Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.2. Quản lý đào tạo nghề
Đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức nhất định đã được khái quát hoá trong nghề đào tạo và tư duy con người, các kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức để hình thành nhân cách nghề nghiệp, quá trình này được thực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo các nghề đào tạo
Quá trình đào tạo nghề gồm: mục tiêu đào tạo, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp đào tạo, kinh phí cơ sở vật chất
- Mục tiêu đào tạo nghề: Là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo, thể hiện ở những yêu cầu về cải biến nhân cách của người sinh viên, mà quá trình đào tạo phải đạt được, nó phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với nhân cách của người học, sau khi được đào tạo. Mục tiêu đào tạo quy định nội dung và phương pháp đào tạo, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình đào tạo. Nếu mục tiêu đào tạo phản ánh sát thực tế các yêu cầu của xã hội thì người HSSV được đào tạo có chất lượng, sau khi ra trường sẽ có khả năng phục vụ với hiệu suất và chất lượng cao, tức là hiệu quả đào tạo sẽ cao
- Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo: Nội dung và chương trình đào tạo nghề là một tổng thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng của từng môn học liên kết với nhau theo logic khoa học và logic nhận thức. Vận dụng các kiến thức kỹ thuật cơ sở để tiếp thu, nhận thức kiến thức chuyên môn nghề từ đó hình thành năng lực tư duy kỹ thuật, thực tiễn và sáng tạo. Kế hoạch và chương trình đào tạo phải thoả mãn các nguyên tắc sư phạm của quá trình giảng dạy, đảm bảo tính hiệu quả, đạt mục tiêu đào tạo và có tính mềm dẻo, linh hoạt tạo được khả năng liên thông dọc và ngang, thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ và thị trường sức lao động.
Kế hoạch và chương trình đào tạo cho từng nghề là căn cứ để quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động đào tạo.
- Hình thức tổ chức đào tạo: Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạt động của giáo viên và HSSV nhằm thực hiện các nội dung đào tạo.
Có các hình thức tổ chức như lên lớp, tự học, thí nghiệm, thực hành, thực tập, tham quan,...
- Phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo là cách thức nhà trường nói chung, giáo viên và sinh viên nói riêng tác động lẫn nhau để làm chuyển biến nhân cách của sinh viên theo mục tiêu và nội dung đã xác định. Phương pháp đào tạo bao gồm các phương pháp giảng dạy - học tập ở các môn học cụ thể và các phương pháp giáo dục, rèn luyện sinh viên về mặt phẩm chất đạo đức. Ví dụ như: Phương pháp thực tập kết hợp với lao động sản xuất ra hàng hoá…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là: Máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho các hoạt động đào tạo, bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, lớp học, phòng thí nghiệm và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, cung cấp các điều kiện về ăn, ở, nghỉ ngơi, chữa bệnh cho giáo viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của nhà trường.Công tác
phục vụ đào tạo có chất lượng sẽ bảo đảm cho đào tạo nghề được thực hiện đúng kế hoạch, ổn định, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Quản lý đào tạo nghề:
Theo cách tiếp cận về quản lý, quản lý giáo dục như đã trình bày ở trên, quản lý đào tạo nghề có thể được hiểu như sau:
Quản lý đào tạo nghề là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi hoạt động đào tạo nghề diễn ra, là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung tập thể, hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Quá trình quản lý đào tạo nghề ở bất kỳ một cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các nội dung quản lý như: quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý kế hoạch, chương trình và nội dung đào tạo, quản lý các loại hình đào tạo, quản lý phương pháp đào tạo và quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
- Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu đào tạo nghề: Mục tiêu đào tạo nghề là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo nghề, thể hiện ở những yêu cầu về cải biến nhân cách của người sinh viên, mà quá trình đào tạo nghề phải đạt được, nó phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với nhân cách của người sinh viên sau khi được đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề quy định nội dung và phương pháp đào tạo, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình đào tạo nghề.
ác định mục tiêu cụ thể của từng nghề đào tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghề tương ứng với trình độ đào tạo, căn cứ vào yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thi trường lao động, mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp sản xuất và khả năng phát triển nghề nghiệp.
Kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo là một tổng thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng của từng môn học liên kết với nhau theo logic khoa học và logic nhận thức. Vậy việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đạt được các yêu cầu sau:
- Quản lý kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo phải thể hiện phân bổ thời gian đào tạo cho toàn khoá học, môn học, các môn học hoặc mô đun đào tạo phải được bố trí theo trình tự hợp lý, khoa học, qui định các môn (hoặc các mô đun đào tạo) thi, kiểm tra hết môn, thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Căn cứ vào chương trình khung do Bộ Lao động Thương binh và ã hội qui định đối với từng chuyên nghề đào tạo. Nghiên cứu chương trình từng học phần, môn học, để triển khai cụ thể hoá nội dung,chương trình nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra.
+Thời gian học tập được tính bằng giờ học, tiết học, thời gian học lý thuyết, thực hành (hoặc tích hợp lý thuyết và thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, thực tập, kiến tập..) thời gian ôn và thi (học kỳ, hết môn, tốt nghiệp)
+ Thời gian dành cho các hoạt động chung được tính bằng tuần như: Thời gian khai giảng, bế giảng, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, tết, lao động.
+Thời gian cho các khối kiến thức, kỹ năng (khối kiến thức các môn học chung, khối kiến thức văn hoá bổ trợ, khối kiến thức kỹ thuật cơ sở, chuyên môn và kỹ năng nghề).
- Quản lý nội dung chương trình đào tạo: Nội dung chương trình đào tạo qui định những kiến thức, kỹ năng sinh viên phải đạt được sau khi kết thúc khoá đào tạo, nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cơ bản, tính hiện đại, liên thông và thực tiễn, các yêu cầu khoa học kỹ thuật, công nghệ là căn cứ để triển khai việc giảng dạy, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy của giáo viên, và để kiểm tra công tác đào tạo của nhà trường.
- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ giảng dạy, kế hoạch giáo viên, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và các học liệu khác.Thực hiện đúng các qui định về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình và các qui định trong chương trình khung cho nhóm nghề, nghề do các Bộ Lao động Thương binh và ã hội ban hành.
Tổ chức tốt việc đào tạo nghề theo hình thức chính qui tập trung tại trường: Thời gian đào tạo thực hiện từ (2 đến 3 năm), dành cho những người có đủ điều kiện học nghề theo qui định dài hạn phải căn cứ vào nguyên tắc do các Bộ qui định, phải được cụ thể hoá bằng giáo trình dạy nghề, tài liệu học tập do Hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn, thẩm định. Giáo viên dạy nghề phải đạt các chuẩn quy định về trình độ đào tạo khi tham gia đào tạo các trình độ cao đ ng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.
Đào tạo cấp chứng chỉ nghề nghiệp: Còn gọi là dạy nghề ngắn hạn (bồi dưỡng) thời gian thực hiện dưới 3 tháng, dành cho những người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Hình thức tổ chức: học lý thuyết và thực hành theo lớp; kèm cặp tại xưởng, lấy thực hành là chính, vừa học, vừa làm; chuyển giao công nghệ.
Tổ chức tốt việc liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ: Khi thực hiện liên kết đào tạo thì mục tiêu, nội dung, chương trình được xây dựng sát thực tế với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động. Đây là bước đổi mới trong đào tạo nghề, đào tạo những cái mà xã hội cần, chứ không phải đào tạo cái mà mình có. Khi kết hợp đào tạo thì trang thiết bị, vật tư, kinh phí phục vụ đào tạo nghề được cập nhật, tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Đây là một trong những biện pháp rất được quan tâm của trường.
Trong công tác đào tạo quản lý về phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng.Việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm hình thành cho sinh
viên năng lực tự học, tự nghiên cứu....biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
Công tác đào tạo sẽ đạt được chất lượng cao khi đơn vị thực hiện đào tạo, xác định được hình thức đào tạo thích hợp. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu và áp dụng những hình thức tổ chức đào tạo phù hợp với điều kiện của địa phương, sinh viên nhưng vẫn coi trọng chất lượng của qui trình.
đào tạo.
Phương pháp đào tạo nghề có hiệu quả chủ yếu gồm các phương pháp cơ bản sau:
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tự chủ động, năng động sáng tạo của sinh viên.
- Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới, tư duy sáng tạo.
- Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học phù hợp, trong đó có việc sử dụng giáo án điện tử (hoặc sử dụng vi tính, đèn chiếu …).
- Hướng dẫn, kiểm tra phần tự học, tự đào tạo, tự rèn luyện của sinh viên.
- Phương pháp giảng thực hành theo qui trình công nghệ, thao tác mẫu, để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ đào tạo là một khâu quan trọng, tạo nên sự thành công của khoá học. Các nhà quản lý phải chỉ đạo và theo sát việc thiết lập, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu, vật tư, trang thiết bị,...Kết hợp với việc chuẩn về cơ sở vật chất cho khoá học như: phòng học, xưởng thực hành, môi trường đào tạo...trong suốt quá trình diễn ra khoá học.
Quan điểm để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư phục vụ đào tạo cần phải tổng hợp thế mạnh của nhiều nguồn lực bao gồm:
- Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí vật tư hiện có của trường phục vụ tốt cho đào tạo.
- Tăng cường huy động các nguồn lực kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các cơ quan trung ương, các nguồn hỗ trợ nước ngoài …
- Tăng cương việc đầu tư theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện.
- Phối hợp chặt chẽ việc thực hành, thực tập tay nghề của sinh viên với các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ tạo ra sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) để tăng nguồn thu phục vụ đào tạo.
- Bồi dưỡng giáo viên nâng cao khả năng thực hành và sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.
- Sử dụng hợp lý kinh phí thu chi từ người học.