Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về Bảo hiểm xã hội và thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo bao quát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang tính tổng hợp, phản ánh được các khía cạnh khác nhau của việc tăng thêm đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.3.1. Chỉ tiêu biến động đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chỉ tiêu này cho thấy biến động số lao động tham gia BHXH qua các năm, số lao động tăng mới từng năm, so sánh với tổng số người trong độ tuổi lao động, số

có việc làm được tham gia BHXH, số lao động có việc làm chưa được tham gia BHXH, số lao động chưa có việc làm...

- Số lượng người đã tham gia/Tổng số người có nhu cầu tham gia

- Số lượng người có nhu cầu tham gia/Tổng số người dân chưa tham gia - Số lượng người có khả năng tham gia/Tổng số người dân chưa tham gia 2.3.2. Chỉ tiêu biến động về số thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chỉ tiêu cho thấy biến động số thu BHXH tự nguyện qua các năm, sự tích lũy của quỹ BHXH, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH, so sánh với số chi trả các chế độ chính sách BHXH, tỷ lệ trích nộp từ tiền lương của người lao động vào quỹ BHXH như thế nào, đã hợp lý chưa...

Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Chỉ tiêu số thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.

Mức đóng BHXH tự nguyện được người tham gia tự lựa chọn căn cứ mức thu nhập tháng:

Mtnt = CN + m x 50.000đ Trong đó:

+ Mtnt: Mức thu nhập tháng

+ CN: Mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng) + m: Số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n

A = 22% x Mtnt x t Trong đó:

+ A: Mức đóng BHXH tự nguyện/lần

+ t: Phương thức đóng (hàng tháng/3 tháng/6 tháng/12 tháng) Lưu ý:

- Mức đóng BHXH tự nguyện:

+ Thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định (thời điểm tháng 9/2016 là 700.000đồng/tháng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016-2020)

+ Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

- Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm:

- Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia đủ tuổi nghi hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHXH nhưng không quá 10 năm (120 tháng)

Trong đó:

+ Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia chọn tại thời điểm đóng

+ r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liên kề với năm đóng

+ n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn có giá trị từ 1 đến 5 + i: Số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n x 12)

+ t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của BHXH tự nguyện

Chỉ tiêu này nhằm khảo sát và đánh giá về mức độ hài lòng của người dân về BHXH tự nguyện, độ tin tưởng đối với việc tham gia BHXH tự nguyện, bằng các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Mức độ hài lòng của người dân về BHXH tự nguyện

- Mức độ tin tưởng và trung thành của người dân về BHXH tự nguyện

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

2.3.3.1. Công tác tuyên truyền đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chỉ tiêu này đánh giá về số lượng và chi phí bỏ ra để tuyên tuyền cho việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hàng năm. Từ đó có thể đánh giá nhận xét về mức độ quan tâm của cơ quan BHXH với công tác tuyên truyền và phát

triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, cũng như việc đánh giá được kết quả nhận được từ việc tuyên truyền đó là bao nhiêu người tham gia BHXH tự nguyện.

Các chỉ tiêu cụ thể là:

- Số lượng chương trình tuyên truyền về BHXH tự nguyện trong 1 năm - Chi phí cho hoạt động tuyên truyền trong 1 năm về BHXH tự nguyện 2.3.3.2. Con người

Chỉ tiêu con người trong hoạt động phát triển đối tượng BHXH tự nguyện chính là đánh giá về mặt số lượng cán bộ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực BHXH tự nguyện. Chỉ tiêu này cụ thể là:

- Số lượng cán bộ làm công tác chuyên môn về BHXH tự nguyện qua các năm Ý nghĩa của chỉ tiêu này là xem xét về mức độ phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có bị ảnh hưởng bởi số lượng cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện không? và mức độ ảnh hưởng này như thế nào?

2.3.3.3. Mạng lưới đại lý

Chỉ tiêu đánh giá về mạng lưới đại lý có ý nghĩa trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nếu có biến động về số lượng hoặc chất lượng các đại lý thì số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ thay đổi ra sao, người dân được cung cấp các nguồn thông tin thế nào? Chỉ tiêu cụ thể là:

- Số lượng đại lý làm công tác BHXH tự nguyện qua các năm 2.3.5. Chỉ tiêu chế độ Bảo hiểm xã hội

Chỉ tiêu đánh giá chế độ BHXH là đánh giá xem xét các loại chế độ đã đáp ứng đầy đủ như cầu người dân chưa. Còn thiếu chế độ hay cần bổ sung chế độ nào, bao nhiêu loại chế độ nữa là phù hợp. Từ đó đi xác định tỷ lệ tương quan giữa mức đóng và mức hưởng, chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Chỉ tiêu đánh giá mức đóng của BHXH tự nguyện - Chỉ tiêu đánh giá mức hưởng của BHXH tự nguyện

Ý nghĩa của việc đánh giá hai chỉ tiêu này là để so sánh tương quan giữa việc đóng và hưởng có phù hợp không, có đáp ứng nhu cầu của người tham gia không.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)