CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.1. TỔNG QUAN HUỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý.
Cam Lộ là huyện cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của thành phố Đông Hà, là huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị. Trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Đông Hà 15 km về phía Tây.
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Cam Lộ
Toạ độ địa lý từ 16o40,44’ đến 16o53,32’ vĩ độ Bắc và từ 106o49,41’ đến 107o05,69’ kinh độ Đông: Phía Bắc giáp huyện Gio Linh; Phía Nam giáp huyện Triệu Phong và xã Triệu Nguyên – Đakrông; Phía Đông giáp Thành phố Đông Hà và huyện Triệu PhonG; Phía Tây giáp huyện Đakrông.
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế: quốc lộ 9 chạy từ Đông sang Tây huyện, nối cảng biển Cửa Việt – thành phố
28
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Đông Hà đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Đây là tuyến đường xuyên Á, nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và các nước khác trong khu vực. Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua phía Đông huyện và đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn huyện nối với quốc lộ 9, tương lai trên địa bàn có tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn được chính phủ đầu tư xây dựng sẽ hoàn thành năm 2020. Đây chính là thế mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện, là nơi giao lưu hàng hoá với các nước khác trong khu vực.
b. Địa hình
Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng.
- Tiểu vùng địa hình núi thấp chân dãy Trường Sơn: Với các dãy núi thấp chạy từ phía Tây Bắc qua phía Tây xuống phía Nam huyện với độ cao địa hình chủ yếu từ 200 - 400m. Đây là vùng địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, chủ yếu thích hợp để phát triển lâm nghiệp.
- Tiểu vùng địa hình đồi thoải lượn sóng: Phân bố chủ yếu ở khu vực Tân Lâm, Cùa (các xã Cam Chính, Cam Nghĩa và một phần Cam Thành). Đây là vùng địa hình mang sắc thái của một cao nguyên thấp (độ cao địa hình đa phần từ 50 - 100m), hình thành các dãy đồi liên tiếp với nhau tương đối bằng phẳng, thích hợp cho khai thác sử dụng vào phát triển cây công nghiệp.
- Tiểu vùng địa hình bằng, thấp:Mang đặc trưng của địa hình đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu. Là địa bàn độ dốc địa hình đa phần dưới 50, phân bố tập trung ở một phần xã Cam tuyền, Cam Thành và các xã Cam An, Cam Hiếu, thị trấn Cam Lộ... Tiểu vùng địa hình này thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng nông nghiệp, đặc biệt thích hợp với hệ thống canh tác cây ngắn ngày.
c. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu huyện Cam Lộ mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu huyện có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,60, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, dao động từ 18 - 200 ; nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, dao động từ 32 - 350C.
29
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Chế độ ẩm:Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%.
- Chế độ mưa: Hàng năm Cam Lộ nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình khoảng 2.325 mm. Phân bố quan hệ với chế độ hoàn lưu, có một mùa mưa tập trung và một mùa ít mưa. Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiến khoảng 65 - 70% tổng lượng mưa hàng năm. từ tháng 2 đến tháng 7 là thời kỳ ít mưa, tổng lượng mưa thời kỳ này chiếm 20-25% tổng lượng mưa hàng năm.
- Chế độ gió: Là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính:
Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng đã làm tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ khô hạn ở Cam Lộ, làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm không khí, góp phần gây cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ thấp mạch nước ngầm và hạn chế lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và cuộc sống của con người.
- Bão: Mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11, bão thường là mùa mưa, khi có bão mưa càng lớn, nước từ thượng nguồn các con sông suối đổ về đồng thời nước biển dâng lên gây nên lụt lội, do vậy khả năng gây thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất lớn.
d. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn huyện Cam Lộ có 20 loại đất chính thuộc 7 nhóm đất :
- Nhóm đất cát biển: Gồm cồn cát vàng (Cv) và một số bãi cát trắng (C) xen kẽ, phân bố chủ yếu ở Cam An, Cam Thanh. Nhóm đất này có diện tích 362 ha, chiếm xấp xỉ 1% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phù sa: Gồm 5 loại đất là phù sa được bồi (Pb), phù sa không được bồi (P), phù sa glây (Pg), phù sa có tầng loang lổ (Pf) và phù sa ngòi suối (py). Nhóm đất này phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Hiếu, có diện tích 3.090 ha, chiếm 8,4% diện tích tự nhiên.
30
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Nhóm đất xám: Gồm các loại đất xám (X), đất xám bạc màu (B) và đất xám glây (Xg) phân bổ ở xã Cam Thuỷ, Cam Thành, Cam An, Cam Hiếu với diện tích 609 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đen: Đất nâu thẫm trên đá bọt của núi lửa (Ru). Loại đất này có 93 ha, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm 7 loại đất là đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), đất nâu vàng trên đá bazan (Fu), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) và đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Nhóm đất này có diện tích 30.873 ha, chiếm 84% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Nhóm đất thung lũng: Đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ (D), có 133 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 329 ha, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên.
