CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
2.2.1. Đánh giá hiện trạng phân bổ và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ
Cam Lộ có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 22.492 ha, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản xuất hơn 17.000 ha, đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả.
Trong những năm qua, mặc dầu trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhưng ngành lâm nghiệp huyện Cam Lộ vẫn đạt được những bước phát triển đáng khích lệ. Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm. Năm 2004 độ che phủ rừng của huyện là 38% đến cuối năm 2016 độ che phủ rừng đạt 51,2%, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của huyện. Rừng ngày càng có vai trò to lớn trong việc nâng cao thu nhập, che phủ đất, phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển lâm nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và phát triển KTXH của huyện.
42
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.3: Tổng hợp độ che phủ rừng tại huyện Cam Lộ, năm 2016
(ĐVT: Ha)
TT Tên xã; Thị trấn Tổng diện tích
tự nhiên Tổng diện tích
có rừng Độ che phủ rừng (%)
1 TT. Cam Lộ 1.102,7 200,8 18.2
2 Cam Tuyền 10.329,1 7.066,6 68.4
3 Cam An 1.430,4 218,4 15.3
4 Cam Thủy 2.084,9 607,6 29.1
5 Cam Thanh 1.324,3 317,6 24.0
6 Cam Thành 4.369,9 2.370,8 54.3
7 Cam Hiếu 2.567,5 1.173,3 45.7
8 Cam Chính 5.626,2 3.048,4 54.2
9 Cam Nghĩa 5.585,7 2.610,5 46.7
Tổng 34.420,7 17.614,0 51.2
Nguồn: Số liệu kiểm kê rừng 2017-Hạt kiểm lâm Cam Lộ Về tiềm năng đất lâm nghiệp: Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, trên 60 % diện tích tự nhiên của huyện, với kiểu địa hình vùng gò đồi, bán sơn địa; đất đai chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng trên đá sa phiến thạch rất thích hợp cho phát triển trồng các loài cây lâm nghiệp, đặc biệt có thể đa dạng các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp (cây cao su) có giá trị kinh tế như Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lai giâm hom (giữa Keo tai tượng x Keo lá tràm) và các loài cây lâm sản ngoài gỗ như mây, cây chè vằng, gà gai leo ... có tiềm năng hình thành các gia trại, trang trại sản xuất nông, lâm kết hợp. Có thể phân chia thành các tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng địa hình núi thấp chân dãy Trường Sơn: Với các dãy núi thấp chạy từ phía Tây Bắc qua phía Tây xuống phía Nam huyện với độ cao địa hình chủ yếu từ 200 - 400m ở khu vực đồi Fuler xã Cam Tuyền, xã Cam Nghĩa,...Đây là vùng địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Đối với những khu vực rừng tự nhiên đã tổ chức giao cho hộ gia đình bảo vệ, hưởng lợi; đối với những vùng còn lại thích hợp để phát triển lâm nghiệp trong đó phù hợp với phát triển lâm nghiệp theo hướng quản lý kinh doanh lâm sản bền vững.
