Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội
Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng của hoạt động quản lý. Nội dung chính của kế hoạch hóa là sự sắp đặt có tính toán trước một cách khoa học các mục tiêu, biện pháp thực hiện, trình tự tiến hành công việc của người quản lý trong khoảng thời gian định sẵn trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực để công việc được tiến hành một các chủ động, đạt hiệu quả cao.
Lập kế hoạch là nghiệp vụ quan trọng của người Hiệu trưởng trong công tác quản lý, lập kế hoạch cần phải đạt những yêu cầu nhất định thì từ đó kế hoạch thực hiện được thuận lợi và đem lại hiệu quả. Thực trạng công tác lập kế hoạch của Hiệu trưởng như sau:
Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá về mức độ đạt được công tác lập kế hoạch quản đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội T
T
Các yêu cầu đối với lập kế hoạch
Mức độ đạt được Luôn luôn Thỉnh
thoảng
Không bao giờ
SL % SL % SL %
1 ác định được các mục tiêu cụ
thể 61 63.5 25 26.0 10 10.4
2 Nội dung kế hoạch đầy đủ, rõ
ràng 43 44.8 38 39.6 15 15.6
3 Kế hoạch được trình bày khoa
học, logic 39 40.6 41 42.7 16 16.7
4 Kế hoạch mang tính khả thi 44 45.8 41 42.7 11 11.5
Biểu đồ 2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Qua việc điều tra ý kiến của 96 người bao gồm CBQL của Tổng cục Dạy nghề, Sở LĐTBC H là hai cơ quan quản lý trực tiếp nhà trường, CBQL của nhà trường, giáo viên và doanh nghiệp cho thấy các yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch cụ thể như sau:
+ Đối với yêu cầu là xác định được các mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch của công tác quản lý đào tạo Nhà trường luôn luôn đạt được điểu này.
Vì số lượng ý kiến đánh giá tiêu chí này là lớn nhất 61/96 người (chiến 63.5%). Ý kiến đánh giá về việc xác định được các mục tiêu cụ thể trong các lập kế hoạch ở mức độ thỉnh thoảng có 25/96 người (chiếm 26%), còn lại là mức độ không bao giờ có 10/96 người chiếm (10.4%). Luôn luôn xác định được các mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch của công tác quản lý đào tạo giúp cho công tác quản lý đào tạo của Nhà trường thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
+ Luôn luôn đầy đủ, rõ ràng là ý kiến đánh giá về nội dung bản kế hoạch của công tác quản lý đào tạo đã xây dựng, do ý kiến đánh giá này có số lượng đánh giá cao nhất 43/96 người (chiếm 44.8%), ý kiến cho rằng thỉnh thoảng bản kế hoạch mới đầy đủ, rõ ràng có 38/96 người (chiếm 39.6%) và không bao giờ chỉ có 15/96 người đánh giá (chiếm 15.6%). Đầy đủ và rõ là
một yêu cầu vô cùng quan trọng của một bản kế hoạch trong công tác quản lý nói chung, quản lý đào tạo nói riêng do đó thực hiện tốt yêu cầu này thì công tác tổ chức và công tác chỉ đạo các hoạt động đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động được thực hiện dễ dàng và hiệu quả cao hơn.
+ Tuy nhiên, ý kiến đánh giá bản kế hoạch trình bày khoa học, logic số ý kiến đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng đạt yêu cầu này chiếm lượng cao nhất:
41/96 người (chiếm 42.7%), ý kiến đánh giá cho rằng luôn luôn đạt yêu cầu này chiếm số lượng lớn thứ 2 là 39/96 người (chiếm 40.6%), cuối cùng là ý kiến cho rằng không bao giờ đạt yêu cầu này có 16/96 người (chiếm 16.7%).
Vậy nói tóm lại, về cơ bản yêu cầu đối với bản kế hoạch phải khoa học, logic Nhà trường đã đạt được nhưng chỉ lệ ý kiến đánh giá chưa cao, chưa vượt quá 50% do đó công tác lập kế hoạch quản lý đào tạo cần chú ý làm tốt yêu cầu này hơn nữa.
+ Có 44/ 96 người (chiếm 45.8%) ý kiến đánh giá về kế hoạch phục vụ công tác quản lý đào tạo luôn luôn khả thi. 41/96 người (chiếm 42.7%) ý kiến đánh giá cho rằng bản kế hoạch thỉnh thoảng mới mang tính khả thi. Chỉ có 11/96 người (chiếm 11.5%) ý kiến cho rằng kế hoạch không bao giờ khả thi.
Qua đây ta có thể kh ng định, bản kế hoạch trong công tác quản lý đào tạo luôn luôn khả thi và có khả năng trở thành hiện thực cao. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng đối với việc lập kế hoạch do thiếu đi yếu tố khả thi thì bản kế hoạch chỉ ở trên giấy tờ, không bao giờ trở thành hiện thực, gây lãng phí, tốn thời gian và không hiệu quả.
Qua ý kiến đánh giá, nhận xét về mức độ thực hiện của các yêu cầu đối với kế hoạch trong công tác quản lý đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và kết quả điều tra của bảng 2.4 cho thấy công tác lập kế hoạch của Hiệu trưởng thực hiện tốt, do tỷ lệ đánh giá về công tác lập kế hoạch ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 49%, tỷ lệ đánh giá mức độ rất tốt chiếm 15.6%, tỷ lệ đánh giá mức độ khá chỉ chiếm 14.6%, tỷ lệ đánh giá trung bình chiếm 12.5% và tỷ lệ đánh giá kém chiếm 8.3%.
Như vậy để quản lý đào tạo nghề tại Trường đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội đặt ra thì người Hiệu trưởng cần cố gắng tiếp tục phát huy điểm mạnh này trong công tác lập kế hoạch từ đó giúp công tác quản lý đào tạo đạt mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế.