Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan.
Để có cái nhìn tổng thể, khách quan, các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tại thành phố Sông Công được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2014 - 2016.
2.2.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Để có loại thông tin này tác giả thực hiện điều tra trực tiếp, nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính.
Việc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong luận văn sẽ làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các minh chứng từ nhiều nguồn, tạo cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, có thể bổ trợ cho nhau và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp này trong nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt hơn mục tiêu của đề tài, giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm cho kết quả nghiên cứu vừa có tính khái quát nhờ phương pháp định lượng, vừa có tính cụ thể nhờ phương pháp định tính với các trường hợp nghiên cứu điển hình. Nhờ đó, các kết luận mà đề tài đưa ra sẽ bảo đảm cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.
- Nghiên cứu định lượng:
Đối tượng nghiên cứu, điều tra thu thập số liệu sơ cấp được xác định là các lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện nhân dân.
Về tổ chức điều tra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo tính chất đại biểu, phản ánh đặc trưng của tổng thể chung, mẫu điều tra được thiết kế như sau:
+ Chọn địa điểm điều tra: Thực hiện phương pháp chọn mẫu phân loại theo nguyên tắc phân tầng có chủ đích. Dựa vào phân vùng địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội, khu vực Bắc và Nam của huyện ở đó có sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi dịch vụ xã hội, văn hoá, tâm lý, tập quán, thói quen; về việc làm, thu nhập, điều kiện tiếp cận về BHXH... là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến thực hiện BHXH tự nguyện để phân tổ chọn mẫu.
Với nguyên tắc trên, 11 đơn vị xã phường được chia theo bốn tổ gồm:
+ Tổ thứ nhất có 3 phường: Bách Quang, Cải Đan và Phố Cò - Đại diện cho vùng có trình độ dân trí cao, điều kiện giao thông thuận lợi, gần Khu công nghiệp Thành phố Sông Công.
+ Tổ thứ hai có 2 xã: Bình Sơn, Tân Quang, Bá Xuyên - Đại diện cho vùng thuần nông, địa hình tương đối phức tạp, giáp với thành phố Thái Nguyên và Tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Tổ thứ ba có 2 phường: Mỏ Chè và Thắng Lợi - Đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế tương đối khá giả, địa hình ít đồi núi, có nhiều điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ.
+ Tổ thứ tư có xã, phường: Bá Xuyên, Lương Châu, Vinh sơn – Đại diện cho khu vực có nhiều đối tượng là công nhân làm việc ở quanh khu công nghiệp.
Trong mỗi tổ chọn một đơn vị, bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên tác giả chọn bốn đơn vị xã phường theo phân tầng thứ nhất, gồm: Phường Phố Cò, Xã Bình Sơn, Phường Mỏ Chè, Xã Vinh Sơn.
Ở phân tầng thứ hai: trong mỗi đơn vị được chọn, dựa trên danh sách các xã đã triển khai thực hiện BHXH tự nguyện do các đơn vị lập tại báo cáo quý IV năm 2016, sau khi loại trừ các yếu tố chủ quan làm cho mẫu lựa chọn không đảm bảo
tính chất đại biểu như: Tổ dân phố, xóm mới triển khai; Tổ dân phố, xóm không đủ mẫu điều tra để lập danh sách các Tổ dân phố, xóm thuộc diện điều tra.
+ Cỡ mẫu điều tra
Lượng mẫu được chọn theo công thức:
1 N*e2 n N
Trong đó:
N là tổng thể mẫu,
e là mức ý nghĩa, chính xác (%).
n: là số mẫu cần điều tra (hay gọi là đơn vị mẫu)
Mẫu điều tra được chọn căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm có tính chất điển hình cho tổng thể để đưa ra được những số liệu mang tính chất tổng quan nhất, không bị sai lệch thống kê quá nhiều.
Với mức ý nghĩa 5%, số đối tượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là 21.902 người, số mẫu cần thiết để điều tra theo công thức là:
5% 392,83
* 902 . 21 1
902 . 21
2
n
Bảng 2.1. Số lượng mẫu thu thập số liệu trên địa bàn Thành phố Sông Công Địa bàn Tổng thể mẫu (N) Tỷ lệ mẫu (%) Số mẫu điều tra
(n)
(1) (2) (3)=(2)/21.902 (4)=(3)x392,83
Bình Sơn 6.005 27 107,70
Mỏ Chè 6.377 29 114,38
Phố Cò 7.689 35 137,91
Vinh Sơn 1.831 9 32,84
Tổng cộng 21.902 100 392,83
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)
Để đảm bảo đủ số lượng và số mẫu cần thiết, tác giả lựa chọn điều tra 400 đối tượng trong độ tuổi lao động.
Qua điều tra nghiên cứu 400 đối tượng trong độ tuổi lao động, trong đó có 42 đối tượng đã tham gia BHXH tự nguyện và 358 đối tượng chưa tham gia BHXH tự nguyện ở 8 tổ dân phố, xóm thuộc 4 xã, phường (Phường Phố Cò, Xã Bình Sơn, Phường Mỏ Chè, Xã Vinh Sơn).
Từ phiếu điều tra, tổng hợp đặc điểm cơ bản của chủ hộ được thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Một số đặc điểm cơ bản của chủ hộ phỏng vấn
STT Tiêu chí ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số người phỏng vấn Người 400 100
2 Giới tính Nam Người 217 54,25
Nữ Người 183 45,75
3 Tuổi bình quân Tuổi 35,44
4 Số khẩu bình quân Khẩu/hộ 4.012
5 Thu nhập bình quân Đồng/người/tháng 1.305.000
6 Địa điểm tiến hành điều tra Người 400 100
Bình Sơn Người 110 27,5
Mỏ Chè Người 115 28,75
Phố Cò Người 140 35
Vinh Sơn Người 35 8,75
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) + Công cụ thu thập số liệu
Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn gồm:
+ Thông tin về người được phỏng vấn: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức thu nhập, ...
+ Tình hình tham gia BHXH, một số hiểu biết về chính sách BHXH, nguồn tiếp cận thông tin....
+ Có những khó khăn, vướng mắc gì khi tham gia BHXH tự nguyện?
+ Giải pháp để nâng cao khả năng tham gia BHXH tự nguyện nhân dân.
- Thời gian thực hiện: tiến hành điều tra tại thời điểm tháng 9 và 10 năm 2017.
- Đồng thời công tác nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm: cán bộ chính quyền địa phương; nhóm đại lý thu; nhóm hộ gia đình đã tham gia BHXH tự nguyện và chưa tham gia BHXH tự nguyện.
2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Báo cáo nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH thành phố Sông Công theo quý, theo năm; Tài liệu từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet; Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp thời.
Tuy nhiên, đây là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên ít được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu, xử lý số liệu
Để tổng hợp, hệ thống hoá và phân tích các tài liệu điều tra tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.
- Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
+ Phương pháp thống kê gồm có các bước: thu thập, xử lý số liệu kết quả có được giúp khái quát đặc trưng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng;
+ Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
+ Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp
phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm.
Bằng phương pháp này tôi đã tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như: nghề nghiệp, độ tuổi, quy mô, trình độ văn hoá, nhu cầu và thói quen, thu nhập, công tác tuyên truyền... với việc tham gia BHXH. Từ đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn thành phố.
2.2.3. Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp thống kê so sánh, được dùng để đánh giá tăng trưởng chung và tăng trưởng của các loại hình Bảo hiểm xã hội đã triển khai qua các năm, xem xét mức độ đạt được trong từng thời kỳ bằng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và số tương đối, số bình quân nhân.
2.2.4. Công cụ xử lý tổng hợp, phân tích
Công cụ xử lý: Sau khi thu thập những thông tin cần thiết tác giả sử dụng ứng dụng Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.
Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.
Đối với số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, trên cơ sở tài liệu ban đầu và kết quả phỏng vấn tác giả chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích.