Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 58 - 62)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động vô cùng quan trọng trong công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề người Hiệu trưởng cần thực hiện. Công tác này giúp cho người Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình thực hiện hoạt động đào tạo nghề của cán bộ, giáo viên và sinh viên để từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

TT Các hình thức kiểm tra

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

Hiệu

quả Bình thường

Không hiệu

quả

1 Kiểm tra báo trước 60 21 15 59 25 12

62.5% 21.9% 15.6% 61.5% 26.0% 12.5%

2 Kiểm tra không báo trước

19 65 12 28 39 29

19.8% 67.7% 12.5% 29.2% 40.6% 30.2%

3 Kiểm tra thường xuyên

71 25 0 68 17 11

74.0% 26.0% 0.0% 70.8% 17.7% 11.5%

4 Kiểm tra định kỳ 50 27 19 9 81 9

52.1% 28.1% 19.8% 9.4% 84.4% 9.4%

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ về mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội

nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ về mức độ hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội

nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.6, 2.7 ta thấy Hiệu trưởng đã phối hợp sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau nhằm mục đích nâng cao

chất lượng. Đối với từng hình thức kiểm tra được đánh giá được đánh giá cụ thể như sau:

- Kiểm tra, đánh giá báo trước:

+ Mức độ thực hiện: Ý kiến đánh giá về mức độ thường xuyên sử dụng hình thức này chiếm số lượng cao nhất chiếm 62.5%, chiếm 21.9% đánh giá Hiệu trưởng sử dụng hình thức kiểm tra này ở mức độ đôi khi, chiếm 15.6%

cho rằng các hình thức chỉ được sử dụng ở mức độ không bao giờ.

+ Mức độ hiệu quả: Mức độ đánh giá cho rằng hình thức này được Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ hiệu quả chiếm 61.5%, mức độ bình thường chiếm 26%, mức độ không hiệu quả chiếm 12.5%.

Điều này cho thấy hình thức kiểm tra này được Hiệu trưởng sử dụng thường xuyên và đem lại hiệu quả cao.

- Kiểm tra, đánh giá không báo trước:

+ Mức độ thực hiện: Ý kiến đánh giá về mức độ thường xuyên sử dụng hình thức này chiếm tỷ lệ 19.8%, có 67.7% đánh giá Hiệu trưởng sử dụng hình thức kiểm tra này ở mức độ đôi khi và có 12.5% cho rằng các hình thức này không bao giờ được thực hiện. Qua đây ta thấy hình thức kiểm tra không báo trước trong công tác quản lý đào tạo nghề tại Trường đôi khi mới thực hiện.

+ Mức độ hiệu quả: Mức độ đánh giá cho rằng hình thức này được Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 40.6%, mức độ không hiệu quả chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 30.2%, mức độ hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp nhất 29.2%.

Như vậy cho thấy hình thức kiểm tra không báo trước được Hiệu trưởng sử dụng đôi khi và hiệu quả bình thưởng, không cao. Mỗi hình thức kiểm tra có một tác dụng nhất định và trong những tình huống cụ thể. Và hình thức này không tạo áp lực cho người được kiểm tra tuy nhiên hiệu quả của nó không cao. Do vậy trong công tác quản lý đào tạo người Hiệu trưởng muốn có

những thông tin cần thiết, chính xác thì cần khéo léo sử dụng hình thức này để đem lại hiệu quả cao hơn nữa.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

+ Mức độ thực hiện: Ý kiến đánh giá về mức độ thường xuyên sử dụng hình thức kiểm tra thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất 74%, có 26% đánh giá Hiệu trưởng sử dụng hình thức kiểm tra này ở mức độ đôi khi và 0% cho rằng các hình thức chỉ được sử dụng ở mức độ không bao giờ.

+ Mức độ hiệu quả: Mức độ đánh giá cho rằng hình thức này được Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ hiệu quả chiếm 70.8%, mức độ bình thường có 17.7%, mức độ không hiệu quả có 11.5%.

Điều này cho thấy hình thức kiểm tra theo chuyên đề được Hiệu trưởng tiến hành thường xuyên do người Hiệu trưởng muốn thu thập được những thông tin kịp thời và muốn duy trì mọi hoạt động trong công tác đào tạo tốt hơn từ đó tạo nên chất lượng của Nhà trường để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, hình thức kiểm tra, đánh giá này đã đem lại hiệu quả cao đối với công tác quản lý đào tạo của Nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

+ Mức độ thực hiện: Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của hình thức kiểm tra này là ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất 52.1%. Mức độ đôi khi có tỷ lệ đánh giá cao thứ 2 là 28.1%, ý kiến đánh giá không bao giờ chiếm tỷ lệ khá cao 19.8%.

+ Mức độ hiệu quả: Hiệu quả của hình thức này là bình thường vì số lượng ý kiến đánh giá hình thức này chỉ đạt hiệu quả ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 84.4%.

Hình thức kiểm tra định kỳ được thực hiện thường xuyên nhưng không đem lại hiệu quả.

Kết quả thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá được thể hiện như trên do ảnh hưởng của các nguyên nhân chính sau:

 Sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường chưa cao và chưa hiểu hết ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động này tại nhà trường.

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu trong công tác này.

 Đội ngũ cán bộ quản lý từ các Khoa chuyên môn, phòng ban chứng chứng còn thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý.

Như vậy, nhìn chung các hình thức kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề tại Nhà trường được Hiệu sử dụng ở mức độ thường xuyên nhưng hiệu quả của các hình thức này chưa cao. Cho nên công tác kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề tại Nhà trường được đánh giá ở mức độ thực hiện là khá chiếm 45.8% (bảng 2.4). Qua đây người Hiệu trưởng cần chú đến cách thực hiện và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện của các hình thức kiểm tra để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)