Thực trạng về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 86)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH

2.2.6. Thực trạng về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại

2.2.6.1. Các văn bản của Nhà nước về thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại Phát triển kinh tế trang trại là quá trình đi lên từ kinh tế nông hộ, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, cách nhìn nhận về loại hình sản xuất này cũng khác nhau. Quá trình đó gắn liền với các Chỉ thị, Nghị quyết thể hiện những quan điểm và cách nhìn nhận của Đảng ta trong từng bước đi của trang trại, là cơ sở pháp lý để kinh tế trang trại ra đời. Quan trọng nhất là việc nhà nước thừa nhận 2 vấn đề cơ bản là: Thừa nhận tính hợp pháp của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp mà hình thức cụ thể là kinh tế trang trang trại; thừa nhận quyền lợi lâu dài của người dân đối với ruộng đất và tài sản gắn liền với đất, được thể hiện qua một số chính sách sau:

- Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khẳng định “Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn”.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã tiếp tục khẳng định “Hình thành mối liên kết hộ sản xuất với trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng”.

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về chủ trương phát triển kinh tế trang trại đã đánh giá “Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng

73

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng”.

- Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Chỉ thị số 36/CT/TU ngày 30/8/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.

2.2.6.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước

Các chính sách nhằm khuyến khích kinh tế trang trại của nhà nước ta bao gồm các chính sách về đất đai; chính sách về tín dụng, đầu tư; chính sách về khoa học công nghệ phục vụ cho nông nghiệp; chính sách về tiêu thụ sản phẩm,.. những chính sách này có vai trò rất quan trọng tạo tiền đề để các loại hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển lâu bền. Ở tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng trong những năm qua chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để người nông dân, chủ các trang trại tiếp cận chính sách về tài chính, đất đai; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhẳm tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế trang trại, được thể hiện ở các chính sách sau:

- Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quy định trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ trang trại và mức cho vay. Tuy nhiên, trong thời gian qua đại bộ phận chủ trang trại chưa tiếp cận được với nguồn vay này, do nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại nên không có tài sản thế chấp để vay vốn mở rộng quy mô phát triển sản xuất.

- Thông tư số 09/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013 của Ngân hàng Nhà nước Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực phát triển nông

74

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

nghiệp, nông thôn. Quy định lãi suất cho vay, trách nhiệm của bên vay và bên cho vay tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. Tuy nhiên, các trang trại huyện Bố Trạch quy mô nhỏ, manh mún, các chủ trang trại không có khả năng lập dự án nên phải thông qua “cò dự án”. Khi lấy giấy xác nhận của địa phương đã xảy ra tình trạng gây khó dễ người dân, người cần vay thì vay không được, người không có nhu cầu thực sự lại được vay, sau đó cho vay lại để kiếm lời.

- Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến 2020. Nêu lên thực trạng, định hướng, mục tiêu và một số giải pháp để phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đưa ra một số chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như: chính sách về đất đai; chính sách về tín dụng, đầu tư; chính sách về lao động; chính sách về tiêu thụ sản phẩm; chính sách về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình chưa có quy hoạch cụ thể, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách, nên các trang trại chưa tiếp cận được chính sách, có những trang trại chỉ hình thành một vài năm rồi tự giải thể, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý về mặt nhà nước cũng như công tác điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại ở huyện Bố Trạch.

- Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có quy định cụ thể về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

- Để tạo điều kiện cho các trang trại đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất, UBND huyện đã có các chính sách ưu đãi về cơ chế đất đai, hỗ trợ các trang trại đạt tiêu chí, cụ thể như: Đối với trang trại chăn nuôi ngoài những chính sách của tỉnh để thực hiện chương trình phát triển trang trại, huyện còn có thêm chính sách kích cầu hỗ trợ bằng ngân sách của huyện tại Quyết định số 4922/QĐ-UBND ngày

75

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

27/10/2016 của UBND huyện về việc ban hành Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 - 2020. Đối với các loại hình trang trại còn lại thực hiện theo nội dung tại Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND huyện Bố Trạch về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 4681/QĐ-UBND ngày 06/10/2016 về ban hành Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thuỷ sản giai đoạn 2016 - 2020.

Nhìn chung, các chính sách này vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong đợi.

Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do các chính sách còn chung chung, chưa sâu sát điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương, nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)