CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của các nông hộ điều tra
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, chúng tôi lựa chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái điển hình nhất của huyện làm địa bàn nghiên cứu. Trên địa bàn mỗi xã, chọn 30 hộ điển hình trồng rừng theo sự hướng dẫn của cán bộ địa phương đảm bảo có 10 hộ khá, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo.
56
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, tổng số nhân khẩu, số lao động trung bình và độ tuổi bình quân của các hộ điều tra trong 3 xã là gần đồng đều nhau. Tuy nhiên, xét về độ tuổi lao động cho thấy: Xã Cam Tuyền có độ tuổi lao động trẻ nhất (38,9 tuổi) và xã có độ tuổi lao động già nhất là Cam Hiếu (43,5 tuổi). Nguyên nhân do Cam Tuyền là một xã miền núi có trình độ dân trí thấp, tỉ lệ dân tộc thiểu số cao, sự tiếp cận xã hội cũng như cơ hội sinh kế còn nhiều hạn chế. Do vậy, họ chỉ chú tâm làm ăn sinh sống tại địa phương, trong khi người dân xã Cam Hiếu có nhiều cơ hội sinh kế hơn, vì vậy số lao động trẻ ở địa phương có xu hướng đi làm ăn và lập nghiệp ở xa, số lao động còn lại chủ yếu rơi vào độ tuổi trung niên.
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp số liệu điều tra các hộ gia đình
TT Chỉ tiêu ĐVT Xã
Cam Hiếu
Xã Tuyền Cam
Xã Cam Chính
BQ chung
1 Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,00 4,43 4,17 4,2
2 Tổng số lao động BQ/hộ LĐ 2,13 2,40 2,23 2,3
3 Độ tuổi lao động bình quân Năm 43.5 38.9 41.2 41.2 4 Diện tích rừng trồng sản xuất
BQ/hộ Ha 1,56 2,63 2,18 2,1
5 Thu nhập bình quân/hộ
Nghìn đồng
19.810 23.770 25.327 22.969
- Thu từ lâm nghiệp 4.423 7.410 5.567 5.800
- Thu nhập từ Nông nghiệp 4.387 4.527 4.543 4.486
- Thu từ cây công nghiệp 0 6.067 6.783 4.283
- Thu từ ngành nghề khác 11.000 5.767 8.433 8.400 6 Thu nhập bình quân/lao
động/năm 9.300 9.904 11.357 10.187
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2017
* Về thu nhập và cơ cấu thu nhập
- Về thu nhập bình quân trên hộ xã Cam Chính cao nhất với 25.327.000 đồng/hộ, tiếp đó là xã Cam Tuyền và Cam Hiếu.
- Về cơ cấu thu nhập: Qua bảng 2.11 cho thấy: xã Cam Tuyền có nguồn thu từ lâm nghiệp cao nhất, chiếm đến 31% trong cơ cấu thu nhập hộ gia đình, lý do người dân ở đây đã nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng rừng. Trong khi xã Cam Hiếu, Cam Chính có thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp thấp hơn (chiếm 22%).
Bên cạnh đó, xã Cam Chính có nguồn thu từ cây công nghiệp (Cao su và Hồ tiêu) cao nhất với 27% tổng thu nhập hộ gia đình. Lý do phần lớn đất đai ở đây là loại đất đỏ
57
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
bazan màu mỡ, rất phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp. Xã Cam Hiếu chưa có nguồn thu từ cây công nghiệp do người dân trên địa bàn mới tập trung trồng Cao su từ năm 2009 đến nay. Qua bảng trên cho thấy: Xã Cam Chính, Cam Tuyền có nguồn thu nhập tương đối đồng đều về lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và có tổng thu nhập bình quân.
*Về quy mô đất lâm nghiệp của hộ điều tra
Qua điều tra phỏng vấn của các hộ cho thấy khoảng 90% số hộ đều có diện tích đất rừng. Diện tích đất lâm nghiệp bình quân trên hộ là 2,1 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp bình quân của các hộ ở xã Cam Tuyền cao nhất là 2,63 ha, tiếp đó là xã Cam Chính và Cam Hiếu.
Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp điều tra, phần lớn rừng trồng ở các xã điều tra của huyện Cam Lộ trồng ba loại cây chính là Keo lai hom, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Nguyên nhân chính là do nhu cầu lớn về thị trường gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ dăm để làm giấy, đồng thời cây keo phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại khu vực, có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc và mang lại lợi nhuận khá cao, do vậy, đã thu hút người dân quan tâm gây trồng.
Hiện nay chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc về quan hệ sản xuất ở nông thôn. Các hộ nông dân hoàn toàn tự chủ sản xuất trên diện tích đất được giao. Vai trò quản lý, điều tiết của các cấp, các ngành và cơ sở được thực hiện thông qua định hướng, hướng dẫn và thoả thuận về cung cấp giống, nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,…ngày càng nâng cao.
Qua điều tra cho thấy, quy mô diện tích đất lâm nghiệp phù hợp với lao động cũng như thu nhập của hộ. Tuy nhiên, việc sử dụng đất chưa đạt hiệu quả do chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp canh tác thích hợp, chưa áp dụng đúng tiến bộ KHKT chủ yếu làm tự phát dựa theo kinh nghiệm nên năng suất và sản lượng thấp chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống. Hộ nghèo vẫn còn cao đối với những xã vùng miền núi.
2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (của các hộ điều tra)
• Phân tích chi phí đầu tư trồng rừng của các hộ gia đình
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động trồng rừng sản xuất nói riêng thì vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được. Nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sản xuất. Trong hoạt động trồng
58
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
rừng sản xuất nói riêng thì nguồn vốn đầu tư càng lớn thể hiện tiềm lực đầu tư của hộ gia đình vào hoạt động trồng rừng sản xuất càng cao và ngược lại. Vốn được đầu tư càng nhiều thì hiệu quả của hoạt động sản xuất càng cao trong trường hợp sản xuất thuận lợi không có rủi ro.
Hầu hết các hộ gia đình đều không đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của gia đình mình. Các hộ phải vay thêm chủ yếu ở ngân hàng hoặc từ các chương trình, dự án, từ bạn bè, người thân…
Bảng 2.12: Cơ cấu chi phí trồng rừng theo chu kỳ 8 năm của các hộ gia đình (Tính bình quân trên 1 đơn vị ha) Chỉ tiêu
Xã Cam Chính
Xã Cam
Hiếu Xã Cam
Tuyền Bình quân Giá trị % Giá
trị % Giá
trị % Giá
trị % Tổng chi phí (TC) 17,8 100,0 17,3 100,0 18,1 100,0 17,7 100,0 1.Chi phí trung gian (IC) 12,8 71,9 13,3 77,0 13,6 78,6 13,2 75,9
- Giống 2,8 15,7 2,5 14,5 2,7 15,6 2,7 15,3
- Phân bón 4,0 22,6 4,3 24,9 4,1 23,7 4,1 23,7
- Làm đất 6,0 33,7 6,5 37,6 6,8 39,3 6,4 36,9
2. Chi phí lao động (LĐ) 5,0 28,1 4,0 23,1 4,5 26,0 4,5 25,7
Số công lao động 50 40 45 45
Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 Qua kết quả khảo sát tại 3 xã trên địa bàn huyện Cam Lộ tác giả đã tập hợp được các chi phí phát sinh trong quá trình trồng rừng tính bình quân theo năm của các hộ gia đình. Kết quả cho thấy các chi phí trung gian bao gồm giống, phân bón và chi phí làm đất. Chi phí này ở xã Cam Tuyền có mức cao nhất là 13,6 triệu đồng/ha/chu kỳ chiếm 78,6% tổng chi phí. Tiếp theo là xã Cam Hiếu là 13,3 triệu đồng/ha/chu kỳ chiếm 77,0% tổng chi phí. Xã Cam Chính có chi phí trung gian thấp nhất và chỉ chiếm 71,9%
tổng chi phí. Tuy nhiên, ngược lại chi phí cho lao động tại xã Cam Chính lại là cao nhất, chiếm đến 28,1%. Lý do các hộ gia đình tận dụng nguồn lực lao động của gia đình sẵn có, giảm bớt các chi phí phát sinh như thuê máy móc làm đất.