Đánh giá chung về đất lâm nghiệp Cam Lộ
Nhóm đất xám đang thoái hoá nghiêm trọng, một phần đã chuyển sang đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, có biểu hiện kết von ở tầng sâu. Trên loại đất này cây trồng kém phát triển, một phần diện tích đáng kể còn bỏ hoang hoá.
Các loại đất đồi tuy phần lớn có độ dốc thấp nhưng tầng đất mỏng, đặc biệt trên đất Fs là loại đất chiếm tới 72% nhóm đất đồi núi (Fs có tới 20.289 ha tầng dày dưới 30 cm, chiếm tới 89,3% diện tích loại đất này). Tuy nhiên ở nhóm đất đồi núi có hơn 3.000 ha đất bazan và hơn 1.000 ha đất Fp, Ru có độ dốc thấp, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng khá, là những loại đất có ý nghĩa kinh tế cao, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị hàng hoá như : hồ tiêu, cao su, cây ăn quả.
e. Tài nguyên rừng
- Thực vật rừng tự nhiên: Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, rừng tự nhiên tại vùng nghiên cứu có một kiểu rừng là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao dưới 700m. Thực vật rừng tự nhiên trong khu vực khá đa dạng về thành phần loài, trong đó chứa đựng nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn gen quý hiếm ... Rừng tự nhiên là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật, bao gồm.
31
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
+ Khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Trung Hoa: Tiêu biểu là các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc Lan (Mangnoliaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae)...
+ Luồng thực vạt từ phía Tây Bắc xuống mang các yếu tố ôn đới Vân Nam - Quỳ Châu và chân dãy Himalaya: Tiêu biểu là các loài thuộc họ Hoàng Đàn (Podocapaceae), họ Re (Lauraceae) ....
+ Luồng thực vật di cư từ phía Nam lên, mang yếu tố Malaysia - Indonesia, tiêu biểu là các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae)...
Theo báo cáo điều tra lâm học vùng Bắc Trung bộ của Viện điều tra quy hoạch rừng công bố thì hiện tại trong vùng có khoảng 579 loài thuộc 118 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Qua điều tra sơ bộ đã xác định được một số loài cây quí hiếm được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam: Trầm gió (Aquilaria crassna); Gụ Lau (Sindora tonkinensis); Song bột (Calamuns poilanei).
- Động vật rừng :
Động vật rừng tại vùng núi huyện Cam Lộ là một phần của khu hệ động vật Bắc Trung Bộ, là khu vực đặc trưng cho hai khu hệ động vật Himalaya và Indomalay, theo số liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng công bố thì rừng khu vực nghiên cứu hiện có.
+ Lớp thú: Khoảng 55 loài thuộc 23 họ, 10 bộ.
+ Lớp chim: 176 loài thuộc 46 họ, 15 bộ.
+ Lớp lưỡng cư bò sát: 64 loài thuộc 17 họ, 3 bộ.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Nguồn lao động, dân số, thu nhập
Dân số toàn huyện năm 2016 là 46.240 người, trong đó dân cư sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Cơ cấu dân số không có sự biến động đáng kể giữa nam và nữ.
Mật độ dân số trung bình là 133 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã trong đó cao nhất là thị trấn Cam Lộ với mật độ 619 người/km2, thấp nhất là xã Cam Tuyền và Cam Chính với mật độ dân số là 51 người/km2 và 75 người/km2 .
Dân cư huyện Cam Lộ bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pakô...
Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, PaKô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%.
Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở Bản Chùa xã Cam Tuyền
32
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
huyện Cam Lộ. Hầu hết dân số huyện Cam Lộ tập trung lớn nhất trong ngành sản xuất nông nghiệp vì vậy lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trên 73% so với lao động của toàn huyện và đều chưa qua đào tạo đây là một trong những khó khăn, thách thức của địa phương trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 2.1: Tình hình dân số, lao động và số hộ (tính đến 31/12/2016) Dân số
(Người)
Lao động trong độ
tuổi (Người) Số hộ (Hộ) Tổng số Nữ Tổng số Nữ
Tổng số 46.240 23.514 28.515 13.427 12.679 1 Thị trấn Cam Lộ 6.589 3.482 4.151 2.013 1.791
2 Cam Tuyền 5.307 2.633 3.163 1.468 1.250
3 Cam An 5.263 2.718 3.221 1.527 1.466
4 Cam Thủy 4.756 2.423 2.949 1.377 1.256
5 Cam Thanh 2.417 1.263 1.479 642 687
6 Cam Thành 6.977 3.347 4.326 2.137 1.953
7 Cam Hiếu 5.497 2.765 3.408 1.622 1.580
8 Cam Chính 4.255 2.191 2.638 1.264 1.228
9 Cam Nghĩa 5.179 2.719 3.180 1.377 1.468
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, huyện Cam Lộ.
