Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp; cơ sở để lựa chọn phương án sử dụng đất trên quỹ đất hiện có nhằm đạt

18

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

kết quả cao nhất với chi phí ít nhất. Hay hiệu quả hiểu theo nghĩa chung nhất là quan hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra cho một đơn vị điện tích đất lâm nghiệp.

Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp được xem xét trên nhiều giác độ như hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

1.2.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền lâm nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới.

Trong sản xuất lâm nghiệp nói chung, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế rừng ....là vấn đề hết sức quan trọng. Từ các nguồn lực có giới hạn, người nông dân phải lựa chọn cách thức như thế nào để đạt hiệu quả cao.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường với những khó khăn nên khi xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất lâm nghiệp cũng như việc sử dụng các tư liệu sản xuất vào nhiều quá trình sản xuất ...là vấn đề rất phức tạp. Mặt khác, chu kỳ sản xuất lâm nghiệp thường dài nên chịu ảnh hưởng nhiều của biến động giá cả, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên cũng tác động lớn đến sản xuất lâm nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xác định. Bên cạnh đó, các kết quả xét về mặt vật chất có thể lượng hoá để tính và so sánh trong thời gian và không gian cụ thể nào đó, nhưng để xác định đúng và đủ những kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị trường của cả một doanh nghiệp, một vùng nông nghiệp là khó khăn bởi nó không thể lượng hoá được.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện thông qua chi phí đầu tư cho từng loại cây trồng trên từng đơn vị diện tích và kết quả thu được từ đó. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp vừa mang tính lý luận sâu sắc và cũng là vấn đề cần đặt ra trong thực tiễn sản xuất. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mà thông qua đó tìm ra những phương hướng và giải pháp phù hợp có lợi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất, thoả mãn tốt hơn nhu cầu cho xã hội. [19]

19

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

1.2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Đặc điểm đất lâm nghiệp là một trong những yếu tố giử vai trò quyêt định đến sinh trưởng và phát triển của rừng. Việc đánh giá đất tập trung vào việc ác định tiềm năng của đất và độ thích hợp của cây trồng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý và các chủ sở hữu đất xem xét để lựa chọn phương án sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí và hàng loạt các chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai được đề xuất trên các nguyên tắc sau:

Tiêu chuẩn: Những quy định cơ bản làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tiềm năng đất đai và độ thích hợp của cây trồng.

Tiêu chí: Những thông số về chất hoặc về lượng có thể đo đếm được để đánh giá mức độ đạt được của các chỉ tiêu.

Trên cơ sở này 2 tiêu chuẩn cho đánh giá đất đai được đề xuất là Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên và Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế xã hội.

Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên đề xuất gồm 07 tiêu chí là: Loại đất, chất hửu cơ, độ dốc, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị, lượng mưa và độ cao tuyệt đối.

Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế-xã hội: Điều kiện KT-XH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đai và phản ánh mức độ thuận lợi hay khó khăn đối với công tác phát triển trồng rừng ở địa phương. Tiêu chuẩn điều kiện KT-XH được dề xuát gồm 04 tiêu chí là: Điều kiện giao thông và thị trường, mật độ dân số, thu nhập bình quân, nhu cầu địa phương. [19]

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Các chỉ tiêu chung:

(1) Giá trị tổng sản lượng (Y): Chỉ tiêu được phản ánh bằng tiền của toàn bộ kết quả sản xuất vật chất mà một người hay đơn vi, doanh nghiệp tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Đây là luồng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm biến đổi sản lượng đầu ra. Có thể biểu diễn mối quan hệ đó bằng hàm số: Y = F (Xi) Trong đó: Y: Giá trị sản lượng; Xi: (i= 1, 2,3…n) là các biến số đầu vào thể hiện ở các nhân tố kinh tế trực tiếp tạo ra giá trị sản lượng.

20

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tùy thuộc vào lượng các đầu vào trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng. Các yếu tố đó là:

Vốn sản xuất, lao động, đất đai, tài nguyên rừng, thành tựu khoa học và công nghệ.

Khả năng tổ chức và quản lý kinh tế cũng được coi như một nhân tố làm tăng thêm sản lượng, nó thể hiện ở sự bố trí lại các nguồn lực theo cơ cấu mới, bố trí lại cơ cấu tích lũy và tiêu dùng, các biện pháp tăng khả năng sản xuất… Tuy nhiên, việc đo sự tác động của các yếu tố này tới tăng sản lượng rất phức tạp. Như vậy sự tăng trưởng có quan hệ hàm số với các yếu tố sản xuất. Tuy nhiên do tính chất kinh tế - kỹ thuật của sản xuất các yếu tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau theo những tỷ lệ hết sức chặt chẽ.

Người ta đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất.

Hàm số này nói lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào.

