Nội dung phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 32)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.2. LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế trang trại

Phát triển số lượng trang trại là việc gia tăng số lượng cơ sở trang trại qua các năm có nghĩa là các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại ngày càng nhiều.

Nói cách khác là làm tăng số lượng tuyệt đối các trang trại, nhân rộng các trang trại hiện tại, làm cho loại hình kinh tế trang trại phát triển lan tỏa sang những khu vực khác và qua đó phát triển thêm số lượng các cơ sở trang trại mới. Phát triển số lượng trang trại góp phần làm cho các ngành kinh tế phát triển.

Thực tế cho thấy, do quy mô, tính chất ngành nghề của các trang trại không giống nhau, có những trang trại chỉ phát triển ở quy mô gia đình, làng xóm nhưng có những trang trại phát triển ở quy mô xã, huyện. Do đó, phát triển trang trại về số lượng cũng chính là việc mở rộng số địa phương, ngành nghề có sử dụng các hàng hóa nông sản do các trang trại sản xuất ra.

Việc gia tăng số lượng trang trại được thể hiện bằng cách phát triển mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại hoặc chuyển hóa kinh tế các hộ gia đình thành kinh tế trang trại; hoặc là phát triển về mặt cơ cấu, tức là chuyển hóa cơ cấu của các trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là chuyển dịch hình thức sản xuất từ quảng canh sang thâm canh, từ sản xuất lệ thuộc vào tự nhiên sang sản xuất chủ động mang tính chất công nghiệp tiên tiến.

Việc phát triển số lượng trang trại đòi hỏi sự gia tăng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp như đất đai, lực lượng lao động nông thôn, vốn đầu tư; bên cạnh đó phải được tiến hành cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang trại. Đồng thời chú trọng phát triển những trang trại sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang trại, qua đó giúp các trang trại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế với các yếu tố môi trường thường xuyên biến động.[4]

Tuy nhiên việc phát triển số lượng trang trại phải được tiến hành cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang trại. Bởi vì khi các trang trại được

15

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới đứng vững được trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập với các yếu tố môi trường thường xuyên biến động. Năng lực cạnh tranh của các trang trại được nâng cao mới đánh giá thực chất sự phát triển trang trại của một địa phương, một vùng hoặc một nước. Sự phát triển về số lượng trang trại phải được kiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín và thương hiệu…

Tiêu chí phản ánh sự phát triển về số lượng trang trại là số lượng trang trại tăng qua các năm, tốc độ tăng của số lượng các trang trại, số lượng trang trại tăng của từng ngành, từng khu vực, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất.

1.2.2.2. Phát triển quy mô các nguồn lực của các trang trại

Quy mô các nguồn lực của trang trại là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực sản xuất của trang trại. Phát triển quy mô các nguồn lực của trang trại là việc làm tăng năng lực sản xuất của từng trang trại thông qua gia tăng quy mô về đất đai, lao động, vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại và cơ sở vật chất. Điều này cũng có nghĩa, khi trang trại phát triển thì quy mô các yếu tố nguồn lực tăng lên, làm tăng khả năng sản xuất và kết quả sản xuất, dẫn đến tăng trưởng trong hoạt động của trang trại.Các nguồn lực để phát triển kinh tế trang trại gồm:

- Nguồn lực về đất đai: Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng lao động của các trang trại. Nâng cao nguồn lực đất đai thông qua việc tích tụ tập trung ruộng đất, các chính sách hạn điền, cải tạo đất bạc màu bằng các biện pháp tổng hợp như luân canh cây trồng, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi …

- Nguồn lực về lao động: Phát triển quy mô lao động trong các trang trại có nghĩa là tăng số lượng và chất lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Phát triển quy mô lao động bằng cách nâng cao kiến thức, trình độ và khả năng tay nghề của chủ trang trai và người lao động, xây dựng thói quen làm việc hiệu quả và tác phong làm việc chuyên nghiệp trong các trang trại.

- Nguồn lực về vốn đầu tư: Vốn là một yếu tố hết sức quan trọng cho sản xuất. Phát triển quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại tức sau mỗi chu kỳ kinh doanh trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn. Mức độ đầu tư cho sản xuất ngày càng lớn hơn. Nâng cao nguồn lực vốn thông qua việc nâng cao khả năng

16

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

huy động vốn và khả năng tự tài trợ của trang trại. Khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các trang trại.

- Nguồn lực về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của trang trại. Phát triển quy mô cơ sở vật chất tức nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản tốt hơn.

- Nguồn lực về khoa học - công nghệ: Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, khả năng tiếp cận máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến của thế giới và đặc biệt là khả năng tự sáng tạo ra máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của trang trại.

Trong các yếu tố nguồn lực nêu trên thì vốn đầu tư và lực lượng lao động là hai yếu tố cơ bản của trang trại. Vì quy mô vốn đầu tư là yếu tố để đánh giá quy mô hoạt động và mức độ phát triển của trang trại. Điều này phản ánh khả năng thuê mướn thêm lao động, đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng diện tích canh tác, tăng quy mô về số lượng giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến việc tăng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của trang trại. Quy mô lao động trong các trang trại có nghĩa là tăng số lượng và chất lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đây chính là yếu tố trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa trong các trang trại.

Việc gia tăng các yếu tố nguồn lực của trang trại được thực hiện bằng cách mở rộng trực tiếp các trang trại, sáp nhập và tiếp quản các trang trại, liên doanh, liên kết giữa các trang trại.

- Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển về qui mô các nguồn lực trang trại:

+ Số lượng người lao động tham gia vào các trang trại qua các năm.

+ Số lượng diện tích đất đai canh tác qua các năm.

+ Số lượng vốn đầu tư của các trang trại qua các năm.

+ Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của trang trại qua các năm.

17

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

1.2.2.3. Phát triển về chủng loại và chất lượng sản phẩm

Hiện nay các trang trại đang phải đương đầu với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới...cạnh tranh trong nội tại giữa các trang trại và giữa trang trại với các loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp khác trên thị trường ngày càng gay gắt hơn... Trong những điều kiện đó, các trang trại phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: Các nguồn lực sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh và đặc biêt cần phải nghiên cứu, phát triển chủng loại sản phẩm mới...

Thông thường một trang trại sẽ sản xuất kinh doanh một số sản phẩm nhất định. Chủng loại về số lượng sản phẩm ấy tạo thành danh mục sản phẩm của trang trại, chủng loại về số lượng sản phẩm trong danh mục nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách phát triển sản phẩm mà trang trại theo đuổi. Trong quá trình phát triển của trang trại, danh mục sản phẩm thường biến đổi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhu cầu thị trường, điều này thể hiện tính năng động và nhạy bén của trang trại.[3]

Sự biến đổi danh mục sản phẩm của trang trại gắn với sự phát triển sản phẩm theo nhiều hướng:

+ Hoàn thiện sản phẩm hiện có.

+ Phát triển sản phẩm mới tương đối.

+ Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối, bỏ các sản phẩm không sinh lời.

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, là một khái niệm mang tính chất tổng hợp về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Chất lượng sản phẩm là mức độ của các đặc tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy sản phẩm và dịch vụ nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng. Từ đó đặt ra vấn đề các trang trại muốn phát triển phải cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nâng cao chất lượng sản phẩm được thể hiện ở việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng hàng hoá nông sản bằng cách đẩy mạnh đầu tư chiều sâu,

18

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

ứng dụng công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra những nông sản có chất lượng cao hơn, giá trị lớn hơn. Góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của các trang trại.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm của các trang trại sản xuất ra thì cần phải kiểm soát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến...

1.2.2.4. Liên kết sản xuất của các trang trại

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh luôn là yếu tố kích thích sự phát triển, nhưng cạnh tranh cũng làm cho các trang trại yếu thế có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy mà khái niệm liên kết sản xuất của các trang trại trở nên dần quen thuộc.

Liên kết sản xuất của các trang trại là một hình thức hợp tác trên tinh thần tự nguyện, tự giác của các trang trại nhằm khai thác tiềm năng của mỗi trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là sự thiết lập các mối quan hệ về tiềm lực tài chính, đất đai, tay nghề của người lao động, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh…

giữa các trang trại hoạt động cùng lĩnh vực, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các trang trại có hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí để đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh, cùng chia sẻ các tiềm năng, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường mới.

