Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 83)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH

2.2.5. Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kinh tế trang trại đang đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân nông thôn trong tỉnh. Kinh tế trang trại đã góp phần tích cực trong quá trình

68

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phá thế độc canh tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, đưa khoa học kỹ thuật và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, làm thay đổi bước đầu bộ mặt nông thôn.

Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp là những sản phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người nói chung và là nguồn sống chủ yếu của dân cư ở nông thôn nói riêng. Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại có sự khác nhau đáng kể vì nó phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm, tính chất của sản phẩm sản xuất kinh doanh, mặt khác nó cũng phụ thuộc vào năng lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại.

Qua kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trong bảng 2.16 cho thấy:

- Về giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong năm 2017 là 461.739 triệu đồng, tăng 63.449 triệu đồng so với năm 2013, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,76%. Trong đó trang trại tổng hợp là 331.604 triệu đồng năm 2017, tăng 204.104 triệu đồng so với năm 2013, tiếp đến là trang trại chăn nuôi năm 2017 là 93.562 triệu đồng, tăng 75.372 triệu đồng so với năm 2013; tương tự trang trại nuôi trồng thủy sản 28.752 triệu đồng, giảm 1.448 triệu; trang trại trồng trọt 7.821 triệu đồng giảm 212.549 triệu đồng và trang trại lâm nghiệp giảm 2.030 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2013 - 2017 tốc độ tăng bình quân hàng năm của loại hình trang trại chăn nuôi là cao nhất 50,6% , nguyên nhân do các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm này phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, địa hình ở huyện, chu kỳ sản xuất ngắn, đồng thời cho giá trị kinh tế cao. Mặc dù vậy giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi chỉ chiếm 20,26% trong tổng giá trị sản xuất của trang trại năm 2017; chiếm tỷ lệ cao nhất là trang trại tổng hợp 71,82%, nguyên nhân là loại hình trang trại tổng hợp đã biết kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm của các ngành.

69

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Bảng 2.16: Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ bình quân (%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (GO)

Trong đó:

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp

Nuôi trồng thủy sản Tổng hợp

Triệu đồng

"

"

"

"

"

398.290

220.370 18.190 2.030 30.200 127.500

100,00

55,33 4,57 0,51 7,58 32,01

323.773

128.183 40.190 1.920 28.500 124.980

100,00

39,59 12,42 0,59 8,80 38,60

401.539

198.183 44.625 1.556 28.655 128.520

100,00

49,36 11,11 0,39 7,13 30,00

451.798

8.627 119.699 0 63.102 260.370

100,00

1,91 26,49 0,00 13,97 57,63

461.739

7.821 93.562 0 28.752 331.604

100,00

1,69 20,26 0,00 6,23 71,82

3,76

-56,60 50,60 -100,00 -1,22 26,99 Giá trị sản lượng hàng

hóa bán ra Triệu đồng 381.930 307.330 398.141 437.194 460.132

GO/lao động Tr.đồng/người 155,52 129,25 160,81 251,00 345,10

GO/vốn Lần 11,17 7,80 6,41 6,48 5,91

GO/diện tích Triệu đồng/ha 116,85 96,43 118,89 209,27 213,12

Tỷ suất hàng hóa % 95,89 94,92 99,15 96,77 99,65

(Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch)

70

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

- Về hiệu quả sử dụng lao động (GO/lao động): Bình quân 1 lao động trong năm 2017 tạo ra 345,1 triệu đồng giá trị sản xuất, tăng 189,58 triệu đồng so với năm 2013. Điều này cho thấy trang trại ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Về hiệu quả sử dụng vốn (GO/vốn): Nhìn vào kết quả ở bảng 2.14 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại qua các năm giảm dần. Điều này một phần là do cạnh tranh của thị trường ngày càng khó khăn, sự đòi hỏi của thị trường về sản phẩm ngày càng cao. Mặt khác sản phẩm bán ra của các trang trại trên địa bàn huyện chưa qua chế biến do đó mạng lại giá trị thấp, tiêu thụ chủ yếu qua khâu trung gian nên phụ thuộc lớn vào sự biến động của thị trường. Thiên tai, lũ lụt trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của trang trại, dẫn đến giá trị thu được của trang trại thấp so với nguồn vốn bỏ ra.

- Về hiệu quả sử dụng đất (GO/diện tích): Bình quân 1 trang trại trong năm 2017 tạo ra 213,12 triệu đồng/ha đất sử dụng, tăng 96,27 triệu đồng so với năm 2013, trong khi đó diện tích đất trang trại đang sử dụng nhỏ hơn, điều này cho thấy trang trại hiện nay đang sử dụng đất có hiệu quả hơn do áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, mặt khác một số loại hình trang trại hiện này không cần nhiều diện tích đất như trang trại chăn nuôi do chăn thả khép kín nên chiếm diện tích nhỏ.

- Về tỷ suất hàng hóa: Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất của trang trại, đặc trưng lớn nhất của kinh tế trang trại so với kinh tế nông hộ là mục đích sản xuất chính của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa để bán. Đây cũng là một trong hai tiêu chí để nhận dạng kinh tế trang trại. Qua bảng số liệu trên cho thấy giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra của trang trại tăng từ 95,89% năm 2013 lên 99,65% năm 2017, điều này cho thấy trình độ sản xuất hàng hoá nông sản phẩm của các trang trại đã được cải thiện, chất lượng sản phẩm đã dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

71

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Bảng 2.17: Thu nhập bình quân trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân theo loại hình

trang trại Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 Tổng số

1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Lâm nghiệp

4. Nuôi trồng thủy sản 5. Tổng hợp

806,3 742,0 1.299,3 676,7 888,2 873,3

670,3 337,3 1.385,9 640,0 838,2 912,3

827,9 707,8 1.439,5 518,7 842,8 938,1

941,2 784,3 1.515,2 0 1.912,2 729,3

948,1 711,0 1.100,7 0 871,3 926,3 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch) Trong những năm qua kinh tế trang trại huyện Bố Trạch đã và đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn gắn với thị trường. Tuy nhiên quy mô trang trại trong huyện còn ở dạng nhỏ bé, hầu hết các trang trại chỉ mới đạt 2 - 3 tiêu chí của nhà nước quy định. Sản phẩm do trang trại làm ra còn nhiều loại nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm nào đủ số lượng lớn tạo thành vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy chế biến. Hầu hết các sản phẩm làm ra từ trang trại có rất ít thương hiệu được thị trường chấp nhận.

Qua bảng 2.17, cho thấy năm 2013 thu nhập bình quân của mỗi trang trại là 806,3 triệu đồng/trang trại, đến năm 2017 thu nhập bình quân mỗi trang trại tăng lên 948,1 triệu đồng/trang trại, điều này là do quy mô, chất lượng của trang trại tăng nên thu nhập bình quân của các trang trại tăng lên. Cụ thể: Trang trại trồng trọt năm 2013 bình quân 742 triệu đồng/trang trại, năm 2017 là 711 triệu đồng/trang trại;

trang trại chăn nuôi năm 2013 là 1.299,3 triệu đồng/trang trại, đến năm 2017 là 1.100,7 triệu đồng/trang trại; trang trại lâm nghiệp năm 2013 là 676,7 triệu đồng/trang trại đến nay toàn huyện không còn trang trại lâm nghiệp nào; trang trại nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 888,2 triệu đồng/trang trại, năm 2017 là 871,3 triệu

72

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

đồng/trang trại; trang trại tổng hợp 873,3 triệu đồng/trang trại năm 2013 đến năm 2017 là 926,3 triệu đồng/trang trại.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)