Y = F (K,L,R,T) Trong đó: Y: Đầu ra ; K: Vốn sản xuất ; L: lao động ; R: Đất đai (tài nguyên rừng) ; T: Khoa học và công nghệ

(2) Giá trị sản lượng tính bình quân cho 1 ha đất lâm nghiệp: Là toàn bộ kết quả sản xuất được tạo ra trên một đơn vị ha đất lâm nghiệp

(3) Năng suất ruộng đất, Năng suất trồng rừng, Năng suất cây lâm nghiệp...

(4) Thu nhập thuần (Lợi nhuận gộp) (L): Phản ánh môi quan hệ (hiệu số) giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (L = G - C, trong đó C tổng chi phí bỏ ra để đtạ kết quả G)

(5) Thu nhập thuần trên ha đất lâm nghiệp: Phần thu nhập thuần thu được tính trên 1 đơn vi ha đất lâm nghiệp

(6) Số lượng hay phẩm phẩm lâm nghiệp tiêu thụ trên thị trường

(7) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực: Hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động (NSLĐ),

(8) ...

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trồng rừng

(1) Chỉ tiêu IRR (Tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian): Lợi tức thực sự mà một dự án đầu tư hứa hẹn mang lại trong thời gian nó còn có hiệu lực., Nó được tính

21

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

bằng cách tìm ra tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các dòng chi với giá trị hiện tại của các dòng thu dự án.

(2) Chỉ tiêu kỳ hoàn vốn (K): K= V/M (K: Kỳ hoàn vốn; V Vốn đầu tư và M dòng thu tiền hằng năm).

(3) Chỉ tiêu Hiện giá thuần (NPV): Là kết quả so sánh giữa giá trị hiện tại của tất cả các dòng thu so với giá trị hiện tại của tất cả các dòng chi của một dự án đầu tư.

(4) Chi phí thời kỳ kiến thiết

(5) Giá trị gia tăng (VA) tính trên 1 ha trồng rừng: Là hiệu số giữa Gái trị sản xuất trừ chi phí trung gian (IC) trên đơn vị ha đất trồng rừng.

(6) Thu nhập hỗn hợp (MI) tính trên đơn vị ha rừng trồng: Chỉ tiêu tính bằng cách lấy Giá trị gia tăng Khấu hao TSCĐ và Thuế.

(7) Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) Được xác định bằng cách lấy Lợi nhuận thu được chia cho Vốn đầu tư bình quân.

* Chỉ tiêu hiệu quả xã hội

(1) Giá trị ngày công lao động của lao động lâm nghiệp (2) Thu nhập bình quân trên lao động lâm nghiệp (3) Tỷ lệ giảm đói, nghèo

(4) Mức độ giải quyết công ăn việc làm cho người dân (5) Mức độ thu hút nhân lao động

...

* Chỉ tiêu hiệu quả môi trường (1) Tỷ lệ rừng che phủ

(2) Khả năng bảo vệ và cải tạo đất

(3) Ý thức của người dân trong việc sử dụng các chất cấm (thuốc trừ sâu, cỏ...) ...

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp 1.2.3.1. Nhân tố tự nhiên

+ Điều kiện đất đai: Mỗi một loại cây trồng thích hợp với một loại đất nhất định.

+ Điều kiện khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được tác hại do khí hậu gây ra, đem lại năng suất cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

22

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

+ Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, thuỷ văn là những yếu tố quyết định đến lựa chọn cây trồng, định hướng đầu tư thâm canh.

Rõ ràng rằng, nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp.

1.2.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội

+ Số lao động của nông hộ: Là số lao động mà hộ gia đình đang có phục vụ sản xuất lâm nghiệp của hộ. Số lao động càng lớn việc áp dụng các biện pháp cải tạo đất càng thuận lợi, hộ có điều kiện chăm sóc rừng tốt hơn.

+ Giới tính của chủ hộ cũng có quyết định không nhỏ trong việc sử dụng đất.

+ Độ tuổi của chủ hộ: Hộ trẻ tuổi ít chính chắn, nóng vội thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nên áp dụng các biện pháp cải tạo đất kém hiệu quả. Hộ lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thực tế nhưng hay sai lầm do tính tập quán, truyền thống của họ khó thay đổi, đồng thời họ là người ít năng động và rất bảo thủ.

+ Trình độ năng lực của chủ hộ (vốn, kiến thức, khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường xung quanh).

- Vấn đề quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng

- Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất lâm nghiệp đều đã hình thành, các yếu tố và quan hệ thị trường ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển nền sản xuất xã hội nói chung. Tuy nhiên, thị trường cho sản xuất lâm nghiệp nếu thiếu định hướng sẽ nảy sinh tính tự phát, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ lành mạnh, gây không ít trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá lâm nghiệp.

1.2.3.3. Nhân tố cơ chế chính sách và tổ chức quản lý

Để đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung đất đai thành những vùng chuyên canh sản xuất cần khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún; đồng thời đẩy nhanh việc miễn giảm thuế nông lâm nghiệp nhằm khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất.

Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng đặc biệt khó khăn trong đó có vùng gò đồi miền núi nhằm góp phần cải thiện đời sống của người dân, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất.

23

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)