CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
2.4.1 Những kết quả đạt được 2.4.1.1. Hiệu quả về kinh tế
- Năng suất rừng trồng đạt 60 - 70 m3/ha/chu kỳ (5 - 6 năm). Giá trị một hecta rừng thâm canh bình quân đạt 50-60 triệu đồng, tăng bình quân 5-7 triệu đồng/ha /năm. Giá trị một hecta rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt 70-90 triệu đồng, tăng bình quân 8-10 triệu đồng/ha /năm.
- Tạo ra giá trị ngành lâm nghiệp vào khoảng 40 tỷ đồng/năm vào năm.
Qua số liệu ước tính như trên, diện tích trồng rừng, đã đáp ứng được nhu cầu về gỗ và lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện cao đời sống của nhân dân đặc biệt là các dân cư sống ở các xã
75
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
vùng gò đồi (Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thành), góp phần tích cực thực hiện chương trình xói đói giảm nghèo. Đến khi định hình, hàng năm cung cấp hàng nghìn m3gỗ từ rừng trồng cho các nhà máy chế biến, cho xây dựng và nhu cầu về gỗ của nhân dân. Các sản phẩm từ rừng trồng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến lâm sản, thủ công mỹ nghệ đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh cũng như trong nước và xuất khẩu. Góp phần quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh, tạo tiền đề cho ngành kinh tế khác phát triển.
2.4.1.2 Hiệu quả về xã hội, an ninh quốc phòng
- Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động lâm nghiệp; Nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật cho cán bộ lâm nghiệp và nhận thức của người dân về rừng.
- Nhiều mô hình trang trại lâm nghiệp kết hợp phát triển tổng hợp được mở mới nhằm thu hút nhiều lao động địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Tạo việc làm cho khoảng 1.500 - 2.000 lao động/năm làm nghề rừng, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân sống gần rừng. Góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Thay đổi được tập quán quãng canh sang đầu tư thâm canh của người dân.
2.4.1.3 Hiệu quả về môi trường.
- Nâng cao độ che phủ của rừng và cây công nghiệp gỗ lớn có tác dụng như rừng trên địa bàn phấn đấu đến năm 2020 trên 51%.
- Phát huy vai trò của rừng, giảm thiểu những tác động của thiên tai, điều hoà khí hậu, chống xói mòn, rữa trôi đất, điều tiết nguồn nước.
- Bảo vệ hiệu quả các công trình thuỷ lợi, đê kè, giao thông, các khu dân cư, góp phần cải thiện và tạo cảnh quan môi trường.
- Điều hoà nguồn nước, nâng cao chất lượng nguồn nước ngầm...
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
- Rừng trồng sản xuất mới chỉ tập trung ở một số loài Keo (keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai giâm hom); Hiệu quả kinh tế rừng còn thấp do người dân còn sử dụng giống trôi nổi, chất lượng không cao; chưa được chú trọng kỹ thuật thâm canh rừng sản xuất do vậy, rừng trồng có năng suất, trữ lượng thấp.
76
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Sản xuất lâm nghiệp đang còn mang tính đơn thuần, chưa chú trọng đầu tư thâm canh, các mô hình phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ chưa đa đạng, các loại hình trang trại trên đất lâm nghiệp còn ít.
- Ranh giới của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn chưa rỏ ràng, chưa bàn giao trên thực địa nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp. Việc phân chia 3 loại rừng mới chỉ giải quyết được trên bản đồ, chưa có mốc phân định ranh giới cụ thể ngoài thực địa. Sự chồng chéo trong quy hoạch giữa phát triển của các ngành khác và lâm nghiệp ở một số nơi vẫn còn xảy ra.
- Công tác giao đất, khoán rừng vẫn còn chậm so với yêu cầu. Việc giao đất cho hộ nông dân để trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại thực hiện khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, chưa có sự tham gia của người dân địa phương do vậy hiệu quả mang lại chưa cao.
- Việc thu hồi đất đai của các tổ chức, quy chủ số diện tích đó để quy hoạch giao lại cho người dân còn gặp nhiều khó khăn
- Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp tuy đã có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng , thiếu những giải pháp để phát triển đồng bộ, có hiệu quả.
- Thị trường hàng hoá lâm sản chưa ổn định, dự tính dự báo chưa kịp thời. Thị trường gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu còn bấp bênh, thiếu sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
- Rừng tự nhiên còn lại rất ít về diện tích và chất lượng. Một số loài cây gỗ quý hiếm hầu như không còn. Tình trạng chặt phá rừng lấn chiếm đất rừng vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
- Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các xã, thị trấn còn nhiều thiếu sót, Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ chuyên trách theo dõi về lâm nghiệp cấp xã chưa có, năng lực cán bộ phụ trách chưa cao, cần nâng cao hơn về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Người trồng rừng đang còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu gây nên. Giữa hộ này và hộ khác vẫn còn đơn phương, chưa có sự liên kết mang tính cộng
77
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
đồng trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng nhằm giảm thiệt hại và nâng cao giá trị của rừng hơn.
2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Tư tưởng trông chờ ỉ lại kể cả cán bộ và nhân dân, cần thay đổi tập quán nâng cao nhận thức.
- Ngân sách của địa phương còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn cho công tác hỗ trợ người dân phát triển kinh tế về rừng.
- Sự gia tăng về dân số, áp lực nhu cầu về đất đai luôn là nguy cơ lớn đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
- Nhu cầu đòi hỏi về lâm sản, gỗ xây dựng cơ bản, gỗ dân dụng ngày càng cao, do vậy áp lực đối với rừng và đất rừng ngày càng gia tăng, nguy cơ xâm hại tài nguồn tài nguyên rừng vẫn còn là vấn đề cần phải tập trung giải quyết của toàn xã hội.
- Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng còn thấp ngược lại các tổ chức, đơn vị còn rất lớn; mặt khác những năm gần đây do nguồn vốn còn khó khăn nên việc hỗ trợ đầu tư phát triển rừng hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu.
- Đánh giá và nhận thức chung của xã hội đối với người làm nghề rừng, về lâm nghiệp còn có nhiều điểm hạn chế, bất cập. Đánh giá về rừng mới chỉ nhìn nhận về góc độ kinh tế, các giá trị về môi sinh, môi trường chưa được đánh giá đúng mức do vậy trong đầu tư, trong nhận thức về phát triển rừng chưa được chú trọng đúng mức.
- Nguy cơ cháy rừng vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt, mùa khô nóng và gió Tây Nam kéo dài, rừng lại nằm gần với các khu dân cư và tàn dư bom đạn trong chiến tranh vẫn còn sót lại ...
78
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế