Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 50 - 54)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội

2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Khi người Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội thường thực hiện các công việc sau:

- Phổ biến kế hoạch

- ác định cấu trúc bộ máy, phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc - Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực

- ác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên

Tuy nhiên, kết quả thực hiện công việc này ra sao, tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát thực trạng, cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá về công tác tổ chức thực hiện quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

TT Các công việc tổ chức thực hiện

Mức độ thực hiện Mức độ đạt được Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Tốt Bình thường

Chưa tốt

1 Phổ biến kế hoạch 69 21 6 69 25 2

71.9% 21.9% 6.3% 71.9% 26.0% 2.1%

2

ác định cấu trúc bộ máy, phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc

58 23 15 29 56 11

60.4% 24.0% 15.6% 30.2% 58.3% 11.5%

3 Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực

57 26 13 15 75 6

59.4% 27.1% 13.5% 15.6% 78.1% 6.3%

4

ác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên

78 18 0 27 63 6

81.3% 18.8% 0.0% 28.1% 65.6% 6.3%

Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện công tác tổ chức thực hiện quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

Biểu đồ 2.4. Mức độ đạt được của công tác tổ chức thực hiện quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.4, 2.5 ta thấy kết quả đạt được như sau:

- Phổ biến kế hoạch: Để phổ biến kế hoạch người Hiệu trưởng thưởng tổ chức họp, hội thảo với các thành phần liên quan để triển khai kế hoạch được đồng bộ và thống nhất.

+ Mức độ thực hiện: Ý kiến đánh giá cho rằng người Hiệu trưởng thường xuyên phổ biến kế hoạch trước khi chỉ đạo thực hiện (ý kiến này chiếm số lượng đánh giá cao nhất 71.9%), ý kiến cho rằng công việc này đôi khi mới thực hiện chiếm 21.9%, còn lại là ý kiến đánh giá cho rằng không bao giờ công việc này được thực hiện chiếm 6.3%.

+ Mức độ đạt được: Ý kiến cho rằng công việc này thực hiện ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 71.9%, thứ hai là ý kiến cho rằng mức độ đạt được của công việc này là bình thường chiếm 26%, tỷ lệ thấp nhất đó là ý kiến cho rằng công việc này thực hiện chưa tốt chiếm 2.1%.

Như vậy ta có thể thấy việc phổ biến kế hoạch được Hiệu trưởng thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả tốt. Do đó, công việc này cần được phát huy và duy trì thường xuyên.

- ác định cấu trúc bộ máy, phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc: Đây là công tác chuẩn bị con người, cấu trúc bộ máy và sự phân công nghiệm vụ để chuẩn bị thực hiện công việc quản lý đào tạo nghề tại Nhà trường.

+ Mức độ thực hiện: Theo ý kiến đánh giá công việc này mức độ thường xuyên thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 60.4%, mức độ đôi khi chiếm 24% và cuối cùng là mức độ không bao giờ thực hiện chiếm 15.6%.

+ Mức độ đạt được: Ý kiến đánh giá công việc này được thực hiện ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 58.3%, mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 30.2%, cuối cùng là mức độ chưa tốt chiếm 11.5%.

Ta thấy, công việc này được thực hiện thường xuyên tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả, mức độ thực hiện chỉ ở mức độ bình thường. Từ đây người

Hiệu trưởng cần xem xét lại cách thực hiện, quản lý công việc này để đem lại kết quả tốt để tránh lãng phí thời gian, công sức và kinh phí chi cho hoạt động này và để công tác quản lý đào tạo nghề tại Trường đạt hiệu quả cao hơn nữa.

- Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực: Để thực hiện được các hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo cần có các nguồn lực. Ngoài các nguồn lực bên trong nhà trường việc tiếp nhận và phân phối các nguồn lực bên ngoài hợp giúp cho quá trình này diễn ra thuận lợi và có đạt được mục tiêu đã định.

+ Mức độ thực hiện: Kết quả thực hiện công việc này là mức độ thường xuyên đạt tỷ lệ cao nhất 59.4%, mức độ đôi khi chiếm 27.1% và mức độ không bao giờ chiếm 13.5%.

+ Mức độ đạt được: Công việc này được đánh giá ở mức độ bình thường vì có tới 78.1% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, mức độ tốt chỉ chiếm 15.6% và mức độ chưa tốt chiếm 6.3%.

Tóm lại, công việc này thường xuyên được thực hiên nhưng hiệu quả chưa cao, chỉ mang lại kết quả bình thường. Do đó, trong quá trình thực hiện ở một khâu nào đó thực hiện không hiệu quả cho nên ảnh hưởng đến toàn bộ công việc này. Như vậy Hiệu trưởng cần chú trọng đến vấn đề này để công tác quản lý đào tạo không bị ảnh hưởng.

- ác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên: Các bộ phận và các thành viên phối hợp tốt với nhau tạo nên hiệu quả cho cả quá trình quản lý đào tạo. Điều này là rất quan trọng do đó công việc này cần thực hiện tốt. Tuy nhiên, thực trạng của công việc này như sau:

+ Mức độ thực hiện: Mức độ thường xuyên thực hiện công việc này chiếm tỷ lệ cao nhất 81.3%, 18% là ý kiến cho rằng công việc này đôi khi thực hiện và không có ý kiến này cho rằng công việc này không bao giờ thực hiện.

+ Mức độ đạt được: Ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường chiếm 65.6%, mức độ tốt chiếm 28.1%, còn lại mức độ chưa tốt chiếm 6.3%.

Điều này có nghĩa là công việc này được thực hiện ở mức độ bình thường, không đem lại kết quả tốt.

Như vậy, công việc xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên được thực hiện ở mức độ thường xuyên và hiệu quả bình thường, chưa tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)