Tình hình phát triển số lượng trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 66)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH

2.2.1. Tình hình phát triển số lượng trang trại

Từ khi nhà nước có chủ trương mới về giao đất giao rừng… đã tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế trang trại phát triển. Đặc biệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương V (khóa VII) cũng như Luật đất đai năm 1993 đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ các trang trại ở huyện Bố Trạch. Theo kết quả điều tra trang trại năm 2017 toàn tỉnh Quảng Bình có 725 trang trại, trong đó huyện Bố Trạch có 487 trang trại, chiếm 67,17% tổng số trang trại của toàn tỉnh.

Kinh tế trang trại huyện Bố Trạch được hình thành theo các loại sau:

Loại thứ nhất: Hộ gia đình nông dân tại địa phương hoặc hộ gia đình đi xây dựng kinh tế mới. Các hộ này có vốn, có lao động, có kiến thức sản xuất kinh doanh, có quyết tâm vượt khó làm giàu xin nhận đất lập trang trại để trồng rừng, cây ăn quả, kinh doanh tổng hợp theo dạng vườn rừng, VAC, VACR.

Loại thứ hai: Hộ gia đình vốn là thành viên một số nông, lâm trường nhận khoán vườn cây, lô rừng và cố gắng đầu tư, đến nay trở thành đơn vị kinh tế gia

52

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

đình, độc lập tự chủ sản xuất kinh doanh, vươn lên thành kinh tế trang trại.

Loại thứ ba: Một số tổ chức, hộ nông dân sinh sống ở xã, thị trấn và các vùng phi nông nghiệp, có vốn kinh doanh theo mô hình trang trại, đã xin nhận đất ở vùng đồi núi và lập trang trại.

Trong giai đoạn 2013 - 2017 số lượng trang trại của huyện Bố Trạch tương đối ổn định chủ yếu là sự dịch chuyển trong các loại hình sản xuất của trang trại dựa trên tiêu chí xác định loại hình trang trại tại Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Số lượng trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 là 487 trang trại giảm 7 trang trại so với năm 2013, tốc độ tăng bình quân hàng năm là -0,36%, qua số liệu bảng 2.6 cho thấy số lượng trang trại trồng trọt giảm mạnh 286 trang trại so với năm 2013. Xảy ra điều này là do tiêu chí quy định tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT nên một số trang trại trồng trọt không đủ giá trị sản lượng hàng hóa để đạt trang trại trồng trọt, nguyên nhân là do tác động về thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm chủ lực của trang trại có giá bán sụt giảm, đặc biệt là trang trại trồng cao su trong năm qua giá bán giảm nhiều so với năm trước. Trước tình hình đó một số mô hình trang trại đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đạt doanh thu hàng bán như các năm trước. Đặc biệt trang trại cao su nhờ có mặt bằng diện tích lớn nên đã chuyển sang sản xuất chăn nuôi và phát triển theo mô hình trang trại tổng hợp khá nhiều và bước đầu mang lại thu nhập cao hơn. Điều này thể hiện số lượng trang trại tổng hợp năm 2017 tăng 212 trang trại so với năm 2013. Ngoài ra trong giai đoạn 2013 - 2017 số lượng trang trại chăn nuôi cũng tăng mạnh năm 2017 so với năm 2013 tăng 71 trang trại.

53

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Bảng 2.6: Số lượng trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 chia theo loại hình trang trại

Số lượng (Trang trại) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ

tăng bình quân

(%) Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2014 so 2013

Năm 2015 so 2014

Năm 2016 so 2015

Năm 2017 so 2016 Tổng số trang trại

Trong đó :

- Trang trại trồng trọt - Trang trại chăn nuôi - Trang trại lâm nghiệp

- Trang trại nuôi trồng thủy sản - Trang trại tổng hợp

494

297 14 3 34 146

483

280 29 3 34 137

485

280 31 3 34 137

480

11 79 0 33 357

487

11 85 0 33 358

97,77

94,28 207,14 100,00 100,00 93,84

100,41

100,00 106,90 100,00 100,00 100,00

98,97

3,93 254,84 - 97,06 260,58

101,46

100,00 107,59 - 100,00 100,28

-0,36

-56,13 56,97 -100,00 -0,74 25,14 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch)

54

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Trong giai đoạn 2013 - 2017 các trang trại huyện Bố Trạch đã có sự dịch chuyển tích cực về mặt cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng các trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi; giảm tỷ trọng trang trại trồng trọt, lâm nghiệp; bên cạnh đó trang trại nuôi trồng thủy sản cũng giảm nhẹ. Cụ thể qua bảng 2.7 cho thấy:

Trang trại tổng hợp năm 2013 chiếm 29,56%, nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 73,51%; trang trại chăn nuôi năm 2013 chiếm 2,38%, đến năm 2017 tăng lên 17,45%; trang trại trồng trọt năm 2013 chiếm 60,12%, năm 2015 giảm xuống 57,73% và đặc biệt năm 2017 giảm xuống còn 2,26%; trang trại lâm nghiệp năm 2013 chiếm 0,61% và đến năm 2017 không còn trang trại lâm nghiệp nào; trang trại nuôi trồng thủy sản có tính ổn định hơn năm 2013 chiếm 6,88%, đến năm 2017 là 6,78%.

Bảng 2.7: Cơ cấu trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 chia theo loại hình trang trại

Đơn vị tính: % Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 Tổng số

Trong đó :

- Trang trại trồng trọt - Trang trại chăn nuôi - Trang trại lâm nghiệp

- Trang trại nuôi trồng thủy sản - Trang trại tổng hợp

100,00

60,12 2,83 0,61 6,88 29,56

100,00

57,97 6,00 0,62 7,04 28,36

100,00

57,73 6,39 0,62 7,01 28,25

100,00

2,29 16,46 0,00 6,88 74,38

100,00

2,26 17,45 0,00 6,78 73,51 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế trang trại huyện Bố Trạch là được hình thành do tất yếu khách quan, do xu thế của nền sản xuất hàng hoá, cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế trang trại, cơ cấu về các loại hình sản

55

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

xuất kinh doanh trang trại luôn biến động qua các năm.

Bên cạnh đó một điểm nổi bật khác của tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Bố Trạch trong giai đoạn 2013 - 2017 là tính không ổn định trong phương hướng kinh doanh, biểu hiện ở tỷ trọng các loại hình trang trại biến động mạnh.

Tình trạng này là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu ảnh hưởng nhiều vào thời tiết, phần lớn các trang trại chưa dự báo được sự lên xuống của giá cả thị trường, không thể xác định được giá vào mùa thu hoạch, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở đàn gia súc, gia cầm, trong nuôi trồng thuỷ sản.

Mặt khác, do chính quyền địa phương chưa có quy hoạch phát triển chi tiết, chưa có định hướng phát triển kinh tế trang trại dài hạn nên việc định hướng kinh doanh của các trang trại còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)