Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.3. Nhu cầu xã hội về đào tạo nghề
- Về chất lượng: Người học cần được đào tạo có chất lượng để có cơ hội tìm được việc làm. Các doanh nghiệp cần đào tạo có chất lượng để có được những người công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Nhà nước có nhu cầu đào tạo với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của quốc gia.
- Về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ: Mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cần có đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ để đảm bảo sản xuất. Nhà nước, cũng cần một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ cũng như vùng miền để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong cơ chế thị trường, nhà trường cần hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của các loại khách hàng về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo theo quy luật cung - cầu. Đây là yếu tố cơ bản để trường có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh đồng thời cũng để kh ng định thương hiệu của nhà trường.
1.2.4. Nội dung quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
1.2.4.1. Lập kế hoạch đào tạo
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của QTQL, xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái của nhà trường khi kết thúc năm học, khóa học. Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bản kế hoạch.
ác định các mục tiêu, phương hướng cho kỳ hoạt động, xác định trạng thái hiện tại bao gồm các nguồn lực và các giá trị về giáo dục, những mặt tồn tại, xây dựng bộ phận lập kế hoạch, tạo lập các mối quan hệ tác nghiệp giữa các bộ phận, phân công và phân nhiệm vụ cho các bộ phận và thành viên, lập và hoàn thiện các kế hoạch,chương trình hoạt động và các biện pháp cần thiết để tiến hành thực hiện.
1.2.4.2. Tổ chức thực hiện
Đây là giai đoạn có sự phân công con người, công việc một cách hợp lý, khoa học để mọi người đều làm tốt nhiệm vụ được giao. Trong quản lý trường học, Hiệu trưởng chính là người vừa thiết kế, vừa thi công. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động như: Phổ biến kế hoạch; xác định cấu trúc bộ máy, phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc; tiếp nhận và phân phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực); xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên.
Là chức năng hiện thực hoá những ý tưởng đã được kế hoạch hoá, là sự sắp xếp nhân sự khoa học, là sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận để tạo nên sức mạnh tổng hợp tập thể để hoàn thành kế hoạch với chất lượng cao nhất, thực hiện tốt chức năng này, cần phải có các hoạt động sau: ác định cấu trúc bộ máy của hệ thống, sắp xếp các bộ phận cá nhân “đúng người, đúng việc” với những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định, phân phối các nguồn
lực hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể hoá các cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và thành viên trong hệ thống
1.2.4.3. Chỉ đạo thực hiện
Về thực chất đây là giai đoạn biểu hiện hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quy trình quản lý, nhằm huy động mọi lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất. Giai đoạn này bao gồm: Chỉ huy; động viên, kích thích; theo dõi và giám sát; điều chỉnh, sửa chữa.
Để hoàn thành kế hoạch sau khi đã tổ chức thực hiện, cần phải điều hành, phối hợp nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động giáo dục vận hành tới đích đã định theo kế hoạch với ý đồ của tổ chức. Nội dung chức năng bao gồm: Chỉ đạo bộ phận chức năng và nghiệp vụ hoạt động theo đúng chương trình và đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, giám sát các hoạt động, điều chỉnh nếu cần thiết, động viên, khuyến khích và điều chỉnh kịp thời.
1.2.4.4. Kiểm tra, đánh giá
Đây là giai đoạn diễn ra cuối cùng của quá trình quản lý, bao gồm:
Đánh giá trạng thái kết thúc của kế hoạch, xác định mức độ đạt được so với mục tiêu đặt ra; phát hiện những lệch lạc, những nguyên nhân của chúng, những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn; tổng kết tạo thông tin cho chu trình tiếp theo. Như vậy, kiểm tra thực chất là quá trình thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý, nó giúp người lãnh đạo điều khiển một cách tối ưu các hoạt động của nhà trường, có thể nói rằng: Không có kiểm tra, không có quản lý.
Chức năng này ở giai đoạn cuối cùng trong chu trình quản lý. Kiểm tra trạng thái nói chung của hệ thống và kết quả nói riêng của các hoạt động, uốn nắn những lệch lạc, kết quả này quan trọng không những để đánh giá kết quả của hoạt động tổ chức, trạng thái của hệ thống mà còn là thông tin phản hồi