CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
2.2.2. Lịch mùa vụ và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo tuyến lát cắt
Bảng 2.7: Lịch mùa vụ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. Cây cao su
Chăm Sóc Thời gian cạo mủ
Trồng Chăm sóc
2. Cây hồ tiêu
Thu hoạch Chăm sóc Trồng Chăm sóc
3.Trồng
rừng Chăm Sóc
Tạo cây Con
Trồng Rừng
4. BVR
5. Lao
động Cần Nhiều Lao động Nhàn rỗi
Nhiều
6. Nhu cầu vốn
Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng lịch thời vụ của huyện Cam Lộ như sau:
+ Cây công nghiệp: Cây Cao su trồng vào tháng 9 - 10, chăm sóc vào tháng 10 - 11 và tháng 2 - 3 năm sau. Thời gian khai thác mủ từ tháng 4 - 12 trong năm. Đối với cây Hồ tiêu bắt đầu trồng vào tháng 8 - 9, chăm sóc vào tháng 11 - 12, thu hoạch vào tháng 2 - 3, sau đó chăm sóc vào tháng 6 - 7.
+ Cây lâm nghiệp cần nhiều lao động từ tháng 5 đến tháng 6 sản xuất cây giống, tháng 9 đến tháng 10 bắt đầu trồng rừng và từ tháng 1 đến tháng 2 năm sau chăm sóc.
Công tác bảo vệ rừng từ tháng 1 - 12 cho đến khi khai thác.
+ Nhu cầu lao động cần nhiều từ tháng 1 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 12 trong năm, lao động lúc này tập trung cho việc, trồng, thu hoạch và chăm sóc. Các tháng còn lại tương đối nhàn rỗi, do đó người dân phải biết tận dụng thời gian để phát triển các ngành khác tăng thêm thu nhập.
51
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
+ Nhu cầu vốn trong năm cần từ tháng 1 đến tháng 2; tháng 5,6 và tháng 10 đến tháng 12 các hoạt động sản xuất diễn ra nhiều, nhưng chưa có nhiều sản phẩm thu hoạch do vậy người dân cần nhiều vốn cho sản xuất.
Như vậy, lịch mùa vụ đã phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Qua việc theo dõi và đánh giá các hoạt động lao động sản xuất trong năm, nhu cầu về vốn, sự phân công công việc và lao động các tháng trong năm, người dân có thể bố trí công việc và lao động hợp lý, phù hợp với thời vụ, điều kiện khí hậu nhằm SDĐ đai hợp lý và có hiệu quả.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo tuyến lát cắt
Trên địa bàn huyện Cam Lộ, chọn 3 xã Cam Hiếu, Cam Chính và Cam Tuyền có đặc điểm về địa hình và các mô hình sử dụng đất chung cho toàn huyện. Trên mỗi xã khảo sát một tuyến điều tra đi qua các mô hình và các loại hình canh tác khác nhau.
Kết quả tập hợp sẽ được sơ đồ lát cắt huyện Cam Lộ (Xem bảng 2.8).
52
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.8 : Lát cắt sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Chỉ tiêu Hoa màu và cây công
nghiệp Đường Rừng trồng Đất chưa sử dụng Rừng tự nhiên
1. Điều kiện tự nhiên
Đất phù sa bồi và không bồi, đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan.,…
Đường liên thôn chất lượng kém, chưa được bê tông hoá, khó đi lại vào mùa mưa.
Đất Ferralít đỏ vàng trên đá đá phiến thạch,… Tầng đất dày, cây Keo lai hom, Keo tai tượng sinh trưởng tốt. Keo lá tràm sinh trưởng trung bình, cây bụi, thảm tươi ít. Cần đầu tư chăm bón thêm
-Đất Ferralít đỏ vàng trên đá mác ma a xít..Tầng trung bình có nhiều cây bụi, thảm tươi.
-Đất đồi núi
- Đất Ferralít đỏ vàng trên đá trên đá sa phiến thạch. Chủ yếu là rừng trung bình. Có độ dốc cấp lớn trên 15o. Rừng có trữ lượng nghèo đến trung bình.
2. Tổ chức quản lý
Đã giao cho HGĐ tự tổ chức sản xuất trồng cây hoa màu: Lạc, Ngô, Sắn và cây công nghiệp: Tiêu, Cao su,...