Để phát triển một cách có hiệu quả các trang trại cần hiểu rõ sự kết hợp các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Trang trại sẽ phát triển mạnh mẽ nếu biết vận động cùng chiều với cả hệ thống sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, khả năng liên kết để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của trang trại trong phát triển sản xuất kinh doanh được nhấn mạnh. Đặc điểm của chuỗi giá trị là tạo ra sự liên kết thông qua việc những bên tham gia vào chuỗi giá trị làm việc cùng nhau. Vấn đề này được áp dụng trong phát triển các trang trại, sự cần thiết tham gia chặt chẽ của các tác nhân trên kênh thị trường để có thể mang lại hiệu quả và gia tăng lợi ích cho các thành viên tham gia.

Liên kết sản xuất giữa các trang trại thông qua các hình thức:

- Liên kết ngang: Là liên kết giữa các trang trại trong cùng một ngành.

19

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

- Liên kết dọc: Là liên kết giữa trang trại với cơ sở tiêu thụ nông sản làm ra của trang trại.

- Hiệp hội: Đây là hình thức liên kết quan trọng của các tổ chức mang tính chất hiệp hội phát triển kinh tế thị trường. Các hiệp hội và các tổ chức ban đầu đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ về kỹ thuật, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của các chủ trang trại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các hiệp hội và các tổ chức đã trở thành cầu nối giữa các trang trại với chính quyền các cấp, các ban ngành trong việc cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, đồng thời tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của các chủ trang trại về những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời báo cáo với chính quyền chỉ đạo giải quyết.

Việc liên kết sản xuất của các trang trại cần quan tâm đến việc đa dạng hóa các loại hình trang trại, trong đó chú trọng những mô hình trang trại có lợi thế và tiềm năng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Việc liên kết sản xuất sẽ giúp các trang trại tiết kiệm chi phí, tăng quy mô; giúp các trang trại chủ động, linh hoạt, nhạy bén hơn trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa; giúp các trang trại nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới; giảm thiểu rủi ro, mở rộng thị trường.

Các tiêu chí đánh giá sự liên kết sản xuất của các trang trại là số lượng trang trại tham gia liên kết sản xuất kinh doanh, các loại hình liên kết, tổ chức hiệp hội phát triển qua các năm.

1.2.2.5. Phát triển thị trường của các trang trại

Phát triển thị trường là việc các trang trại tìm cách gia tăng doanh số thông qua việc đưa nhiều sản phẩm vào thị trường, làm cho thị trường của trang trại ngày càng mở rộng, thị phần ngày càng tăng lên. Phát triển thị trường còn là việc làm cho từng trang trại tăng khả năng sản xuất, cung cấp hàng hóa nông sản cho xã hội; là sự hiểu biết vững chắc về thị trường trong và ngoài nước, về cơ hội, thách thức khi hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Thị trường của trang trại ngày càng tăng thể hiện rằng nông sản hàng hóa của

20

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

trang trại ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Đây không chỉ là một trong những tiêu chí phản ánh kết quả tiêu thụ hiện tại mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục gia tăng sức mạnh cạnh tranh. Nội dung của phát triển thị trường các trang trại gồm:

- Phát triển thị trường về địa lý: Phát triển thị trường về địa lý là việc mở rộng thị trường ở nhiều nơi để có thêm thị trường mới, làm cho thị phần của trang trại ngày càng tăng. Hay nói cách khác, phát triển thị trường về địa lý là việc gia tăng số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của trang trại trên diện rộng. Từ đó, các trang trại mới tự khẳng định mình, vai trò trên thị trường và trong xã hội.

- Phát triển thị trường về sản phẩm: Phát triển thị trường về sản phẩm là việc các trang trại làm phong phú, đa dạng sản phẩm hàng hóa nông sản, tức là phát triển về chủng loại sản phẩm mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Đối với hàng hóa nông sản thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn, tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường của trang trại là thị phần của trang trại qua các năm, chủng loại nông sản hàng hóa của trang trại, chất lượng nông sản hàng hóa tăng qua các năm.

1.2.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại

Kết quả và hiệu quả sản xuất là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Kết quả sản xuất của trang trại nó phản ảnh trình độ và năng lực quản lý của chủ trang trại cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của trang trại.

Kết quả sản xuất là cơ sở để tính toán và xem xét hiệu quả sản xuất.

Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế, nó biểu hiện sự phát triển của quá trình sản xuất của trang trại theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trang trại trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.

Vì vậy việc đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kinh tế nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng là việc làm rất hiệu quả và cần thiết.

Qua đó chủ trang trại sẽ quyết dịnh có tiếp tục sản xuất kinh doanh nữa hay không.

21

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)