CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ
2.3.2. Ảnh hưởng của các chính sách, pháp luật đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
Ở nước ta các chính sách có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất gồm:
- Luật đất đai sửa đổi năm 2013 và các nghị định chính phủ hướng dẫn thi hành Luật như NĐ43,NĐ44, NĐ 01…
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Các chính sách về giao đất giao rừng như NĐ/01/CP, NĐ 02/CP, NĐ 163/CP.
Điều 53 Hiến pháp 2013 nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đất đai 2013 (sửa đổi) tiếp tục khẳng định rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, cũng như các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài . Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất ( Điều59); Thời hạn giao đất công nhận quyền sủ dụng đất nông nghiệp là 50 năm (điều 126). Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất đều có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền SDĐ (Điều 179). Trong luật còn quy định nhiều điều liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người dân. Chính những điều luật được quy định này đã khuyến khích rất nhiều thành phần tham gia, đặc biệt khuyến khích đông đảo người dân tham gia vào các hoạt động, nhận đất, nhận rừng..
Qua đó ta thấy Luật đất đai đã tạo lên khung pháp lý cho phép sử dụng đất, thời gian sử dụng đất (SDĐ) và các quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc SDĐ có hiệu quả. Khẳng định quyền SDĐ lâu dài, ổn định để nhân dân yên tâm sản xuất, khẳng định những thành quả lao động do dân tạo ra. Đây là một trong những điều kiện, là cơ sở phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Khi thực hiện phỏng vấn người dân về những khó khăn để tổ chức sản xuất đa số họ đều cho rằng chính sách hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất là quan trọng như cho vay để đầu tư trồng rừng thâm canh,...Chính sách về vốn đối với người dân nơi đây còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, đồng vốn đến được với người dân còn chậm và nhiều thủ tục rườm rà, việc cho vay vốn nên chiếu cố đến chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng,…giảm lãi suất cho vay trồng rừng và những cây dài ngày có tác dụng bảo vệ đất.
71
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến SDĐ: Công tác quản lý SDĐ đai trên địa bàn huyện Cam Lộ nhìn chung đã được ổn định và bước đầu đi vào nề nếp.
Một số mô hình NLKH đã tỏ ra có hiệu quả, người dân yên tâm phấn khởi đầu tư làm ăn trên đất được giao, đời sống của họ đã một phần được cải thiện.
Bên cạnh những ưu điểm, vấn đề giao đất, giao rừng ở xã vẫn còn những bất cập như diện tích giao đến tay người dân, nhưng có nơi chưa xác định được ranh giới rõ ràng, vốn đầu tư cho người dân lại quá ít, họ trồng nhưng chưa có đầu tư chăm sóc, bảo vệ nên tỷ lệ chết còn cao. Diện tích rừng chết không được nghiệm thu, mà người dân lại thiếu vốn nên chưa thể đầu tư trồng lại. Do vậy diện tích rừng phát triển còn chậm, tập trung (theo nhóm) nghĩa là một nhóm hộ cùng nhận một diện tích, dần dần mâu thuẫn nảy sinh dẫn đến tình trạng tranh chấp lẫn nhau, tổ chức sản xuất kinh doanh không theo hướng nhất định nào. Với tư tưởng chung nên không đầu tư vào sản xuất mà khai thác triệt để, bóc lột đất đai, dẫn đến đất bị xói mòn, bạc màu, giảm năng suất cây trồng.
2.3.3. Ảnh hưởng của thị trường đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
Xuất phát từ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có thể nói thị trường lâm sản là một thị trường đa cấp. Hầu hết các sản phẩm đều phải đáp ứng về thời gian, không gian, chất lượng. Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia vào các kênh thị trường cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi trên của thị trường.
Những chi phí này được phản ánh vào giá cả. Giá của các mặt hàng lâm sản luôn nhạy cảm với độ biến động theo chu kỳ, theo khả năng cung ứng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường kéo dài nên phản ứng của thị trường thường có độ trễ. Do đó, chúng ta cần phải có một kế hoạch dài hạn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Về thị trường: Xuất phát từ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có thể nói thị trường lâm sản là một thị trường đa cấp. Hầu hết các sản phẩm đều phải đáp ứng về thời gian, không gian, chất lượng. Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia vào các kênh thị trường cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi trên của thị trường. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả. Giá của các mặt hàng lâm sản luôn nhạy cảm với độ biến động theo chu kỳ, theo khả năng cung ứng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường kéo dài nên phản ứng của thị trường thường có độ
72
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
trễ. Do đó, chúng ta cần phải có một kế hoạch dài hạn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Giá gỗ rừng trồng sản xuất ở huyện Cam lộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cự ly vận chuyển từ rừng trồng đến nhà máy, điều kiện khu rừng để khai thác nếu xe cơ giới vào được khu rừng thì chi phí sẽ giảm. Từ thực tế này, nhiều hộ dân đã không bán cho nhà máy mà bán cho người thu gom trung gian.
