Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.4. KI NH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN BỐ TRẠCH

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới

Kinh tế trang trại ở nhiều nước trên thế giới đã trải qua quá trình phát triển lâu dài. Với đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, truyền thống của từng nước. Một số bài học kinh nghiệm rút ra là:

- Quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều có xu hướng chung thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ.

Khi công nghiệp hóa phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm xuống nhưng quy mô trang trại tăng lên.

Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng kinh tế trang trại có vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế như:

Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia…và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển cao như: Mỹ, Tây Âu, Nhật…

Cần phải đa dạng hóa phương thức phát triển trang trại, tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi khu vực, mỗi thời kỳ mà chọn phương thức phát triển trang trại phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều đa dạng hóa phương thức hình thành và

33

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

phát triển trang trại. Trước hết là phương thức cổ điển, phương thức này đi từ kinh tế tiểu nông sang sản xuất tự túc phát triển dần lên thành trang trại, sản xuất nông sản hàng hóa từ ít lên nhiều. Để phát triển trang trại còn có phương thức hình thành ngay hàng loạt các gia đình sản xuất nông sản hàng hóa không trải qua bước phát triển kinh tế tiểu nông. Có một phương thức khác giúp hình thành nhanh các trang trại đó là trường hợp các nông lâm trường quốc doanh hoặc các trang trại tư nhân chuyển đổi phương thức quản lý kinh doanh từ sử dụng lao động làm thuê sang cho các hộ gia đình công nhân thuê đất để sản xuất theo hợp đồng và bao tiêu nông sản do họ làm ra nhờ đó hình thành hàng loạt trang trại hoạt động theo phương thức thuê đất.

- Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau, nhưng trang trại gia đình là hình thức thích hợp, phổ biến nhất. Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm 80% - 90% tổng số trang trại. Đây là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất nông sản hàng hóa, sử dụng lao động gia đình trong quản lý và sản xuất, có thể sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ. Kinh tế trang trại gia đình có những ưu thế:

Có khả năng dung nạp các trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau về xã hội hóa, chuyên môn hóa, có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau, có khả năng dung nạp các cấp độ khoa học công nghệ khác nhau, có khả năng liên kết các loại hình kinh tế khác nhau.

Như vậy, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ tổ chức quản lý, khoa học công nghệ và phù hợp với điều kiện của nông nghiệp nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, quy mô đất đai của trang trại rất lớn như Mỹ, Pháp, Anh, Đức…Tuy nhiên, ở nhiều nước và lãnh thổ Châu Á, do diện tích đất canh tác đầu người thấp nên quy mô trung bình của trang trại rất nhỏ như: Nhật Bản, Đài Loan, Indonexia…Mặc dù vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại ở các nước và lãnh thổ này rất cao. Mặt khác, ở các nước số lao động trong các trang trại rất ít. Đó là do việc áp dụng cơ giới hóa đã đạt đến trình độ cao.

34

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

- Gắn trang trại với công việc chế biến và dịch vụ tại nông thôn cũng là bài học quý báu. Công nghiệp chế biến và dịch vụ cho trang trại là điều kiện quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển hiệu quả. Mặt khác, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp nên thu nhập từ ngoài sản xuất nông nghiệp của các gia đình nông dân ngày càng phổ biến ở nhiều nước.

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương trong nước

Kinh tế trang trại giúp đa dạng hóa sản phẩm nông sản có năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, đóng góp quan trọng vào phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thực tế từ khi bắt đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đến nay. Kinh tế trang trại đã chứng minh là loại hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, là lực lượng xung kích trong sản xuất nông nghiêp ở nước ta.

Những năm gần đây, huyện Ðoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Các trang trại trên địa bàn chủ yếu chuyên canh cây bưởi đặc sản, bưởi giống Diễn, lâm nghiệp và chăn nuôi. Vốn bình quân của một trang trại khoảng 1,69 tỷ đồng, giá trị nông sản hàng hóa bình quân là 2,4 tỷ đồng/năm. Hằng năm, mỗi trang trại giải quyết việc làm cho bốn đến năm người lao động thường xuyên, sáu đến bảy người lao động thời vụ với thu nhập từ ba đến năm triệu đồng/người/tháng. Nhiều mô hình trang trại phát huy được lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu đạt từ năm đến sáu tỷ đồng/năm [29].

Ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, các hộ nông dân đã phát huy tính tự chủ, tạo sức mạnh mới trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Kinh tế trang trại phát triển góp phần quan trọng làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Yên Thế. Huyện đã xây dựng các kế hoạch, đề án, có cơ chế thích hợp để thực hiện; hỗ trợ cây, con giống, vật tư, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; chỉ đạo các

35

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể nhân dân phối hợp kịp thời với các xã, thị trấn mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỷ thuật đến các hộ nông dân, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

Tại Ðồng Nai, những năm gần đây, số lượng trang trại có xu hướng tăng nhanh. Các huyện Xuân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc là những địa phương có nhiều trang trại phát triển, hiện đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại kết hợp trồng cây, thả cá, chăn nuôi gà, lợn của các hộ gia đình theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất, chất lượng cao, mang lại thu nhập tốt cho nông dân.

So với cả nước, các tỉnh miền bắc tuy có số lượng trang trại không nhiều, song đã xuất hiện những mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, mấy năm gần đây mô hình kinh tế vườn kết hợp chăn nuôi phát triển khá mạnh mẽ. Ðảng bộ xã đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát triển các cây, con có thế mạnh của địa phương. Hiện nay, có tới 65% số dân trong xã sống bằng nghề trồng chè kết hợp chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Hàng năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ phát triển chăn nuôi dê, gà, lợn kết hợp trồng chè theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP [29].

Như vậy, với một số mô hình phát triển kinh tế trang trại điển hình như trên có thể tham khảo, đúc kết và áp dụng những điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử và môi trường kinh tế của huyện Bố Trạch.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)