• Hiệu quả kinh tế trồng rừng của các hộ gia đình
Để phản ánh được thực tế kết quả và hiệu quả hoạt động trồng rừng sản xuất của các hộ nông dân trong vùng đạt được như thế nào, tác giả sử dụng chỉ tiêu về kết quả
59
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
và hiệu quả sử dụng đất. Các chỉ tiêu này được cụ thể hóa qua các hộ điều tra. Tất cả các kết quả và hiệu quả đều được tính trên ha/năm:
- Về kết quả tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong lâm nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất…
+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. VA được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
- Về hiệu quả tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất
+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.
Kết quả điều tra thu được tổng hợp ở bảng 2.13 dưới đây.Nhìn vào bảng ta có thể thấy, chỉ tiêu GO của các xã Cam Hiếu là 75 triệu đồng/ha/chu kỳ trồng rừng; xã Cam Chính là 72 triệu đồng và thấp nhất là xã Cam Tuyền là 70 triệu đồng/ha/chu kỳ trồng rừng. Tổng giá trị sản xuất bình quân của 3 xã nghiên cứu là 72,3 triệu đồng/ha/chu kỳ. Xét theo giá trị tăng thêm ta thấy xã Cam Hiếu cao nhất với giá trị là 61,7 triệu đồng, tiếp đến là xã Cam Chính với giá trị là 59,2 triệu đồng và Cam Tuyền có giá trị thấp nhất. Nguyên nhân là do chi phí trung gian (IC) của các xã khác nhau, trong đó xã Cam Tuyền có chi phí trung gian cao nên giá trị VA thấp cũng là điều dễ hiểu.
60
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.13: Kết quả và hiệu quả trồng rừng sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân trên 1 đơn vị ha/chu kỳ)
Chỉ tiêu ĐVT Xã
Cam Chính
Xã Cam Hiếu
Xã Tuyền Cam
Bình quân 1.Tổng giá trị sản xuất (GO) Tr. đồng 72,0 75,0 70,0 72,3 2.Tổng chi phí (TC) Tr. đồng 17,8 17,3 18,1 17,7 Chi phí trung gian(IC) Tr. đồng 12,8 13,3 13,6 13,2
Số công lao động Công 50 40 45 45,0
3.Giá trị tăng thêm (VA = GO-IC) Tr. đồng 59,2 61,7 56,4 59,1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
- Giá trị sản xuất theo tổng chi phí
(GO/TC) lần 4,04 4,34 3,87 4,08
- Giá trị sản xuất theo chi phí trung
gian (GO/IC) lần 5,63 5,64 5,15 5,47
- Giá trị tăng thêm theo chi phí trung
gian (VA/IC) lần 4,63 4,64 4,15 4,47
- Giá trị sản xuất theo lao động
(GO/Công LĐ) Tr. đồng 1,44 1,88 1,56 1,61
- Giá trị tăng thêm theo lao động
(VA/Công LĐ) Tr. đồng 1,18 1,54 1,25 1,31
Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 Tại xã Cam Hiếu: Chỉ tiêu giá trị sản xuất theo tổng chi phí (GO/TC) của xã có giá trị cao nhất, đạt 4,34 lần. Hay nói cách khác, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra để trồng rừng thì sẽ thu lại được 4,34 đồng giá trị sản xuất. Nếu xét theo giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (GO/IC) của xã này lại đạt kết quả cao hơn, đạt 5,64 lần. Theo đó, giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian cũng đạt kết quả khá cao là 4,64 lần. Giá trị tăng thêm theo lao động tại xã Cam Hiếu đạt giá trị 1,88 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất.
Tại xã Cam Chính: Chỉ tiêu giá trị sản xuất theo tổng chi phí (GO/TC) của xã có giá trị thấp hơn xã Cam Hiếu, đạt 4,04 lần. Giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (GO/IC) của xã này gần bằng với xã Cam Hiếu, đạt 5,63 lần. Hay nói cách khác, cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra để trồng rừng thì sẽ thu lại được 5,63 đồng giá trị tăng thêm. Xét theo giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian cũng đạt kết quả khá cao là 4,63 lần. Giá trị tăng thêm theo lao động tại xã Cam Chính đạt giá trị 1,18 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất.
61
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Tại xã Cam Tuyền: Các giá trị về giá trị sản xuất theo tổng chi phí, theo chi phí trung gian và giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian đều thấp hơn 2 xã còn lại.
Nguyên nhân là xã Cam Tuyền có địa hình núi phức tạp hơn, việc trồng rừng thường gặp khó khăn, do đó chi phí sản xuất thường bị tăng cao hơn các xã khác. Mặt khác, giá trị sản xuất có được cũng thấp hơn vì năng suất trồng không cao, mật độ trồng rừng không cao như xã Cam Hiếu và Cam Chính.
Nhìn chung, ở cả ba xã so với các cây trồng khác thì giá trị sản xuất gia tăng khá cao, trong khi đó chi phí trung gian bỏ ra không nhiều, giá trị gia tăng của rừng trồng sản xuất khá cao nên người dân xem trồng rừng sản xuất là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Khi sử dụng chỉ tiêu GO/IC có thể thấy, bình quân chung ở cả 3 xã cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được 5,47 đồng giá trị sản xuất; ở xã Cam Chính và Cam Hiếu thì giá trị này cao hơn, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được lần lượt là 5,63 và 5,64 đồng giá trị sản xuất; ở xã Cam Tuyền có giá trị thấp hơn, bỏ ra 1 đồng chí chí trung gian sẽ thu được 5,15 đồng giá trị sản xuất.
Đối với chỉ tiêu VA/IC ta có thể thấy rằng bình quân chung cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được 4,47 đồng giá trị tăng thêm; ở xã Cam Chính giá trị tăng thêm đạt được là 4,63 lần, xã Cam Hiếu giá trị tăng thêm đạt được 4,64 lần, xã Cam Tuyền giá trị tăng thêm đạt được 4,15 lần. Từ những chỉ tiêu trên có thể thấy rằng hiệu quả trồng rừng sản xuất ở xã Cam Hiếu là cao nhất, sau đến xã Cam Chính và Cam Tuyền
• Đánh giá một số chỉ tiêu về hiệu quả tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất thường sử dụng phương pháp phân tích chi phí và thu nhập viết tắt là là CBA (Cost Benefit Analysis). Qua điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu với một số mô hình canh tác như: Mô hình trồng cây nông lâm kết hợp, mô hình trồng rừng thuần loài, kết hợp với giá cả, vật tư và nhân công tại thời điểm nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp phân tích và đưa ra một số mô hình hiện đang được áp dụng tại địa phương, số liệu được tổng hợp ở bảng 2.14:
62
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.14: Tổng hợp hiệu quả kinh tế một số cây lâm nghiệp chính tính bình quân trên ha (trong chu kỳ 8 năm)
ĐVT: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu
Loài cây
Keo tai tượng Keo lá tràm Keo lai Keo lai + Sắn
1 Ct 7.830 7.830 8.673 21.839
2 Bt 40.886 36.911 48.268 66.268
3 Bt – Ct 33.056 29.081 39.595 44.429
4 NPV 16.808 14.495 20.317 24.834
5 BCR 3,41 3,07 3,61 2,24
6 IRR (%) 29,2 27,2 30,2 53,6
Nguồn: Số liệu tổng hợp, phân tích của tác giả năm 2017 (Ghi chú: Ct: Chi phí về vốn đầu tư tại năm t + chi phí vận hành hàng năm t + chi phí bảo hành tại năm t; Bt: là lợi ích trong năm t (thu nhập tại năm t); NPV: chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng; BCR: Tỷ số lợi ích – chi phí; IRR: Tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian)
Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế cây lâm nghiệp được thể hiện qua bảng trên. Với chu kỳ kinh doanh 8 năm: Mô hình trồng Keo lai kết hợp với trồng sắn KM94 trong năm đầu là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đó là mô hình trồng Keo lai hom, Keo tai tượng, Keo lá tràm thuần loài. Cây Keo lai hom mặc dù sinh trưởng nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao hơn Keo tai tượng, Keo lá tràm nhưng thực tế với điều kiện tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu là ít phù hợp vì đây là loài cây rất dễ bị gãy đổ khi gặp gió, bão, chỉ thích hợp trồng nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, đồi thấp. Trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cây Keo tai tượng là phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận ròng, tỷ suất thu nhập và chi phí: đối với Keo lai hom giá trị NPV và BCR cao hơn nhiều so với các giá trị này của Keo tai tượng, Keo lá tràm. Bình quân 1 ha Keo lai hom kết hợp với trồng
63
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế