CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
3.1. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT VÀ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
Bảng 3.1: Bảng phân tích (SWOT) đối với công tác Quản lý SDĐ huyện Cam Lộ Những điểm mạnh (Strengths)
- Là một huyện có vị trí địa lý, giao thông tương đối thuận lợi trong vùng.
- Đất đai tài nguyên trên địa bàn huyện lớn.
- Các mô hình sử dụng đất bền vững đang được người dân quan tâm chú ý.
- Nguồn lao động dồi dào, kiến thức bản địa phong phú.
- Có chủ trương, chính sách về đất đai rõ ràng.
- Trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số mô hình sử dụng đất bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Điểm yếu (Weakness)
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, sử dụng đất.
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp còn hạn chế.
- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ban ngành còn chưa cao, chưa chặt chẽ và thường xuyên.
- Sự tham gia của người dân chưa được đông đảo và thường xuyên.
Những cơ hội (Opportunities)
- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, dễ dàng cho phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp.
- Được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các Ban ngành trong tỉnh.
- Người dân được hưởng những chính sách ưu tiên, hỗ trợ.
- Cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế của huyện từng bước nâng cao tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Những thách thức (Threats)
- Đời sống người dân còn nghèo, sống dựa vào rừng gây sức ép lớn đối với đất đai.
- Mức tăng dân số cao, đất canh tác nông nghiệp ít, an ninh lương thực không đảm bảo.
- Thị trường nông lâm sản không ổn định, giả cả biến động mạnh.
- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện còn thấp, chậm tiếp thu những tiến bộ mới.
79
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
3.1.2. Đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn 3.1.2.1 Thuận lợi
- Diện tích đất quy hoạch lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; đất đai chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng trên đá sa phiến thạch rất thích hợp cho phát triển sản xuất đa dạng các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp chất lượng cao, có khối lượng lớn hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa và các loài cây lâm sản ngoài gỗ như mây, cây chè vằng, ...
có tiềm năng hình thành các gia trại, trang trại sản xuất nông, lâm kết hợp,
- Rừng và đất lâm nghiệp đã từng bước được quy chủ, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho các chủ rừng yên tâm đầu tư phát triển rừng
- Một số mô hình quản lý kinh doanh lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện bước đầu có hiệu quả như mô hình trồng rừng gắn liền với cấp chứng chỉ rừng (FSC);
mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ dăm sang kinh doanh gỗ lớn, mô hình liên doanh liên kết với các Công ty Cổ phần Thương mại tỉnh Quảng Trị ... góp phần tạo điều kiện thuận lợi đầu ra cho các sản phẩm gỗ xuất khẩu, đáp ứng với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới.
- Nhiều nhà máy, cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu và đồ mộc dân dụng trên địa bàn đang phát triển mạnh tạo điều kiện đầu ra ổn đinh.
- Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông sản phẩm; nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và phù hợp với sản xuất lâm nghiệp
- Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh trong những năm vừa qua, sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc phát triển lâm nghiệp
3.1.2.2 Khó khăn, hạn chế
- Công tác quản lý quy hoạch, phát triển rừng chưa tốt, công tác giao đất, khoán rừng, cho thuê đất vẫn còn chậm so với yêu cầu, việc quy chủ đất của các lâm trường giao lại còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng, phòng chóng cháy rừng còn hạn chế làm cho nạn lấn chiếm, tranh chấp đất rừng vẫn còn xảy ra.
- Tiềm năng đất đai lớn, nguồn nhân lực dồi dào nhưng giá trị lĩnh vực lâm nghiệp thấp chiếm khoảng 8,7% (giai đoạn 2010 – 2015) trong tỷ trọng cơ cấu ngành.
80
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vừa ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo lợi ích bảo vệ môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rỏ nét (Lượng mưa không đều, hệ thống sông suối ngắn, dốc; nắng hạn khốc liệt kéo dài; bão lũ thất thường)
- Nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng về sản lượng, chủng loại rừng gổ lớn có nguồn gốc (Chứng chỉ FSC) chu kỳ sản xuất dài đáp ứng tỷ lệ che phủ bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, trong khi người dân đang sản xuất chủ yếu rừng Keo lai chu kỳ ngắn sản lượng thấp để chế biến gổ dăm và tỷ lệ che phủ rừng thiếu bền vững.
- Công tác tổ chức sản xuất, khai thác chưa liên kết các hộ hình thành nhóm, tổ hợp tác, HTX gắn doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong tiêu thụ, tạm ứng vốn để nâng cao chất lượng, sản lượng gổ.
- Rừng tự nhiên còn lại rất ít về diện tích và chất lượng. Một số loài cây gỗ quý hiếm hầu như không còn. Tình trạng chặt phá rừng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
- Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các xã, thị trấn còn nhiều thiếu sót, Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ chuyên trách theo dõi về lâm nghiệp cấp xã chưa có, năng lực cán bộ phụ trách chưa cao, cần nâng cao hơn về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự phối hợp của các cơ quan chưa đồng bộ.
- Hệ thống đường lâm nghiệp còn thiếu, hàng năm bị mưa lũ xói mòn xuống cấp nghiêm trọng, chưa đảm bảo trong quá khai thác và vận chuyển lâm sản cũng như trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Phần lớn người dân trồng rừng theo lối quãng canh, chạy theo diện tích. Nhiều hộ gia đình có tư tưởng trồng cây để lấn chiếm đất nên trồng và khai thác theo kiểu cuốn chiếu, chưa chú trọng đầu tư thâm canh đặc biệt là giống, kỹ thuật chăm sóc dẫn đến năng suất thấp.
- Tư duy sản xuất của một số chủ rừng vẫn chưa thay đổi, chưa có sự đầu tư thâm canh đúng mức, thiếu sự liên kết mặc dù Nhà nước đã ban hành ra rất nhiều chính sách khuyến khích các chủ rừng phát triển theo định hướng nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, xuất khẩu.
81
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Qua thảo luận với cán bộ và người dân địa phương, họ đều cho rằng tiềm năng đất chưa sử dụng của huyện còn lớn, đây là hướng cần khai thác mở rộng diện tích canh tác trong tương lai. Đất chưa sử dụng phần lớn là đất không có gỗ tái sinh ( Ia, Ib), loại đất này chuyển lớp đột ngột, thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước và phân kém.
Vì vậy, nếu không có biện pháp cải tạo đất hoặc thay đổi loài cây trồng thì khó có thể nâng cao được hiệu quả SDĐ. Họ cho rằng những biện pháp để nâng cao hiệu quả SDĐ lâm nghiệp là thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp, đồng thời trồng xen với các loại cây ngắn ngày trong giai đoạn đầu là hiệu quả.
Như vậy, tổng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu dành cho mục đích sản xuất lâm nghiệp là chính. Đây là diện tích đất có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất lâm nông nghiệp và mở rộng thêm diện tích đất lâm nghiệp. Về chất lượng đất bao gồm cả diện tích đang canh tác và diện tích đất chưa sử dụng đều có khả năng đáp ứng được nhu cầu trồng cây lâm nông nghiệp và sẽ cho năng suất chất lượng cao nếu được đầu tư thỏa đáng