PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH
2.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất của trang trại
2.2.2.1. Tình hình sử dụng đất của trang trại
Đất đai là nguồn lực tiên quyết đầu tiên cần phải có để tiến hành sản xuất nông nghiệp và cũng là một trong những nhân tố đầu tiên để hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Các trang trại ở huyện Bố Trạch chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, diện tích đất đai phù hợp để trồng các loại cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Kinh tế trang trại phát triển góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất hoang hoá, gò đồi vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện môi trường sinh thái. Qua bảng 2.8 cho thấy năm 2017 các trang trại đã sử dụng 2.167 ha, giảm 1.242 ha so với năm 2013. Trong đó đất trồng cây hàng năm 452 ha, tăng 126 ha, đất trồng cây lâu năm 1.193 ha, giảm 752 ha; đất lâm nghiệp 271 ha, giảm 638 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản 239 ha, tăng 17 ha. Diện tích đất sử dụng của trang trại giảm do trong thời kỳ này các loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp phát triển mạnh, những loại hình trang trại này không cần sử dụng đất nhiều để phục vụ sản xuất.
56
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.8: Diện tích đất sử dụng của trang trại giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị tính: Ha Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh năm 2017/2013
Tốc độ tăng bình quân (%) (+/-) (%)
Tổng diện tích 3.409 3.358 3.377 2.159 2.167 -1.242 -36,43 -10,71 1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp 3. Diện tích nuôi trồng thủy sản 4. Đất khác
2.271
326
1.945 909
222 7
2.220
325
1.895 909
222 7
2.237
327
1.910 905
227 8
1.643
452
1.191 270
238 8
1.645
452
1.193 271
239 12
-626
126
-752 -638
17 5
-27,56
38,65
-38,66 -70,19
7,66 71,43
-7,75
8,51
-11,50 -26,11
1,86 14,42 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Quy mô diện tích đất đai là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại và căn cứ để xác định mức vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại. Do quỹ đất và đặc điểm của từng loại hình kinh tế trang trại khác nhau nên diện tích bình quân một trang trại sử dụng có sự chênh lệch khác nhau.
Năm 2017 diện tích đất sử dụng bình quân của một trang trại là 4,45 ha/trang trại giảm 2,45 ha so với năm 2013, đây là mức bình quân thấp của một trang trại. Trong đó đất trồng cây hàng năm 0,93 ha, tăng 0,27 ha, đất trồng cây lâu năm 2,45 ha, giảm 1,49 ha; đất lâm nghiệp 0,56 ha, giảm 1,28 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản 0,49 ha, tăng 0,04 ha.
57
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.9: Diện tích đất sử dụng bình quân của trang trại giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị tính: Ha Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh năm 2017/2013
Tốc độ tăng bình quân (%) (+/-) (%)
Tổng diện tích 6,90 6,95 6,96 4,50 4,45 -2,45 -35,52 -10,39 1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp 3. Diện tích nuôi trồng thủy sản 4. Đất khác
4,60
0,66
3,94 1,84
0,45 0,01
4,60
0,67
3,92 1,88
0,46 0,01
4,61
0,67
3,94 1,87
0,47 0,02
3,42
0,94
2,48 0,56
0,50 0,02
3,38
0,93
2,45 0,56
0,49 0,02
-1,22
0,27
-1,49 -1,28
0,04 0,01
-26,52
40,64
-37,78 -69,76
9,21 73,89
-7,42
8,90
-11,19 -25,84
2,23 14,83 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Thực tế hiện nay nguồn gốc đất để thành lập trang trại hầu hết là đất thuê mượn, đất nhận chuyển nhượng, đất nhận thầu của chính quyền địa phương và đất tự khai phá mở rộng sản xuất nên chủ trang trại chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất, khuyến khích khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả cần đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch và nhất là đối với diện tích đất tự khai phá và đất chuyển nhượng hợp pháp.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng lao động của trang trại
Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ảnh quy mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các trang trại trên địa bàn. Các loại hình trang trại ở huyện Bố Trạch hình thành chủ yếu từ hộ gia đình
58
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu, sử dụng lao động chủ yếu là của gia đình, một số ít trang trại có thuê lao động thời vụ và lao động thuê ngoài thường xuyên do vậy lao động trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao trong các trang trại, lao động thuê làm việc thường xuyên rất ít.
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 phân theo loại hình trang trại
Đơn vị tính: Người
Loại hình lao động Tổng số
Chia theo loại hình trang trại
Trồng
trọt Chăn nuôi
Nuôi trồng
thủy sản
Tổng hợp Tổng số lao động 1.338 46 273 135 884 1. Lao động thường xuyên của trang trại
- Lao động của hộ chủ trang trại - Lao động thuê ngoài thường xuyên
1.191 864 327
36 31 5
252 176 76
101 93 8
802 564 238 2. Lao động thuê ngoài theo thời vụ 147 10 21 34 82 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Trong những năm qua kinh tế trang trại của huyện Bố Trạch phát triển đã góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới, ổn định và nâng cao đời sống cho đại bộ phận dân cư nông thôn.
Tổng số lao động tham gia trong trang trại năm 2017 là 1.338 người, trong đó lao động thường xuyên của trang trại là 1.191 người, chiếm 89,01%, bình quân có 2,45 người/trang trại thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh 2,93 người/trang trại, qua đó cho thấy quy mô trang trại ở huyện Bố Trạch không lớn; lao động thuê ngoài thời vụ là 147 người, chiếm 10,99%, bình quân 0,30 người/trang trại. Trong lao động thường xuyên của trang trại thì lao động của hộ chủ trang trại là 864 người,
59
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
chiếm 72,54%, bình quân 1,77 người/trang trại; lao động thuê ngoài thường xuyên 327 người, chiếm 27,46%, bình quân 0,67 người/trang trại.
Bảng 2.11: Lao động bình quân của 1 trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 phân theo loại hình trang trại
Đơn vị tính: Người/trang trại
Loại hình lao động Tổng số
Chia theo loại hình trang trại
Trồng
trọt Chăn nuôi
Nuôi trồng
thủy sản
Tổng hợp Tổng số lao động 2,75 4,18 3,21 4,09 2,47 1. Lao động thường xuyên của trang trại
- Lao động của hộ chủ trang trại - Lao động thuê ngoài thường xuyên
2,45 1,77 0,67
3,27 2,82 0,45
2,96 2,07 0,89
3,06 2,82 0,24
2,24 1,58 0,66 2. Lao động thuê ngoài theo thời vụ 0,30 0,91 0,25 1,03 0,23 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Qua bảng 2.11 cho thấy, trang trại trồng trọt sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất, bình quân 3,27 người/trang trại; trang trại thuỷ sản bình quân 3,06 người/trang trại; trang trại chăn nuôi bình quân 2,96 người/trang trại và trang trại tổng hợp bình quân 2,24 người/trang trại, trong đó lao động của chủ hộ trang trại là chủ yếu, lao động thuê ngoài thường xuyên rất thấp. Trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại trồng trọt là hai loại hình trang trại có lao động thuê ngoài theo thời vụ cao nhất, cụ thể trang trại nuôi trồng thủy sản bình quân 1,03 người/trang trại; trang trại trồng trọt bình quân 0,91 người/trang trại, điều này do đặc điểm của hai loại hình trang trại này khi đến thời gian thu hoạch cần nhiều nhân công hơn.
Trang trại phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giải quyết lao động thiếu việc làm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các trang trại ở huyện Bố Trạch chủ yếu sử dụng lao động của hộ chủ trang trại.
60
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.12: Cơ cấu lao động của các trang trại huyện Bố Trạch năm 2017
Đơn vị tính: % Loại hình lao động Tổng số Chia theo loại hình trang trại
Trồng
trọt Chăn nuôi
Nuôi trồng thủy
sản
Tổng hợp Tổng số
1. Lao động của hộ chủ trang trại 2. Lao động thuê ngoài thường xuyên 3. Lao động thuê ngoài theo thời vụ
100,00 64,57 24,44 10,99
100,00 67,39 10,87 21,74
100,00 64,47 27,84 7,69
100,00 68,89 5,93 25,18
100,00 63,80 26,92 9,28 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy:
Lao động của hộ chủ trang trại: Trang trại trồng trọt chiếm 67,39%; trang trại chăn nuôi chiếm 64,47%; trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm 68,89% và trang trại tổng hợp chiếm 63,80%.
Lao động thuê ngoài thường xuyên: Trang trại trồng trọt chiếm 10,87%;
trang trại chăn nuôi chiếm 27,84%; trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 5,93% và trang trại tổng hợp chiếm 26,92%.
Lao động thuê ngoài thời vụ: Trang trại trồng trọt chiếm tỷ lệ 21,74%; trang trại chăn nuôi chiếm 7,69%; trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 25,18% và trang trại tổng hợp chiếm 9,28%. Những lao động thuê ngoài thời vụ này chủ yếu tập trung vào thời điểm thu hoạch cần nhiều lao động.
Nhìn chung, lực lượng lao động làm thuê trong các trang trại tại huyện Bố Trạch thường không ổn định, chủ yếu là lao động địa phương và một số vùng lân cận đến, do vậy vào những lúc cao điểm các chủ trang trại gặp khó khăn trong việc thuê mướn lao động, chi phí thuê mướn thường tăng đột biến trong khoảng thời gian này, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao. Mặt khác lao động thuê ngoài này chủ yếu là
61
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
lao động phổ thông, trình độ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp nên khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại chưa cao.
2.2.2.3. Tình hình sử dụng vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình kinh tế trang trại. Hiện nay các tổ chức tín dụng khá phổ biến, tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn với số lượng lớn và thời gian lâu dài.
Các số liệu ở bảng 2.13 cho thấy, trong thời gian qua ở huyện Bố Trạch có sự biến động về quy mô vốn đầu tư tại các trang trại. Trong giai đoạn 2013 - 2017, quy mô vốn đầu tư bình quân trang trại tăng lên 2,22 lần, từ 72,18 triệu đồng năm 2013 đã tăng lên đến 160,48 triệu đồng năm 2017.
Việc quy mô vốn đầu tư trong giai đoạn này tăng nhanh là do có nhiều trang trại chăn nuôi và tổng hợp ra đời. Cụ thể, tỷ lệ trang trại chăn nuôi từ 2,83% năm 2013 đã tăng lên 17,45 năm 2017; tỷ lệ trang trại tổng hợp từ 29,56% năm 2013 đã tăng 73,51% vào năm 2017. Đây là những trang trại đòi hỏi mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với mức đầu tư của các loại hình kinh tế trang trại khác.
Bảng 2.13: Quy mô vốn của trang trại ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017
Năm Số lượng
trang trại (Trang trại)
Tổng vốn (Triệu đồng)
Bình quân 1 trang trại (Triệu đồng) 2013
2014 2015 2016 2017
494 483 485 480 487
35.656 41.509 62.632 69.731 78.152
72,18 85,94 129,14 145,27 160,48 (Nguồn số liệu: Phòng Thống kê Công Thương - Cục Thống kê Quảng Bình)
62
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Tổng vốn đầu tư trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 là 78.152 triệu đồng, còn khiêm tốn, nhưng khi so với một số địa phương trong tỉnh thì đã khá lớn (thành phố Đồng Hới 981 triệu đồng; huyện Tuyên Hóa 725 triệu đồng; Quảng Trạch 1.835 triệu đồng; thị xã Ba Đồn 1.622 triệu đồng; Quảng Ninh 1.652 triệu đồng và Lệ Thủy 8.491 triệu đồng).
Qua bảng 2.14, cho thấy nguồn vốn đầu tư của các trang trại huyện Bố Trạch chủ yếu là nguồn vốn tự có. Nguồn vốn tự có bao gồm vốn ban đầu của trang trại và vốn được tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh của trang trại để tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2013 vốn tự có chiếm 95,84% đến năm 2017 chiếm 96,93%; vốn vay từ hệ thống các ngân hàng thương mại năm 2013 là 3,27% đến năm 2017 là 2,31% và nguồn vốn khác là các nguồn vốn được chủ trang trại vay từ các nguồn không chính thức từ bạn bè, người thân... nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2013 chiếm 0,89% đến năm 2017 là 0,76%. Điều này chứng tỏ các trang trại ở huyện Bố Trạch đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Bảng 2.14: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành của các trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị tính: % Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 Tổng số
Vốn chủ trang trại Vốn vay
Vốn khác
100,00 95,84 3,27 0,89
100,00 96,30 2,81 0,90
100,00 96,74 2,54 0,72
100,00 96,98 2,32 0,71
100,00 96,93 2,31 0,76 (Nguồn số liệu: Phòng Thống kê Công Thương - Cục Thống kê Quảng Bình) Mặc dù trong những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội nên nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đã được triển khai thực hiện mà trong đó các trang trại trên địa bàn đã được hưởng lợi, cùng với đó là các chính sách tín dụng cũng thông thoáng hơn. Vì vậy, các trang trại trên địa bàn đã tiếp cận tốt hơn
63
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
với nguồn vốn tín dụng và phần nào đã tháo gỡ được những khó khăn về việc huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, chu kỳ từ lúc đầu tư đến khi thu hoạch sản phẩm tương đối dài, trong khi lãi suất vẫn còn cao; không có tài sản thế chấp với ngân hàng, đến cuối năm 2017 chỉ có 53/487 trang trại được cấp Giấy chứng nhận trang trại, chiếm 10,88%, đây cũng là một trong những nguyên nhân các trang trại không thế chấp được tài sản để vay vốn mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm máy móc, tăng năng suất lao động, chất lượng nông sản phẩm hàng hoá.
Qua phân tích số lượng và cơ cấu vốn của các loại hình trang trại trong năm 2017 cho thấy:
+ Tổng số vốn đầu tư cho trang trại chưa cao, còn khá khiêm tốn, chưa ngang tầm với tiềm năng sẵn có của địa phương.
+ Phần lớn vốn của trang trại là vốn tự có. Điều này có thuận lợi là trang trại chịu ít chi phí vốn vay, tuy nhiên nó cũng phản ánh phần nào quá trình hoạt động của các trang trại chưa thật sự diễn ra mạnh, chưa có những đầu tư lớn nhằm phát triển trang trại.
2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng
Trình độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó những nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của các trang trại đó là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện…Đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng thời gian qua đã được huyện đầu tư, nâng cấp.
Hiện nay có 100% trang trại đã có điện để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, 100% trang trại đã có đường ô tô đến được tận nơi. Tuy nhiên nhiều tuyến đường chưa được cứng hóa nên việc vận chuyển vật tư, hàng hóa, đi lại còn gặp khó khăn, nhất là trong những mùa mưa bão. Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (đường giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước, xử lý môi trường…) tuy đã ban hành nhưng chưa được bố trí nguồn lực. Việc phát triển công nghiệp chế biến tại các cụm, vùng tập trung nhiều trang trại chưa được quan tâm hỗ trợ thực hiện.
64
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Thời gian tới huyện đang có các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mỗ tập trung, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phù hợp với quy hoạch. Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng các trang trại sản xuất, cung ứng và dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cấp đất, giao đất phát triển kinh tế trang trại tại vùng đã có quy hoạch…
2.2.2.5. Khoa học và công nghệ
Đa số chủ trang trại đã coi trọng việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ từ khi đầu tư xây dựng trang trại, nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, giống cây trồng, vật nuôi, chú trọng chất lượng, giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng chưa có mô hình hiệu quả cao để nhân rộng.
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ sinh học trong phát triển nông, lâm nghiệp cũng có những kết quả nhất định. Trong trồng trọt đã ứng dụng công nghệ sản xuất các loại nấm ăn như: Nấm rơm, nấm sò, mộc nhỉ, tận dụng được nguồn rơm sau thu hoạch lúa, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Ứng dụng quy trình công nghệ trong sản xuất rau chuyên canh và rau an toàn. Áp dụng chương trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM), 3 giảm 3 tăng (ICM) trên cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng bẫy cây trồng vào việc phòng trừ chuột, bảo vệ sản xuất lúa. Áp dụng phương thức canh tác luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý với từng loại cây trồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hàng trăm máy nông cụ chuyên dùng phục vụ cho nông nghiệp như máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, hạn chế được sức người, sức động vật trong sản xuất.
Trong chăn nuôi đã ứng dụng thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo cho bò và lợn. Du nhập về huyện nhiều loại con vật nuôi như: Ngan Pháp, vịt siêu trứng Kakicambel, gà siêu trứng Ai Cập, gà thả vườn Tam Hoàng ... đã cải thiện đáng kể năng suất con vật nuôi; từng bước ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Trong đầu tư chăn nuôi, người dân đã ứng dụng công nghệ bếp Biogas tận dụng nguồn chất thải hữu cơ làm chất đốt trong sinh hoạt, giảm
65
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế