Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỐI TƯỢNG THAM
1.2. Kinh nghiệm về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Tuy kết quả triển khai BHXH tự nguyện ở một số địa phương mới chỉ là bước đầu nhưng đã mang lại ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn. Thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động ở nông thôn là thể hiện được sự bình đẳng giữa lao động trong các thành phần kinh tế. Giúp cho lao động nông thôn yên tâm lao động sản
xuất, bớt đi nỗi lo và gánh nặng tâm lý phải phụ thuộc con cháu khi tuổi già. Mặt khác, xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân không chỉ góp phần ổn định xã hội mà còn phát huy mạnh mẽ nội lực của giai cấp nông dân phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển sản xuất nông nghiệp, xảy dựng nông thôn mới.
Mặc dù tình hình tham gia BHXH tự nguyện ở hai huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả bước đầu tương đối khả quan, nhưng xét trên phương diện quản lý thì đây chỉ là mô hình rất nhỏ mang tính địa phương. Thêm vào đó trong quá trình tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách BHXH cho nông dân cũng còn rất nhiều những vấn đề phải quan tâm cụ thể như:
- Về khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhìn chung còn thấp do thu nhập ở khu vực này hiện còn thấp, về mặt phương pháp luận, bất kỳ một chính sách bảo hiểm xã hội nào, chính sách là điểu kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó. Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của nó để khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện cho những đối tượng nay thì nó có thể trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống.
- Thu nhập của lao động nông nghiệp và nông thôn thường theo mùa vụ và bằng hiện vật nên không thể thực hiện đóng BHXH hàng tháng như đối với lao động sản xuất công nghiệp. Đối với nông dân trồng lúa, chè thì có thể 3, 6 tháng thu nhập một lần, còn nông dân trồng mía, cây công nghiệp,... thì hàng năm mới có thu nhập. Một số loại lao động như xay sát, vận tải, ... ở khu vực nông thôn nhìn chung có thu nhập bấp bênh, thấp và phụ thuộc vào từng loại dịch vụ ở từng địa phương nên việc tham gia bảo hiểm xã hội cũng rất hạn chế.
- Tuy Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và nhiều văn bản quy định cụ thể về việc xây dựng chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động, nhưng chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành, các cấp, nhất là ở các địa phương. Bên cạnh một số địa phương tích cực chỉ đạo đối với công tác này, thì vẫn còn một số địa phương chưa đạt
vấn đề đúng mức nên cho đến nay vẫn chưa đặt vấn đề. Do đó, việc triển khai chính sách này đối với người lao động sau khi Nhà nước ban hành sẽ gặp khó khăn.
- BHXH tự nguyện đối với nông dân và lao động nông thôn là một chính sách mới, nên hiểu biết của người lao động còn hạn chế. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chương trình phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu bàn bạc và thực hiện.
Nhìn chung công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức vận động còn chưa đồng bộ và rộng khắp trong phạm vi toàn quốc.
- Kinh nghiệm ban hành và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với những đối tượng này ở tầm vĩ mô chưa có nên ý kiến của nhiều chuyên gia còn lúng túng và bị động. Đặc biệt là việc quy định mức đóng góp, mức hưởng còn chưa có phương pháp và kinh nghiệm tính toán có căn cứ, nên về lâu dài quỹ bảo hiểm xã hội khó có thể cân đối được. Kinh nghiệm ở một số tỉnh làm thí điểm cho thấy tuy mức đóng góp thấp, nhưng mức hưởng bảo hiểm lại cao và đặc biệt là số người tham gia rất hạn chế, trong khi số người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí.
- Việc tổ chức quản lý quỹ hưu chưa có mô hình thống nhất. Việc quản lý sử dụng quỹ còn tuỳ tiện, chưa có một chính sách cụ thể đảm bảo cho quỹ đầu tư tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả cao nhất.
Như vậy, để BHXH tự nguyện sớm đi vào cuộc sống và mang tính tổng thể thì phương thức tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện cũng cần phải nghiên cứu, phân tích từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện thí điểm như:
- Nguyên tắc hoạt động và phát triển của chế độ BHXH tự nguyện là có đóng có hưởng trên cơ sở đảm bảo cân đối quỹ tồn tại. Nhưng do mức tham gia BHXH của người lao động lại rất thấp nhưng thời gian nghỉ hưởng lại tương đối dài. Vì vậy, việc bảo tồn tăng trưởng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác là rất cần thiết.
- Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ BHXH tự nguyện, cần xây dựng những đề án cụ thể mang tính khả thi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
- Không nên quy định mức đóng cố định, cần đưa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
- Với những phương thức đóng linh hoạt có thể hàng tháng, mùa vụ, hàng năm hoặc đóng 01 lần để đủ điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thu nhập chưa ổn định có điều kiện hưởng chế độ BHXH tự nguyện.
- Khi xây dựng chế độ BHXH tự nguyện cho người nông dân, cần xem xét đến khả năng chuyển đổi đối tượng từ hình thức tham gia BHXH tự nguyện sang bắt buộc hoặc ngược lại để khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia và quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Nhận thức và hiểu biết về bảo hiểm xã hội không nhiều, còn có số đông nhận thức chưa đầy đủ. Đối tượng đông, đời sống không đều, chưa thực hiện ổn định.
Trình độ dân trí còn thấp. Sự nhận biết vể bảo hiểm xã hội còn hạn hẹp vì lần đầu tiên họ mới tiếp cận với chính sách mới mẻ này.
Chương 2