43
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.4: Diện tích đất lâm nghiệp huyện Cam Lộ theo 3 loại rừng, năm 2016
(ĐVT: Ha) Phân loại rừng Tổng diện
tích
Diện tích trong quy
hoạch
Đặc dụng Phòng hộ
Sản xuất
Rừng ngoài đất quy hoạch
L.N Khu rừng
nghiên
cứu Cộng Đầu
nguồn
TỔNG 22.492,40 21.398,80 742,2 4.087,20 4.087,20 17.311,60 1.093,60 I. Rừng phân theo nguồn gốc 17.499,00 16.713,40 574,9 3.286,90 3.286,90 13.426,60 785,6
1. Rừng tự nhiên 2.033,30 2.022,30 0 1.420,00 1.420,00 602,3 11
- Rừng thứ sinh 2.033,30 2.022,30 0 1.420,00 1.420,00 602,3 11
2. Rừng trồng 15.465,70 14.691,10 574,9 1.866,90 1.866,90 12.824,30 774,6 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 15.465,70 14.691,10 574,9 1.866,90 1.866,90 12.824,30 774,6 II. Rừng phân theo điều kiện lập địa 17.499,00 16.713,40 574,9 3.286,90 3.286,90 13.426,60 785,6 1. Rừng trên núi đất 17.477,60 16.692,00 574,9 3.286,90 3.286,90 13.405,20 785,6
2. Rừng trên núi đá 21,4 21,4 21,4
III. Đất chưa có rừng QH cho LN 4.993,40 4.685,40 167,3 800,3 800,3 3.885,00 308 1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2.651,90 2.343,90 127,9 606,7 606,7 1.737,20 308
2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 168 168 34,7 34,7 133,3
3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 269,4 269,4 36,6 36,6 232,8
4. Núi đá không cây 17,9 17,9 17,9
5. Đất có cây nông nghiệp 408,1 408,1 0,7 0,7 407,5
6. Đất khác trong lâm nghiệp 1.478,00 1.478,00 39,3 121,7 121,7 1.356,30
Nguồn: Số liệu kiểm kê rừng 2017-Hạt kiểm lâm Cam Lộ) 44
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Tiểu vùng địa hình đồi thoải lượn sóng:
Phân bố chủ yếu ở khu vực Tân Lâm, Cùa (các xã Cam Chính, Cam Nghĩa và một phần Cam Thành). Đây là vùng địa hình mang sắc thái của một cao nguyên thấp (độ cao địa hình đa phần từ 50 - 100m), hình thành các dãy đồi liên tiếp với nhau tương đối bằng phẳng, thích hợp cho khai thác sử dụng vào phát triển cây công nghiệp (Cao su, Hồ tiêu); đối với diện tích đất lâm nghiệp nằm xa khu dân cư thì thích hợp với trồng rừng thâm canh với những loài cây sinh trưởng nhanh (Keo giâm hom), mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-Tiểu vùng địa hình bằng, thấp:
Mang đặc trưng của địa hình đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu. Là địa bàn độ dốc địa hình đa phần dưới 50, phân bố tập trung ở một phần xã Cam Tuyền, Cam Thành và các xã Cam An, Cam Hiếu, thị trấn Cam Lộ... Tiểu vùng địa hình này thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng nông nghiệp, đặc biệt thích hợp với hệ thống canh tác cây ngắn ngày và thâm canh cây lâm nghiệp.
Với tiềm năng đất đai và điều kiện địa hình phong phú, dân cư tập trung chủ yếu khu vực nông thôn - chiếm 86,1% tổng dân số toàn huyện, huyện Cam Lộ có nhiều thuận lợi, lợi thế cho phát triển lâm nghiệp như đa dạng loài cây trồng, trồng rừng thâm canh, trồng rừng cây gỗ lớn, cây công nghiệp (cao su), cây lâm sản ngoài gỗ,....
Với sự đầu tư hợp lý và chính sách phù hợp có thể khẳng định rằng nền lâm nghiệp trong những năm tới sẽ tăng tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, trở thành một ngành kinh tế quan trọng và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
Tuy vậy, giá trị kinh tế và hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ một số vấn đề hạn chế; rừng sản xuất năng suất, hiệu quả kinh tế chưa cao, rừng tự nhiên vẫn còn bị xâm hại; công tác quản lý đất đai nhất là diện tích đất lâm nghiệp của các tổ chức bàn giao chưa chặt chẽ, công tác giao đất, giao rừng đã được triển khai nhưng chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tiển; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp tuy có đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế; việc sắp xếp tổ chức sản xuất, quản lý và bảo vệ rừng vẫn còn một số bất cập...
45
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
2.2.1.2. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam lộ
Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện có những tiến bộ rõ rệt từng bước đi vào nề nếp. Tình trạng giao đất sai thẩm quyền đã được khắc phục. Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được tập trung đẩy mạnh. Công tác đo đạc bản đồ, lập kế hoạch sử dụng đất được chú trọng, tranh thủ các nguồn vốn để tập trung đẩy nhanh tiến độ. Bản đồ địa chính đo mới và hồ sơ địa chính đang từng bước được thành lập theo Luật đất đai. Người dân thực sự làm chủ và khai thác có hiệu quả đất được giao, tình trạng lấn chiếm đất đai ngày càng giảm.
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng chủ quản lý rừng năm 2016
Đến hết tháng 12 năm 2016 tổng diện tích đất trồng rừng đã cấp giấy chứng nhận QSĐ đất là 9.814,9 ha, trong đó cấp cho tổ chức là 1.716,1 ha và cấp 2.035 giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân, với diện tích 8.098,8 ha.
So với kế hoạch đề ra, việc cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với đất lâm nghiệp vẫn còn chậm, nguyên nhân của tình trạng trên đây là do nhiều vấn đề bất cập nhưng chủ yếu là do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các phòng, ban chức năng liên quan chưa nhận thức đúng trách nhiệm, thiếu quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
46
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Đối với công tác Quy hoạch sử dụng đất phần nào còn thiếu tính thực tiễn không phù hợp với nguồn lực của địa phương, do đó tính khả thi không cao, hiệu quả về mặt môi trường và xã hội chưa được coi trọng, các phương án quy hoạch sử dụng đất dường như chỉ chú trọng vào mục tiêu kinh tế trước mắt.
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp hiện trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp (ĐVT: Ha) TT Tình trạng sử dụng Tổng
cộng
Doanh nghiệp NN
Hộ gia đình,cá
nhân
Cộng đồng
Đơn vị vũ trang
UBND
Các tổ chức khác TỔNG 22.615,7 3.302,6 8.319,3 340,6 617,5 9.286,2 749,6 I Đã giao quyền sử
dụng đất 9.814,9 8.098,8 340,6 617,5 8,3 749,6 1 Không có tranh chấp 9.814,9 8.098,8 340,6 617,5 8,3 749,6
1.1 Rừng tự nhiên 1.132,8 1.132,8
1.2 Rừng trồng SX 6.540,5 5.424,6 212,7 312,5 8,3 582,4 1.3 Đất chưa có rừng 2.141,6 1.541,5 127,9 305,0 167,3
2 Đang có tranh chấp - - - -
II Chưa giao quyền sử
dụng đất 12.800,9 3.302,6 220,5 9.277,8 1 Không có tranh chấp 12.800,9 3.302,6 220,5 9.277,8
1.1 Rừng tự nhiên 900,5 900,5
1.2 Rừng trồng SX 9.040,2 3.057,6 197,9 5.784,7 1.3 Đất chưa có rừng 2.860,1 244,9 22,6 2.592,6
2 Đang có tranh chấp - - - -
Nguồn: Số liệu kiểm kê rừng 2017-Hạt kiểm lâm huyện Cam Lộ - Công tác quy hoạch sử dụng đất phần nào còn mang tính manh mún và áp đặt, không có sự phối hợp liên kết giữa các ngành kinh tế khác nhau, sự yếu kém trong khâu quản lý đất đai của chính quyền và người dân địa phương. Tuy nhiên việc sử dụng từ các diện tích đất được giao ở nhiều nơi vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
- Vai trò của người dân trong công tác quy hoạch chưa thực sự được chú ý nên công tác QHSDĐ chưa phù hợp với nguyện vọng của người dân, thậm chí ở nhiều nơi người dân phản đối và có những hành động cản trở công tác quy hoạch, công tác giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng.
47
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
2.2.1.3. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn huyện Cam Lộ
Đối với doanh nghiệp, tổ chức:
Diện tích đất lâm nghiệp hiện do các doanh nghiệp, tổ chức, lực lượng vũ trang quản lý còn lớn, hơn 14.000 ha, chiếm trên 70 % tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Nhiều diện tích quản lý, sử dụng còn chưa hiệu quả, trong lúc người dân rất cần đất để sản xuất, phát triển kinh tế, đây là một vấn đề cần tập trung giải quyết dứt điểm để chuyển giao một phần diện tích lại cho người dân trên địa bàn tổ chức sản xuất. Cụ thể:
+ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 hiện đang quản lý diện tích đất trên địa bàn khá lớn trên 3.496 ha. Trong năm 2014 đã có biên bản thống nhất kết quả chuyển giao đất sau rà soát của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp đường 9 về địa phương quản lý với diện tích 5.916 ha trong đó đất rừng tự nhiên; Đất rừng trồng, đất trống đồi núi trọc; Đất nông nghiệp và một số loại đất khác. Đặc biệt ở đây các xã có diện tích đất rừng trồng giao lại khá lớn như xã Cam Tuyền gần 1.500ha. Tuy vậy sau khi bàn giao phần lớn diện tích này các tổ chức và cá nhân đã trồng rừng nên việc quy chủ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới các địa phương phải tổ chức thực hiện quy chủ, kiểm tra đối tượng sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất người dân đã sử dụng ổn định trước khi nhận bàn giao (tháng 10/2014). Đo đạc, quy chủ đề nghị UBND huyện phương án thu hồi đất đối với những người sử dụng đất không đúng đối tượng.
+ Trung tâm Nghiên cứu khoa học Sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ: sử dụng đất tại 4 đơn vị là Cam Hiếu, Cam Chính, Cam Thành và Thị trấn Cam Lộ với tổng diện tích là 640,5 ha. Ngoài một số rừng giống, vườn giống, khảo nghiệm giống mới còn có một số diện tích sản xuất không hiệu quả chủ yếu trồng tràm và bạch đàn, cây sinh trưởng và phát triển kém, hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó người dân địa phương đang thiếu đất để sản xuất. Chính vì vậy UBND tỉnh đã có quyết định số 2648 QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc điều chỉnh thu hồi đất của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ để giao địa phương quản lý sử dụng với diện tích 182,18ha.
48
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
+ Trại Nghĩa An: Sau khi thành lập Trại giam Nghĩa An tiếp nhận 1.202 ha.
Trong những năm trước đây có sự tranh chấp đất rừng giữa nhân dân với Trại Nghĩa An. Theo kết quả rà soát, đơn vị đang sử dụng là 800,75 ha; Đây là diện tích tương đối lớn nên trong năm 2015 đã bàn giao lại cho địa phương 287,19ha theo quyết định số 2719/QD-UBND ngày 7 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh quảng Trị.
Bảng 2.6: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý ĐVT: Ha
Phân loại rừng Tổng Doanh nghiệp NN
Hộ gia đình, cá nhân
Cộng đồng
Đơn vị vũ trang
Các tổ chức khác
UBND TỔNG 22.615,7 3.302,6 8.319,3 340,6 617,5 749,6 9.286,2 I. Rừng phân theo nguồn gốc 17.614,0 3.057,6 6.755,2 212,7 312,5 582,4 6.693,6
1. Rừng tự nhiên 2.033,3 1.132,8 900,5
- Rừng nguyên sinh
- Rừng thứ sinh 2.033,3 1.132,8 900,5
2. Rừng trồng 15.580,7 3.057,6 5.622,5 212,7 312,5 582,4 5.793,1 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 15.580,7 3.057,6 5.622,5 212,7 312,5 582,4 5.793,1
- Trồng lại sau khi k.thác rừng đã có
- Tái sinh chồi từ rừng trồng đã k.thác
3. Rừng trồng cao su, đặc sản 2.536,6 144,0 1.377,8 312,5 702,3
- Rừng trồng cao su 2.536,6 144,0 1.377,8 312,5 702,3
- Rừng trồng đặc sản
II. Rừng phân theo điều kiện lập địa 17.614,0 3.057,6 6.755,2 212,7 312,5 582,4 6.693,6 1. Rừng trên núi đất 17.592,6 3.057,6 6.753,0 212,7 312,5 582,4 6.674,5
2. Rừng trên núi đá 21,4 2,2 19,2
3. Rừng trên đất ngập nước
4. Rừng trên cát
III. Rừng tn phân theo loài cây 2.033,3 1.132,8 900,5
1. Rừng gỗ 2.029,9 1.129,4 900,5
- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 2.029,9 1.129,4 900,5
- Rừng gỗ lá rộng rụng lá và kim
2. Rừng tre nứa 3,4 3,4
- Nứa, vâu
- Tre/luồng, lồ ô
- Các loài khác 3,4 3,4
3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
- Gỗ là chính
- Tre nứa là chính
IV. Rừng gỗ tn phân theo trữ lượng 2.029,9 1.129,4 900,5
1. Rừng giàu
2. Rừng trung bình 103,7 101,7 2,0
3. Rừng nghèo 1.926,3 1.027,7 898,6
4. Rừng nghèo kiệt
5. Rừng chưa có trữ lượng
V. Đất chưa có rừng QH cho LN 5.001,7 244,9 1.564,1 127,9 305,0 167,3 2.592,6
Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Cam Lộ
49
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Đối với các HTX:
Diện tích đất lâm nghiệp hiện do các HTX quản lý còn khá lớn gần 500ha, diện tích này đang quản lý thiếu chặt chẽ, ranh giới chưa rõ ràng, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Để quản lý sử dụng đất rừng có hiệu quả nhất thiết trong thời gian tới cần tập trung giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để đất rừng có chủ thực sự, người dân an tâm đầu tư trồng rừng phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, hoặc thực hiện việc thuê đất.
Bên cạnh diện tích do người dân địa phương bao chiếm để trồng rừng, nhưng chưa quy chủ được thì còn một số diện tích khá lớn đất rừng đã bị sang tên đổi chủ cho người dân ở địa phương khác nên gây khó khăn cho công tác quản lý về mặt lâm nghiệp trên địa bàn.
Đối với Hộ gia đình:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp hộ gia đình quản lý sử dụng gần 8.300 ha, chiếm 39%
tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. Phần lớn diện tích đất trước đây người dân trồng rừng mang tính chất chủ yếu là phủ xanh đất trống đồi trọc, chưa chú trọng về hiệu quả kinh tế, trồng theo lối quãng canh, chạy theo diện tích. Nhiều hộ gia đình có tư tưởng trồng cây để lấn chiếm đất nên trồng và khai thác theo kiểu cuốn chiếu (khai thác trước trồng sau), chưa chú trọng đầu tư thâm canh đặc biệt là giống, kỹ thuật chăm sóc, thậm chí nhiều diện tích rừng không được chăm sóc, bảo vệ nên chu kỳ kinh doanh kéo dài thậm chí trên 10 năm đối với cây keo lá tràm, hiệu quả kinh tế đưa lại chưa cao khoảng 15-20 triệu đồng/ha/chu kỳ. Cá biệt có những diện tích rừng Keo của dự án ADB trồng năm 2004 chỉ khoảng 10 triệu đồng/ha. Việc trồng rừng và khai thác rừng chưa theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế đưa lại chưa cao. Việc bao chiếm, chuyển nhượng đất lâm nghiệp còn lớn gây khó khăn trong công tác quản lý.
Nhìn chung, hiện nay diện tích đất rừng giao cho hộ gia đình quản lý bước đầu phát huy hiệu quả, đặc biệt là diện tích đất rừng của các hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì đất rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để người dân yên tâm đầu tư phát triển rừng trên diện tích được giao, từ đó góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó hiệu quả thực sự mang lại từ rừng đã được khẳng định nên người dân cũng đã dần ý thức được trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
50
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế