PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của huyện Bố Trạch phát triển toàn diện về mọi mặt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tương đối ổn định là cơ sở cho các ngành sản xuất trên địa bàn huyện phát triển ổn định và mạnh mẽ.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 Tổng GTSX (GO)
- Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản - Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ
6.025.042 1.555.813 165.264 775.600 642.371 555.112 2.330.882
6.639.284 1.616.732 194.924 866.838 734.683 662.137 2.563.970
7.337.799 1.804.173 133.480 983.326 859.899 767.767 2.789.154
7.730.654 1.905.972 173.277 876.807 932.829 702.164 3.139.605
8.042.880 2.013.514 184.939 981.826 975.759 682.166 3.204.676 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch)
Qua bảng 2.3 cho thấy tổng giá trị sản xuất của huyện tăng đều liên tục qua các năm từ 6.025.042 triệu đồng năm 2013 lên 8.042.880 triệu đồng năm 2017, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ngày càng cao. Các ngành nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn huyện.
Cụ thể, năm 2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 25,82% và đến năm 2017 là 25,03%; ngành dịch vụ năm 2013 chiếm 38,69% và đến năm 2017 tăng lên 39,84%. Tương tự các ngành còn lại: Ngành lâm nghiệp năm 2013 chiếm 2,74%, năm 2017 giảm còn 2,30%; ngành thủy sản năm 2013 chiếm 12,87% đến năm 2017
48
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
giảm xuống còn 12,21%; ngành công nghiệp năm 2013 chiếm 10,66%, năm 2017 tăng lên 12,13%; ngành xây dựng năm 2013 chiếm 9,21% đến năm 2017 còn 8,48%.
Như vậy, về cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch trong những năm gần đây biến động theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, xây dựng, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang diễn ra đúng hướng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên quý hiếm và có giới hạn, là sản phẩm của tự nhiên, có vị trí cố định, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Vì vậy sử dụng đất đai một cách có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương và kể cả quốc gia.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2017
Diện Tích (Ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1. Đất nông, lâm, thủy sản
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.2. Đất lâm nghiệp
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.4. Đất nông nghiệp khác 2. Đất phi nông nghiệp 3. Đất chưa sử dụng
211.548,48 196.795,37 28.303,73 167.063,78 1.340,57 87,29 11.237,99 3.515,52
100,00 93,03 13,38 78,98 0,63 0,04 5,31 1,66 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch)
49
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Qua bảng 2.4 cho thấy, Bố Trạch là huyện có hoạt động kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, phần lớn người dân trên địa bàn sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện theo tổng kiểm kê đất năm 2017 là 211.548,48 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 196.795,37 ha, chiếm 93,03% diện tích đất toàn huyện; diện tích đất phi nông nghiệp 11.237,99 ha, chiếm 5,31%; diện tích đất chưa sử dụng là 3.515,52 ha, chiếm 1,66%.
Hiện nay, với xu hướng chỉ đạo của Tỉnh là tăng dần tỷ trọng đất công nghiệp và dịch vụ, hạ thấp tỷ trọng đất nông nghiệp thì trong tương lai đất nông nghiệp của huyện ngày càng có xu hướng giảm đi. Đây là thực trạng và xu hướng chung không chỉ riêng của huyện Bố Trạch mà cả nhiều huyện khác trên địa bàn tỉnh đang đối mặt.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của huyện Bố Trạch năm 2017
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Số lượng Số xã (thị trấn) có đường ô tô đến trụ sở UBND xã xã 30 Tỉ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa % 95,5
Tỉ lệ kênh mương được kiên cố hóa % 69,5
Số xã (TT) có trạm y tế xã 30
Số xã (TT) có trường mẫu giáo, tiểu học, THCS xã 30
Số xã (TT) có chợ xã 21
Số xã (TT) có điện lưới quốc gia xã 28
Tổngsố thôn, tiểu khu có điện lưới quốc gia thôn 260
Số xã (TT) có loa truyền thanh đến thôn xã 29
Số xã (TT) có máy điện thoại tại trụ sở UBND xã 30
Số xã (TT) có điểm BĐVH/ trạm bưu điện xã 17
(Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Bố Trạch)
50
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện… Đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các trang trại. Về cơ bản những năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch có nhiều bước chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Hệ thống Điện - Đường - Trường - Trạm phát triển đến hầu khắp các xã, chính điều này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, về mặt cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, huyện Bố Trạch còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết.
- Về hệ thống Giao thông: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Bố Trạch có tiềm năng lớn về phát triển giao thông cả về đường bộ và đường thuỷ. Huyện còn có quốc lộ 1A ỏ phía Đông, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh nằm ở phía Tây xuyên qua địa phận của huyện, đường sắt đi suốt dọc từ đầu đến cuối huyện theo hướng Bắc Nam; các tuyến đường quốc lộ 15A, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, có cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Lào).
Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống đường nông thôn liên xã, liên xóm ngày càng được mở rộng và nâng cấp. Hiện nay đã có 452,2 km đường giao thông nông thôn đã được bê tông hoá, đạt tỷ lệ 95,5%, đến nay 100% số xã (30 xã, thị trấn) trong toàn huyện có đường ô tô trải nhựa đến tận UBND xã. Với tiềm năng này thì việc phát triển nền kinh tế nông thôn cũng như phát triển dịch vụ nông thôn huyện Bố Trạch là một điều kiện hết sức thuận lợi.
- Về hệ thống Thủy lợi: Nhờ chú trọng công tác đầu tư cho thủy lợi, tập trung xây dựng các hồ đập như: Kè Sông Dinh, Kè Lý Hòa, Hồ chứa nước Bàu Mía, Hồ chứa nước Mù U, Đập Khe Trám... các đê bao chống lũ, hệ thống kênh mương nội đồng nên đã tạo điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, tình trạng hạn hán và lũ đầu mùa được ngăn chặn. Toàn huyện có 258 km kênh mương đã được bê tông hóa, đạt
51
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
tỷ lệ 69,5%; 6 hồ đập thủy lợi. Vì vậy, diện tích tưới tiêu đạt 75% diện tích gieo trồng cây hàng năm.
- Điện: Hệ thống lưới điện quốc gia luôn được nâng cấp và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dân cả trong sinh hoạt và sản xuất. Tính đến cuối năm 2017 mới chỉ có 28/30 xã có hệ thống điện lưới Quốc gia (2 xã vùng đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia), trong đó số thôn, tiểu khu có điện lưới quốc gia là 260, đạt tỷ lệ 92,8%.
- Về giáo dục, y tế: Hệ thống giáo dục, y tế luôn được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền các cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của người dân. Hiện nay toàn huyện 100% xã có trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở; 100% xã có trạm y tế.
- Thông tin, liên lạc: Hệ thống thông tin, liên lạc đã được phủ kín 100% xã, thị trấn trong toàn huyện; 29/30 xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn.