Ảnh hưởng của các tổ chức KT-XH đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ

2.3.1. Ảnh hưởng của các tổ chức KT-XH đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Bảng 2.17: Vai trò của các tổ chức liên quan đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ

Các tổ

chức Vai trò

Tầm quan trọng

Mức độ tác

động

1. Ban địa chính xã

Xác định ranh giới các loại rừng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và ranh giới đất giữa các hộ gia đình. Chịu trách nhiệm kiểm tra và xác nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho người dân tại địa phương. Theo dõi nắm bắt biến động đất đai của xã qua các năm.

Rất quan trọng

Trực tiếp

2. Phòng Tài nguyên

& và Môi trường

huyện

Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn địa chính, tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất, xác nhận hồ sơ xin cấp giấy sử chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trình UBND huyện xem xét phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất đai tại xã. Chỉ đạo, kiểm tra và tư vấn kỹ thuật đến Ban địa chính xã thực hiện đúng nghiệp vụ chuyên môn.

Rất quan trọng

Trực tiếp

3. UBND xã, huyện

Phổ biến các chủ trương, chính sách và pháp luật (trong đó có luật đất đai,…) của Nhà nước đến người dân, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặt ra kế hoạch cụ thể và kiểm tra, giám sát kế hoạch đã thực hiện ở xã.

Rất quan trọng

Trực tiếp và

gián tiếp

68

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Các tổ

chức Vai trò

Tầm quan trọng

Mức độ tác

động 4.Ban

khuyến nông – lâm

Các khuyến nông, khuyến lâm viên trực tiếp làm việc với xã và các thôn về việc: Chuyển giao khoa học công nghệ, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống,...đến người dân.

Rất quan trọng

Trực tiếp 5. Hội cựu

chiến binh

Tham gia giữ gìn an ninh trật tự địa phương, tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã.

Quan trọng

Trực tiếp 6. Hội nông

dân

Hướng dẫn kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, cho vay vốn thông qua các chương trình dự án.

Quan trọng

Trực tiếp 7. Đoàn

thanh niên

Đi đầu trong việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Quan trọng

Trực tiếp 8 .Hội

phụ nữ

Vận động chị em phụ nữ tích cực tham gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình, cho vay vốn sản xuất thông qua các dự án.

Quan trọng

Trực tiếp 9.Tổ chức

tín dụng Cho vay vốn để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Rất quan trọng

Gián tiếp 10 .Hạt

kiểm lâm Cam Lộ

Phối hợp với chính quyền xã quản lý bảo vệ rừng, cùng với cán bộ địa chính xã theo dõi diễn biến về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

Quan trọng

Trực tiếp 11. Sở TN

&MT Quảng Trị

Kiểm tra và chỉ đạo phòng TN & MT thực hiện công tác quản lý địa chính tại địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc hoạch định chính sách, QHSDĐ.

Quan trọng

Gián tiếp

12. Sở NN

& PTNT Quảng Trị

Thực hiện công tác quản lý sử dụng rừng và đất Lâm nghiệp, kiểm tra và chỉ đạo phòng kinh tế huyện, phối hợp với hạt kiểm lâm tiến hành kiểm tra giám sát các đơn vị chủ rừng, UBND các xã trong việc quản lý và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

Quan trọng

Gián tiếp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

69

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Trong quá trình trao đổi và thảo luận những cán bộ và người dân địa phương, đề tài nhận thấy một số vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức về SDĐ và quản lý rừng như sau:

- Tổ chức chính quyền và quần chúng, xã hội đã có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất đai và quản lý rừng, giám sát thực hiện những chính sách của Nhà nước liên quan về đất đai và quản lý rừng. Họ đã khẳng định vai trò không thể thiếu được của chính quyền xã, Địa chính xã, Ban lâm nghiệp xã, Kiểm lâm. Nhưng vai trò của Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể, Đoàn thanh niên, Tổ chức tín dụng hoạt động còn yếu, chưa thể hiện rõ được vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu quả SDĐ.

- Những tồn tại chủ yếu của các tổ chức có liên quan đến SDĐ và quản lý rừng là năng lực và trình độ còn hạn chế của cán bộ, chưa đáp ứng kịp những đổi mới của khoa học kỹ thuật, chưa có những đầu tư thích hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao hiệu quả SDĐ.

Sơ đồ VENN được thể hiện bằng những đường tròn lớn nhỏ khác nhau, so với đường tròn lớn nhất (trung tâm), sự thể hiện to hay nhỏ, mức độ xa gần của các đường tròn với đường tròn chính là thể hiện mức độ quan trọng, mức độ tác động thường xuyên hay không thường xuyên đến quá trình SDĐ lâm nghiệp. Mức độ chồng chéo lên nhau giữa các đường tròn, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ VENN - Vai trò của các tổ chức trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Cam Lộ - Quảng Trị

70

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)