Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 83 - 88)

Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 dưới đây.

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

TT Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

1

Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội

61 63.5% 31 32.3% 4 4.2%

2

Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại

52 54.2% 38 39.6% 6 6.3%

3

Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường

70 72.9% 26 27.1% 0 0.0%

4

Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề trong nhà trường

52 54.2% 42 43.8% 2 2.1%

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Các ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội nhìn chung là có sự đồng thuận cao, các biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết vì mức độ này đạt trên 55%, mức độ cần thiết từ 27% - 43%, mức độ không cần thiết chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0% - 6.3%. Cụ thể, biện pháp 1, ý kiến đánh giá sự cần thiết của biện pháp này ở mức độ rất cần thiết vì mức độ này chiếm tỷ lệ cao nhất 63.5% (61/96 người), 32.3% (31/96 người) cho rằng cần thiết, 4.2% (4/96 người) cho rằng biện pháp này không cần thiết. Mức độ cần thiết của biện pháp 2 là rất cần thiết do mức độ này được đánh giá cao nhất 54.2% (52/96 người), 39.6% (38/96 người) cho rằng biện pháp này cần thiết, chỉ có 6.3% (6/96 người) ý kiến đánh giá cho rằng biện pháp này không cần thiết. Biện pháp 3 được đánh giá là rất cần thiết vì có 72.9% (70/96 người), 27.1 % (26/96 người) đánh giá biện pháp này cần thiết được đề xuất, không có ý kiến nào đánh giá biện pháp này là không cần thiết. Biện pháp 4, mức độ rất cần thiết được đánh giá cao nhất 54.2% (52/96 người), mức độ cần

thiết được đánh giá cao thứ hai chiếm 43.8% (42/96 người) và chỉ có 2.1%

(2/96 người).

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

TT Các biện pháp

Mức độ khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội

52 54.2% 39 40.6% 5 5.2%

2

Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại

75 78.1% 21 21.9% 0 0.0%

3

Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường

64 66.7% 29 30.2% 3 3.1%

4

Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề trong nhà trường

59 61.5% 35 36.5% 2 2.1%

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ khả thi của biện pháp 1 ở mức độ rất khả thi vì có tới 52/96 người (chiếm 54.2%) đánh giá biện pháp 1 ở mức độ này, mức độ khả thi có 39/96 người (chiếm 40.6%), mức độ không khả thi có 5/96 người (chỉ chiếm 5.2%). Biện pháp 2 ở mức độ rất khả thi vì mức độ này chiếm số lượng lớn người đánh giá, có 75/96 người (chiếm 78.1%) mức độ khả thi có 21/96 người (chiếm 21.9%), không có ý kiến nào đánh giá biện pháp này không khả. Biện pháp 3, được cho là rất khả thi vì mức độ này được đánh giá cao nhất 64/96 người (chiếm 66.7%), mức độ khả thi có 29/96 người (chiếm 30.2%) và chỉ có 3/96 người (chiếm 3.1%). Biện pháp 4 do tác giả đề xuất được đánh giá ở mức độ rất khả thi vì số lượng người đánh giá ở mức độ cao nhất 59/96 người (chiếm 61.5%), mức độ khả thi được đánh giá thấp hơn 35/96 người (chiếm 36.5%) và chỉ có 2/96 người (chiếm 2.1%).

Nói tóm lại, bốn biện pháp do tác giả đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi rất cao đối với hoạt động quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên để các biện pháp thực sự là cách làm có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng

quản lý đào tạo nghề tại Nhà trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội về lao động thì cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa sự quản lý Nhà nước, của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và chính quyền của Nhà trường để tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp. Mặt khác, các bộ phận chức năng phải biết vận dụng phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đối tượng và tình huống cụ thể sao cho phát huy được tiềm năng, thế mạnh và các điều kiện sẵn có của Nhà trường nhằm tạo nên những xung lực tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời gian vừa qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý đào tạo nghề vẫn không tránh khỏi những vướng mắc và bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại Nhà trường tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý đào tạo nghề của Hiệu trưởng trường Cao đ ng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội.

Các giải pháp pháp trên được xây dựng trên cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề. Để các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn có hiệu quả thì các biện pháp cần thực hiện một cách hệ thống và đồng bộ với nhau do các biện pháp có sự tương tác, hỗ trợ với nhau. Ở từng thời điểm cụ thể, cần linh hoạt để vận dụng từng biện pháp để thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)