Đã giao cho các tổ chức quản lý như : Hộ gia đình, DNNN, Các tổ chức tập thể, thôn (bản) quản lý, bảo vệ rừng..
UBND các xã, Hộ gia đình, quản lý.
Đã giao thôn (bản) quản lý, bảo vệ rừng. Đã được quy hoạch rừng phòng hộ vùng đầu nguồn.
3. Khó khăn
Cây trồng chưa phù hợp, trình độ thâm canh chưa cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Hiệu quả đầu tư không cao, giống cây trồng quá xấu, thiếu chăm sóc rừng.
Thiếu vốn trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.
Rừng có độ dốc lớn trên 15o, nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
4. Giải pháp
- Đầu tư thâm canh, lựa chọn giống mới có năng suất cao.
- Đất trồng cây công nghiệp:
Cần đầu tư vốn, giống và kỹ thuật.
- Cần đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đường liên thôn để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng xã.
- Cần quản lý, bảo vệ chặt chẽ, nâng cao chức năng phòng hộ của rừng. Cần trồng thêm cây bản địa dưới tán rừng Keo.
- Cần xây dựng, phát triển các mô hình trồng rừng có hiệu quả.
-Trồng rừng phòng hộ bằng các loài cây bản địa như Sao đen, Sến trung,...
- Trồng rừng sản xuất bằng các loài cây nguyên liệu giấy như các loài keo,…
- Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên rừng phòng hộ và rừng SX
- Cần bảo vệ rừng nghiêm ngặt, duy trì chức năng phòng hộ, môi trường và sinh thái rừng.
- Xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng chung của thôn, xã.
53
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả lựa chọn tập đoàn cây trồng lâm nghiệp
Trên địa bàn huyện Cam Lộ có các mô hình SDĐ chính như: Rừng trồng (Thông nhựa, Keo tai tượng, Keo lai hom, Keo lá tràm, Keo lai trồng xen Sắn trong năm đầu).
Vì vậy, việc đánh giá các loại cây trồng để lựa chọn đúng loài cây trồng là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Điều đó không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm mà còn mang lại sự phát triển bền vững và bảo vệ được môi trường sinh thái, các mục đích kinh doanh và nhu cầu thị trường sẽ là sự phụ thuộc khi lựa chọn các loại cây trồng. Kết quả đnah giá cho thấy tính ưu việt trong việc lực chọn tập đoàn giống cây lâm nghiệp trong việc trồng rừng sản xuất và phòng hộ:
- Dể kiếm giống và dể trồng: Nguồn giống có thể kiếm dễ dàng trong khu vực hoặc tự sản xuất; yêu cầu kỹ thuật gieo trồng và tỷ lệ sống của cây trong khi gieo trồng;
- Hợp đất: Đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của cây trồng;
- Ít sâu bệnh: Đánh giá mức độ mắc sâu bệnh của từng loại cây trồng trong chu kỳ kinh doanh;
- Đầu tư ít, cải tạo môi trường đất, nước; Dễ bán sản phẩm và ổn định giá cả - Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn tập đoàn cây trồng lâm nghiệp
TT
Loại cây trồng
Thứ tự ưu tiên
1 2 3 4 5 6
1 Trồng rừng sản xuất
Keo tai tượng
Keo tai tượng + Sắn năm
đầu
Keo lai hom
Keo lai hom+Sắn
năm đầu
Keo lá tràm Bạch đàn
2 Trồng rừng phòng hộ
Keo lá tràm
Keo tai tượng
Thông nhựa +Keo lá
tràm
Sao đen +Keo tai
tượng
Sến trung+Keo lá tràm/Keo
tai tượng
Muồng đen+Keo
lá tràm
Nguồn: Số liệu điều tra 2017
54
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
* Đối với rừng trồng sản xuất:
Theo kết quả lựa chọn của người dân thì cây Keo tai tượng có vị trí ưu tiên số một, tiếp đó là cây Keo lai hom, Keo lá tràm, cây Bạch đàn. Chứng tỏ các chỉ tiêu: dễ kiếm giống, dễ bán, đa tác dụng, hiệu quả kinh tế được người dân đặt lên hàng đầu. Sự lựa chọn của người dân là cây Keo tai tượng trồng xen sắn, Keo lai hom trồng xen sắn năm đầu họ cho rằng hai loài cây này dễ trồng, dễ kiếm giống, mặt khác cây sinh trưởng nhanh, khả năng chống xói mòn, cải tạo đất tốt, đem lại hiệu quả cao, sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường. Sự lựa chọn tiếp theo là loài cây Keo Lá tràm họ cho rằng loài cây này dễ trồng, dễ kiếm giống, khả năng chống xói mòn, cải tạo đất tốt. Đối với loài cây Bạch đàn người dân cho rằng khả năng cải tạo đất và vệ đất kém, sâu bệnh nhiều, sinh trưởng chậm nên người dân phát triển trồng hạn chế.
* Đối với rừng trồng phòng hộ:
Cây Thông nhựa, Sao đen, Sến trung, Muồng đen có vị trí ưu tiên số một đây là loài cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện chu kỳ sinh trưởng dài, khả năng chống xói mòn và bảo vệ đất tốt nên đáp ứng được nhu cầu phòng hộ.
Đối với cây Keo lá tràm và cây Keo tai tượng có vị trí ưu tiên tiếp theo bởi vì hai loài cây này chu kỳ trồng sau 15 năm có khả năng bị thoái hóa và chết rọc nên không đáp ứng được nhu cầu phòng hộ lâu dài.
Như vậy, xét về các mặt kinh tế thì cây Keo tai tượng, Keo lai hom, Keo lá tràm phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, dễ tiêu thụ trên thị trường và mức đầu tư không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Về mặt phòng hộ cây Thông nhựa, Sao đen, Sến trung, Muồng đen,...trồng hỗn giao với cây phụ trợ như Keo lá tràm; Keo tai tượng có khả năng phòng hộ tốt nên đáp ứng được mục đích nguyện vọng của người dân.
2.2.3. Đánh giá kết quả sản xuất lâm nghiệp ở Huyện Cam lộ, giai đoạn 2014-2016 (qua chỉ tiêu Giá trị sản xuất)
Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân trong 3 năm 2014-2016 có xu hướng tăng theo thời gian: Năm 2014 tổng giá trị sản xuất tính theo giá năm 2010 là 32.634 triệu đồng, sang năm 2015 đạt 92.625 triệu đồng tăng 184% so với năm 2014.
Năm 2016 giá trị sản xuất tăng lên mức 102.743 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2015. Trong đó, giá trị khai thác rừng trồng là chủ yếu chiếm hơn 80% giá trị sản
55
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
xuất. Tiếp theo là khai thác giá trị lâm sản khác chiếm khoảng 9,6% (trong năm 2016) và đến khai thác rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng thấp nhất. Kết quả sản xuất lâm nghiệp huyện Cam lộ trong 3 năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển
(%) Giá trị % Giá
trị % Giá trị % 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản
xuất 32.634 100 92.625 100 102.743 100 284 111 197 - Khai thác rừng
trồng 25.233 77,3 73.288 79,1 84.557 82,3 290 115 203 - Khai thác rừng
tự nhiên 3.293 10,1 8.339 9,0 8.322 8,1 253 100 177 - Khai thác lâm
sản khác 4.108 12,6 11.026 11,9 9.863 9,6 268 89 179 Nguồn số liệu chi cục Kiểm lâm huyện Cam Lộ Như vậy, xét trong nội bộ giá trị sản xuất thì hoạt động khai thác gỗ từ rừng trồng chiếm tỷ trọng cao, gia trị sản xuất rừng trồng năm 2014 là 77,3%, năm 2015 là 79,1%
và năm 2016 là 82,3% trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Điều này cho thấy, sản xuất lâm nghiệp huyện mang tính lợi dụng tài nguyên rừng là chủ yếu.
Việc trồng rừng tập trung hay phân tán đều phụ thuộc vào nguồn vốn và kế hoạch trồng rừng hàng năm của trên giao. Việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trên địa bàn chỉ có Lâm trường thực hiện. Khai thác tận dụng từ rừng không ổn định do nguồn cung hạn chế, thu nhập từ việc khai thác tận dụng tre, nứa, củi đốt đưa lại cho người dân còn thấp. Vì vậy, khi có việc làm khác người dân sẵn sàng bỏ rừng, những khi thiếu việc làm người dân lại vào rừng khai thác các sản phẩm phụ từ rừng để mưu sinh.