Đặc điểm điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1.2. Đặc điểm điều kiện xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số và mật độ dân số

Phân bố dân số là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Vùng nào tập trung đông dân cư có nghĩa là cùng đó đang phát triển và có điều kiện sống thuận lợi hơn. Dân số đông không những tạo ra nguồn lao động dồi dào cho địa phương mà còn là cơ sở bổ sung nguồn lao động, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy dân số của huyện Bố Trạch tăng lên hàng năm trong giai đoạn 2013 - 2017. Cụ thể năm 2017 là 184.318 người tăng 2.700 người (1,49%) so với năm 2013, trong đó thành thị tăng 419 người, nông thôn tăng 2.281 người, đây chính là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế ở huyện.

44

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Bảng 2.1: Dân số, diện tích và mật độ dân số huyện Bố Trạch năm 2013 và năm 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2017

So sánh năm 2017/2013

Tốc độ tăng bình quân

(%) (+/-) (%)

Dân số - Thành thị - Nông thôn Diện tích Mật độ dân số

Người

"

"

Km2 Người/km2

181.618 17.343 164.275 2.124,17 85,5

184.318 17.762 166.556 2.115,48 87,1

2.700 419 2.281 -8,69 1,6

101,49 102,42 101,39 99,59 101,87

0,37 0,60 0,35 -0,10 0,46 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch)

Mật độ dân số của huyện ngày càng tăng 2013 là 85,5 người/km2 đến năm 2017 tăng lên 87,1 người/km2, tuy vậy đây là một trong những huyện có mật độ dân số thấp không những của tỉnh Quảng Bình, của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung mà còn thấp hơn của cả nước (Mật độ dân số của huyện Lệ Thủy là 102 người/km2, Quảng Trạch 238 người/km2, toàn tỉnh Quảng Bình là 110 người/km2, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 207 người/km2 và của cả nước là 280 người/km2). Thực trạng hiện nay trên địa bàn huyện nói riêng và cả nước nói chung, dân cư sinh sống trên địa bàn phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, kinh tế phát triển và các trục đường giao thông chính thuận lợi cho việc buôn bán và kiếm sống, còn ở các vùng núi, rẻo cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển thì mật độ dân cư thưa thớt và có sự chênh lệch nhiều.

2.1.2.2 Tình hình lao động

Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Mọi mô hình tăng trưởng kinh tế, yếu tố lao động luôn được đề cập đến. Quyết định đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước, một vùng hay một huyện phụ thuộc phần

45

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

lớn vào tốc độ gia tăng của yếu tố lao động. Khi nghiên cứu về lao động người ta phải xét đến cả số lượng và chất lượng. Số lượng lao động mà người ta đề cập đến thường là chỉ tiêu số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

Bảng 2.2: Tình hình lao động huyện Bố Trạch năm 2013 và năm 2017

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2017

So sánh năm 2017/2013

Tốc độ tăng bình quân

(%) (+/-) (%)

1. Dân số trong độ tuổi lao động 2. Lao động đang làm việc - Lao động NLTS

- Lao động phi NLTS

110.108 95.851 67.105 28.746

112.922 96.420 65.331 31.089

2.814 569 -1.774 2.343

102,56 100,59 97,36 108,15

0,63 0,15 -0,67 1,98 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch) Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế huyện Bố Trạch, cơ cấu nguồn lực con nguời cũng đang thay đổi cho phù hợp. Tỷ lệ lao động trong các ngành phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng lên, trong khi đó tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm xuống. Ngay trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang thuỷ sản, hay từ trồng trọt sang chăn nuôi.

Bên cạnh sự gia tăng dân số thì lực lượng lao động huyện Bố Trạch cũng tăng dần trong giai đoạn 2013 - 2017. Năm 2013 là 110.108 người đến năm 2017 là 112.922 người, chiếm tỷ lệ trên 61,3% tổng dân số và tăng 2,56% so với năm 2013.

Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số huyện Bố Trạch lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ cao. Số lao động qua các năm tăng điều đó cho thấy lực lượng lao động ngày càng lớn mạnh, nguồn lao động khá dồi dào đây là nguồn lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên chỉ có 85,4% dân số trong độ tuổi lao động đang làm

46

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

việc trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học, nội trợ, thiếu việc làm hoặc không có khả năng lao động.

Trong giai đoạn 2013 - 2017, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của huyện là 0,37%, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân hàng năm là 0,63% và tốc độ tăng lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế bình quân hàng năm là 0,15%. Điều này thể hiện rằng lực lượng lao động của huyện trong những năm qua rất dồi dào nhưng cơ hội việc làm trên địa bàn huyện những năm qua tăng không nhiều. Mặc dù nguồn lao động sẵn có tại địa phương rất dồi dào tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp. Lực lượng lao động ở Bố Trạch nói chung ít được đào tạo và thiếu kỹ năng trong những lĩnh vực quan trọng. Trình độ của lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật đã gây trở ngại nhất định trong việc ứng dụng kỹ thuật cũng như sự hiểu biết thị trường còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Bố Trạch cần phải có giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động.

2.1.2.3. Truyền thống, tập quán

Cũng như các vùng khác trong khu vực Duyên hải miền Trung, ở huyện Bố Trạch tập quán và kinh nghiệm sản xuất chủ yếu là cây lúa nước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, nên khả năng tiếp cận và hiểu biết về các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế trong bộ phận người nông dân còn nhiều hạn chế nhất là vùng miền núi của huyện, có nhiều tiềm năng về phát triển loại hình kinh tế SXKD tổng hợp.

Tập quán chăn nuôi của nhân dân trong huyện đa phần là chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi hộ gia đình, chủ yếu tạo sức kéo và phân bón cho sản xuất nông nghiệp, thói quen chăn nuôi công nghiệp và sử dụng các loại giống mang lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi kỹ thuật cao và sự đầu tư lớn còn thấp. Đây cũng là hạn chế trong quá trình nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Phát triển trang trại trong điều kiện của vùng cần phải thay đổi dần tập quán sản xuất đó của người nông dân. Việc này đòi hỏi phải cả quá trình lâu dài, bền bỉ.

47

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)