Trước đây gỗ rừng trồng khai thác được thu mua và tiêu thụ bởi Công ty liên doanh VIJACHIP ở cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Hiện nay có thêm nhiều nhà máy ván dăm ở cảng Chân Mây - huyện Phú lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế, nhà máy MDF Quảng Trị, các nhà máy dăm giấy ở cảng Hòn La - huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình, các nhà máy dăm giấy tại cảng Vũng Áng - huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh,...đang thu mua và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Cam lộ nói riêng nói riêng tùy thuộc vào giá mua của các nhà máy và cung đường vận chuyển.
Sơ đồ 2.2. Chuỗi thị trường tiêu thụ sản phẩm trồng rừng
73
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Các kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, tổ chức hay cá nhân thu mua với người tiêu dùng trong việc mua, bán một loại sản phẩm nào đó và sự lưu chuyển của hàng hoá đó từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng. Đối với Cam lộ có ba kênh tiêu thụ sản phẩm:
Kênh thứ nhất người sản xuất, hộ gia đình trồng rừng sản xuất tự khai thác bán lâm sản tại nhà máy, kênh này chiếm tỷ lệ 35%. Đến chu kỳ khai thác, các nông hộ thuê dịch vụ khai thác bao gồm nhân công, vận chuyển về nhà máy tiêu thụ; nhưng những nhân công mà các nông hộ trồng rừng sản xuất thuê thông thường là không chuyên nghiệp, tiền công lao động cao và hiệu suất làm việc thấp hơn so với những nhân công chuyên nghiệp ở thương lái lớn. Đa số các nông hộ tự khai thác khoán rừng khai thác theo tỷ lệ, đối với những thửa rừng thuận tiện về đường sá thì nông hộ trồng rừng sản xuất được hưởng 60%, dịch vụ khai thác hưởng 40% doanh thu bán gỗ rừng tại nhà máy. Những thửa rừng có chủ rừng nhận được khoảng 40%.
Kênh thứ hai, hộ gia đình trồng rừng bán cây đứng cho thương lái nhỏ, những thương lái nhỏ này tổ chức thuê dịch vụ khai thác, thuê dịch vụ vận chuyển về nhà máy bán, kênh này chiếm tỷ lệ 25% sản lượng. Những thương lái nhỏ thu mua rừng từ các nông hộ sau đó thuê nhân công khai thác, khai thác xong thương lái nhỏ thuê xe chở về nhà máy tiêu thụ. Với thương lái nhỏ, họ thuê nhân công cao hơn thương lái lớn vì việc làm không được thường xuyên, ngoài ra họ không có lợi trong việc vận chuyển lâm sản về nhà máy do không chủ động trong xe vận chuyển, có xe đơn giá vận chuyển thấp có xe đơn giá vận chuyển cao; với giá thấp hay cao các thương lái nhỏ này cũng phải chấp nhận để vận chuyển lâm sản về nhà máy bán vì nếu đã khai thác mà để lâu thì cây khô, cho sản lượng thấp.
Kênh thứ ba, hộ gia đình trồng rừng bán cây đứng cho thương lái lớn, thương lái lớn này thuê công lao động khai thác và tự vận chuyển về nhà máy bán, đây là kênh tiêu thụ chính của các nông hộ trồng rừng chiếm 40% sản lượng. Những thương lái lớn này có đầy đủ các điều kiện như: thuê nhân công dài hạn làm việc thường xuyên chuyên khai thác rừng nên ngày công lao động của nhân công thấp hơn so với những nhân công không chuyên nghiệp, ngoài ra còn có các thiết bị khai thác chuyên dụng khác như máy cưa, xe vận chuyển.
74
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Thông tin trong chuỗi cung trồng rừng sản xuất rất quan trọng đối với người trồng rừng sản xuất. Tùy vào từng khâu, từng mắt xích của chuỗi mà có những loại thông tin cần được quan tâm khác nhau và mức độ rõ ràng của thông tin khác nhau.
Đối với giá cả sản phẩm lâm sản người sản xuất quan tâm nhất tới thông tin giá cả, thông tin về phương thức chi trả. Những thông tin này người sản xuất có được thông qua lái thương và những hộ nông dân khác. Những thông tin này cũng có thể tham khảo đối chiếu từ các các nhà máy thu mua lâm sản. Ngoài ra, thông tin về chất lượng yếu tố đầu vào cũng rất quan trọng nhưng đôi khi một số người dân không chú trọng như cây giống (từ các nhà lái buôn, không rõ nguồn gốc giống). Thông thường dựa vào uy tín của các vườn ươm lâu năm và các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất đưa ra (phân bón).
Tóm lại, thị trường tiêu thụ lâm sản có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp. Nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi như vậy nên diện tích rừng trồng ở huyện Cam Lộ ngày càng được mở rộng vào sản xuất, đồng thời giúp người dân trồng rừng yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó người trồng cây nguyên liệu giấy góp phần thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi như vậy đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân khi được giao đất rừng, quản lý và sử dụng.