Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG
3.2.4. Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề trong nhà trường phù hợp với môi trường và bối cảnh thị trường mới
- Hoạt động kiểm tra đánh giá là điều kiện để nâng cao hiệu quả của các hoạt động dạy - học; vì vậy, quản lý tốt hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm
đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội;
- Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ nâng cao được tính trung thực, khách quan, chính xác và khoa học; kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, ra các quyết định quản lý đúng đắn, hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo và đạt mục tiêu đề ra;
- Tất cả mọi thành viên trong nhà trường đều thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế; các quy định trong công tác đào tạo. Việc đưa hoạt động kiểm tra đánh giá công tác đào tạo trở thành nề nếp được xem là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động quản lý.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
* Nội dung giải pháp
- Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo tại Trường trước hết, tổ chức phân cấp quản lý phù hợp, đúng chức năng, đạt hiệu quả; ở cấp phòng, khoa, tổ chuyên môn quản lý trực tiếp các hoạt động chuyên môn theo đúng nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công;
- Việc kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo được thực hiện một cách nghiêm túc ngay từ khi khóa học bắt đầu; mà tập trung vào các khâu của quá trình dạy học; đó là, đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra đánh giá mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, đổi mới PPDH;
- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của từng khâu trong quá trình dạy học để xây dựng hình thức, nội dung kiểm tra và tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp, không trái với các quy tắc, quy chế;
- Tăng cường kiểm tra đánh giá việc khai thác và sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật cũng như phương tiện phục vụ giảng dạy hiện
đại; xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá trong việc phối hợp, liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp;
- Ngoài việc phân cấp quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, BGH xây dựng các tiêu chí và cách thức để CBGV tự kiểm tra đánh giá mình, tham gia góp ý kiến trong bộ phận và nhà trường. Trên cơ sở đó các phòng, khoa, tổ chuyên môn tập hợp lại có nhận xét đánh giá và báo cáo để BGH đưa ra các quyết định quản lý và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra.
* Cách thực hiện giải pháp Giai đoạn lập kế hoạch
- ây dựng kế hoạch phân cấp quản lý trong công tác đào tạo; phân định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ cho mỗi bộ phận và các thành viên trong đơn vị;
- ây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng, khoa, tổ chuyên môn phối hợp cùng với các tổ chức quần chúng trong đơn vị bàn bạc, thống nhất đưa ra các chỉ tiêu để thực hiện kế hoạch đào tạo; đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn một cách cụ thể, khoa học và logic;
- Lập kế hoạch chỉ đạo Trung tâm Khảo thì và Đào bảo chất lượng phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn tiếp tục bổ sung và từng bước hoàn thiện ngân hàng đề thi của nhà trường; chuyển hình thức kiểm tra và thi truyền thống (viết) bằng hình thức trắc nghiệm và vấn đáp ở một số môn học. Vì thế, việc quản lý, kiểm tra, đánh giá phải được đổi mới cho phù hợp theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, tạo sự công bằng, khách quan; từ đó, chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao một cách thực sự.
Giai đoạn tổ chức, chỉ đạo thực hiện giải pháp
- Ngay từ đầu năm học, BGH thành lập Ban thanh tra đào tạo (BTTrĐT), do Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm trưởng ban, BTTrĐT
có từ 11 đến 13 thành viên gồm trưởng các phòng, khoa, tổ chuyên môn nghiệp vụ, có đại diện của Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và một số giáo viên có kinh nghiệm, uy tín trong nhà trường. Ban có trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng nội dung kiểm tra, các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá từng khâu, từng phần việc trong quá trình đào tạo; đặc biệt, cần chú trọng xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra, đánh giá;
- Trước khi vào tuần học đầu tiên trong kế hoạch đào tạo, tất cả sinh viên được tổ chức học tập nội quy, quy chế, quy định và các chế độ chính sách có liên quan. Chỉ đạo phòng Đào tạo phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn và GVCN tổ chức tốt việc quản lý, kiểm tra, đánh giá các mặt như: nhận thức về chính trị, tư tưởng; xác định ngành nghề đang học tập; thực hiện nội quy, quy chế; tham gia các phong trào do nhà trường phát động, phong trào tự học, tự rèn trong sinh viên. Hằng tháng GVCN tổ chức sinh hoạt lớp đánh giá các mặt như trên; đồng thời, bình xét xếp loại đạo đức sinh viên và điểm thi đua của lớp. Trên cơ sở góp ý kiến của sinh viên, GVCN đề xuất điều chỉnh các nội quy, quy chế đối với sinh viên cho phù hợp hơn;
- Tổ chức, chỉ đạo BTTrĐT phối hợp với cán bộ quản lý cấp khoa trực tiếp kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo tại khoa mỗi học kỳ hai lần, vào giữa và cuối học kỳ; về phía khoa chỉ đạo các tổ chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đánh giá toàn bộ mọi hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các khâu lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị phương tiện lên lớp, lên lớp và công tác kiểm tra đánh giá sinh viên, mỗi tháng một lần; các tổ chuyên môn hướng dẫn các hoạt động tự kiểm tra cho giáo viên và báo cáo kế hoạch đào tạo của tổ cho trưởng khoa vào chiều thứ sáu hằng tuần, đây là nội dung quan trọng trong hội nghị giao ban chuyên môn. Tất cả các đợt kiểm tra, đánh giá dù ở cấp trường hay cấp khoa, tổ đều phải được lập biên bản báo cáo lưu vào hồ sơ
đào tạo; đồng thời, phải cập nhật vào máy vi tính và được chuyển tải trên mạng nội bộ của trường.
- BTTrĐT ngoài việc tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo theo kế hoạch; căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường và thực hiện tiến độ đào tạo mà tổ chức kiểm tra đột xuất và kiểm tra chéo với nhau. Các kết quả kiểm tra, đánh giá được báo cáo với BGH trong Hội nghị giao ban hoặc báo cáo trực tiếp với Hiệu trưởng. Căn cứ đó BGH chỉ đạo các phòng, khoa liên quan bổ sung, chỉnh lý nhằm hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, nội dung kiểm tra và kịp thời ra các quyết định quản lý phù hợp, hiệu quả;
- Chỉ đạo phòng Đào tạo phối hợp cùng với các khoa, tổ chuyên môn và một số giáo viên có chuyên môn và kinh mghiệm bổ sung vào ngân hàng đề thi với kiến thức mới cập nhật, xây dựng đề thi trắc nghiệm ở một số môn lý thuyết cơ sở và lý thuyết chuyên môn nghề;
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
- BGH quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của việc đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo của nhà trường để mọi thành viên thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc;
- BGH phối hợp với đảng ủy, công đoàn, đoàn Thanh niên chọn lựa những CBGV có đủ năng lực và uy tín, có phẩm chất và đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn và nghiệp vụ để giới thiệu và quyết định vào các tổ chức làm nòng cốt trong công tác kiểm tra, đánh giá. Đồng thời, BGH chỉ đạo việc xây dựng nội dung, hình thức và kế hoạch kiểm tra cũng như các tiêu chí đánh giá đảm bảo trung thực, công bằng, khách quan, khoa học và hiệu quả;
- Cơ chế quản lý của nhà trường phải được xây dựng trên nền tảng dân chủ; tất cả mọi thành viên trong nhà trường phải được quán triệt đầy đủ và kịp thời các nội quy, quy chế của đơn vị và của ngành; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề;
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ công tác đào tạo ngày càng được đầu tư, bổ sung và đổi mới theo hướng công nghề hiện đại;
- Lãnh đạo nhà trường có chính sách khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để công tác quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo được đổi mới đạt hiệu quả. Đồng thời, kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động kiểm tra, đánh giá qua loa đại khái, chạy theo hình thức, kém hiệu quả. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá đề nghị Hội đồng kỷ luật kịp thời xử lý nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đào tạo của nhà trường.