- Tình hình thu nhập của dân cư: Thu nhập BQĐN của huyện đạt 32,5 triệu đồng/người/năm. Căn cứ vào số liệu thống kê năm 2016 của huyện cho thấy, các hộ có nguồn thu nhập chính từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 63,8%. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn Huyện còn khoảng 7,98% (theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2020). Nhìn chung thu nhập - đời sống của dân cư trong Huyện đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa (xã đặc biệt khó khăn) thì cuộc sống của nhiều người dân còn rất khó khăn.
- Tập quán sản xuất, canh tác
+ Vùng núi và gò đồi: Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn theo phương thức quảng canh, trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa vào tự nhiên nên hiện đang ở trong tình trạng không an toàn về lương thực, số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ lớn.
33
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
+ Vùng đồng bằng: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện kinh tế của các hộ nông dân có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao đã xuất hiện trong thời gian qua.
b. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Tuy đã tích cực đầu tư phát triển nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế: Mật độ đường vùng trung du - miền núi còn quá thấp: 0,59km/km2, gồm 35,5km quốc lộ, 17km tỉnh lộ, 11,7km huyện lộ và 152,3km đường liên thôn liên xã. Nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. Riêng đường nông thôn hơn 85% là đường đất, trong đó vùng trung du miền núi còn tới 95%.
- Thủy lợi: Huyện Cam Lộ có 32 công trình thủy nông lớn nhỏ, gồm 27 hồ đập và trạm bơm, khả năng tưới theo thiết kế được 1.805 ha. Năng lực tưới mới đảm bảo trên 70% cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu.
- Hệ thống điện và Bưu chính viễn thông: Cam Lộ đã sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia, 100% xã thị trấn đã có điện với hơn 98% số hộ đã dùng điện.
Cùng với việc nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến, ngành bưu chính viễn thông đã đầu tư xây dựng hệ thống điện thoại vô tuyến phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng số hộ gia đình tiếp cận với dịch vụ điện thoại, viễn thông đến thời điểm cuối năm 2016 đạt tỷ lệ 96%.
- Khoa học công nghệ, Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên khoáng sản ở huyện Cam Lộ tương đối đa dạng, phong phú nhưng trữ lượng không lớn (trừ nhóm VLXD) hàm lượng hầu hết chưa được xác định rõ. Tại xã Cam Thành và các xã khác trong địa bàn huyện, có nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng khá dồi dào và có trữ lượng khá lớn. Phía Tây xã Cam Thành có mỏ đá vôi, nằm ngầm chạy dài từ Cam Tuyền ven đường 9 đến sông Hiếu, đá màu xanh đen hàm lượng cao.
c. Văn hóa, giáo dục xã hội và y tế
+ Hệ thống giáo dục: Toàn huyện hiện có 16 trường tiểu học, 9 trường trung học cơ sở, và 04 trường phổ thông trung học. Tuy nhiên so với yêu cầu, hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo vẫn con nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.
34
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
+ Hệ thống cơ sở y tế: Toàn huyện hiện có 01 bệnh viện (trung tâm y tế huyện), 02 phòng khám đa khoa khu vực và 09 trạm y tế xã - Thị trấn với 68 giường bệnh và 97 cán bộ y tế (trong đó có 15 bác sỹ và trên đại học). Nhìn chung các cơ sở và lực lượng cán bộ y tế đã có sự phát triển đáng kể trong những năm qua, góp phần bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho dân cư các vùng trong huyện.
+ Văn hóa: Huyện Cam Lộ hiện có 1 đài huyện phát sóng Fm (thị trấn) phủ sóng 25km, góp phần nâng cao chất lượng và khả năng phổ biến các chương trình của đài phát thanh huyện. 100% số xã, thị trấn đã phủ sóng phát thanh và truyền hình. Hầu hết các xã đều có sân vận động, điểm bưu điện văn hóa xã. Các hoạt động phong trào xây dựng nếp sống mới, làng văn hóa, gia đình văn hóa đang ngày càng được mở rộng.
2.1.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Cam Lộ
2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế (nông – công và dịch vụ) của huyện - Ngành nông nghiệp (nông lâm thủy sản)
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển khá ổn định, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và ngày càng được mở rộng. Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, nhất là việc đưa các giống mới tiến bộ kỹ thuật năng suất cao, chất lượng tốt vào sử dụng đại trà đã đưa lại hiệu quả cao. Ngành nông nghiệp huyện phát triển Cam Lộ lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, tích cực phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, kết hợp các chính sách về đất đai, chính sách về thuế, tín dụng..đã đưa sản xuất trong nông nghiệp từng bước tăng trưởng khá và ổn định.
- Ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trên đị bàn có 3 Cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ với 34 doanh nghiệp đầu tư. Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề mới ở nông thôn được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
35
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế