉnh, vai trò của Thư viện tỉnh sẽ được nâng lên rõ rệt, trở thành chỗ dựa vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong tỉnh, tận dụng được nguồn lực thông tin sẵn có của các thư viện này đồng thời tăng khả năng kết nới với NDT tiềm năng. Thư viện có thể trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT với các thư viện khác để từ đó họ có được những định hướng, kế hoạch vững chắc hơn.
Tiểu kết
Trên đây là một số giải pháp cụ thể về con người, quy trình xử lý tài liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, trao đổi, hợp tác, quan hệ với các thư viện khác để hướng đến việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT tại Thư viện tỉnh Nam Định. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, Thư viện cần xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động chi tiết và thực hiện một cách đồng bộ trong một thời gian dài. Đây không phải là công việc của riêng Thư viện mà cần sự quan tâm sát sao
của các cấp lãnh đạo của tỉnh Nam Định như Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin - Truyền thông, các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ đầu ngành như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Vụ Thư viện và cả sự chung tay góp sức, sự nỗ lực phấn đấu và thái độ cầu tiến của tất cả các cán bộ thư viện. Có như thế, Thư viện mới đáp ứng được nhu cầu tin của NDT trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, kỷ nguyên dữ liệu số thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp văn hóa chung của cả nước cũng như của tỉnh Nam Định.