Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 54 - 58)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội

2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

T T

Các công việc tổ chức thực hiện

Mức độ thực hiện Mức độ đạt được

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Tốt Bình

thường

Chưa tốt

1

Tổ chức họp, hội thảo để truyền đạt, giải thích kế hoạch nhằm tạo sự nhất trí, thống nhất

62 29 5 60 31 5

64.6% 30.2% 5.2% 62.5% 32.3% 5.2%

2

Hướng dẫn các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch hành động

70 11 15 61 33 2

72.9% 11.5% 15.6% 63.5% 34.4% 2.1%

3

Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động phong trào thi đua thực hiện KH

30 55 11 42 38 16

31.3% 57.3% 11.5% 43.8% 39.6% 16.7%

4 Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện KH

45 38 13 51 35 10

46.9% 39.6% 13.5% 53.1% 36.5% 10.4%

5

Kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch

42 43 11 25 65 6

43.8% 44.8% 11.5% 26.0% 67.7% 6.3%

Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Biểu đồ 2.6. Mức độ đạt được của công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Để tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội người Hiệu trưởng cần tổ chức thực hiện năm công việc nêu trên. Tuy

nhiên mức độ thực hiện các công việc này như thế nào đã thể hiện rõ qua bảng 2.6.

Qua bảng trên ta thấy, các công việc nêu trên đều được thực hiện tuy nhiên mức độ đạt được khác nhau.

+ Đối với hoạt động tổ chức họp, hội thảo để truyền đạt, giải thích kế hoạch nhằm tạo sự nhất trí, thống nhất trong việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng theo kết quả điều tra thì mức độ thực hiện là thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất 64.6%, ý kiến cho rằng thực hiện đôi khi chiếm 30.2%, ý kiến đánh giá cho rằng không bao giờ hoạt động này được thực hiện chiếm 5.2%. Và ý kiến cho rằng hoạt động này thực hiện ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 62.5%, thực hiện ở mức độ bình thường chiếm 32.3%, mức đột thực hiện chưa tốt chiếm 5.2%. Điều này cho thấy hoạt động tổ chức họp, hội thảo để truyền đạt, giải thích kế hoạch thường xuyên thực hiện và thực hiện ở mức độ tốt. Đây là phương pháp truyền đạt kế hoạch, thông tin tới toàn thể các bộ phận, giáo viên, sinh viên liên quan một cách nhanh chóng, đầy đủ để tạo sự thống nhất, chính xác thông tin đến những bộ phận, cá nhân liên quan. Từ đó, đảm bảo cho công tác quản đào tạo được thực hiện có hiệu quả.

+ Hướng dẫn các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch hành động: Ý kiến cho rằng Hiệu trưởng thường xuyên hướng dẫn các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch hành động với mức đánh giá cao nhất chiếm 72.9%, ý kiến cho rằng không bao giờ hướng dẫn chiếm 15.6%, còn lại ý kiến cho rằng đôi khi hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11.5%. Bên cạnh đó ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện tốt khi Hiệu trưởng thực hiện công tác này chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 63.5%, mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao thứ 2 chiếm 34.4%, mức độ chưa tốt chiếm tỷ lệ nhỏ 2.1%. Qua những con số này cho ta thấy người Hiệu trưởng thường xuyên hướng dẫn các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch hành động và công tác này đạt hiệu quả

chỉ ở mức độ tốt vì giúp các bộ phận, cá nhân lên kế hoạch hành động cụ thể hơn phù hợp với từng bộ phận, giáo viên và từng hoạt động.

+ Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch thực tế quá trình thực hiện như sau. Đôi khi người Hiệu trưởng kết hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch chiếm số lượng người đánh giá cao nhất là 57.3%, tiếp theo là mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ 31.3% và mức độ thấp nhất đó là không bao giờ chiếm tỷ lệ 11.5%. Ý kiến đánh giá cho rằng công tác này của người Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 43.8%, mức độ bình thường chiếm 39.6% và mức độ chưa tốt chiếm 16.7%. Như vậy qua đây ta thấy hoạt động kết hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động phong trào thi đua để thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trong Nhà trường đôi khi mới được thực hiện tuy nhiên mức độ thực hiện của hoạt động này ở mức độ tốt. Ta có thể thấy việc chia sẻ trách nhiệm, liên kết phối hợp với tổ chức trong và ngoài trường để tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề mang lại hiệu quả cao. Do đó, trong công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội cần có sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong công tác thực hiện để có thể huy động sự tham gia, tinh thần và trách nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nhà trường từ đó, chất lượng của công tác quản lý đào tạo nghề tại Nhà trường được nâng cao.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện kế hoạch. Đối với hoạt động này ý kiến cho rằng người Hiệu trưởng thường xuyên tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất 46.9% và mức độ thực hiện của công tác này là tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất 53.1%. Qua đây ta thấy người Hiệu trưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch, thực hiện các công việc của các bộ phận, cá nhân.

+ Kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch: Người Hiệu trưởng đôi khi kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch. Điều này thể hiện qua

tỷ lệ ý kiến đánh giá cho rằng Hiệu trưởng đôi khi kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất 44.8% và hiệu quả bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất là 67.7%.

Qua điều tra về các hoạt động cụ thể người Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội và ý kiến đánh giá về mức độ đạt được của công tác này trong bảng 2.4 thì có thể kh ng định công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề được Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ tốt (mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 51%).

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)