Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 95)

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

3.4.1. Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

Những yếu tố về chính sách BHXH tự nguyện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHXH cho NLĐ. Bên cạnh những vấn đề như việc ban hành, quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách cần thực sự phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người dân, có như vậy chính sách BHXH tự nguyện mới có tính khả thi cao trong quá trình triển khai, thực hiện. Ngoài ra vấn đề về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Do đó để phân tích ảnh hưởng của chính sách đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện của NLĐ, luận án tập trung phân tích hạn chế về chế độ của BHXH tự nguyện đã ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ.

Việc thiết kế hai chế độ Hưu trí và Tử tuất trong chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện đã đáp ứng nhu cầu của tuyệt đối đại đa số NLĐ thuộc đối tượng tham gia. Vì cả hai chế độ này trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống gia đình của NLĐ khi họ về già hoặc bị tử vong. Hơn nữa, chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH tự nguyện về cơ bản được quy định tương tự như chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH bắt buộc, do đó đã tạo sự liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Chính việc quy định này đã giúp cho NLĐ dễ dàng tham gia và chuyển đổi từ loại hình BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc. Đồng thời, rất phù hợp với đặc điểm của thị trường lao động hiện nay.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngoài việc xây dựng, ban hành các điều khoản thi hành thì cần kiểm tra, xem xét tính khả thi, hướng dẫn cụ thể, chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội từng địa phương và trong giai đoạn cụ thể, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện chính sách xã hội dẫn đến mất cân bằng trong xã hội. Các chính sách BHXH: Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật BHXH theo hướng: mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia BHXH tự nguyện, hỗ trợ mức đóng, kiểm tra tình hình thu nộp thường xuyên, đúng kỳ hạn cho đối tượng đang tham gia, bổ sung các quy định về mức đóng - mức hưởng thật linh hoạt để thu hút người dân tham gia đông đảo hơn.

3.4.2. Nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố Sông Công

Nâng cao nhận thức và ý thức của người dân tham gia BHXH tự nguyện, đặc biệt chú trọng đối với nhóm người lao động là nông dân, người dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức đúng đắn về BHXH tự nguyện, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải thực hiện BHXH tự nguyện cho người dân có vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho người dân. Nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn là không thể để cho người nông dân khi không còn khả năng lao động, khi gặp những trường hợp rủi ro không có được nguồn thu nhập đảm bảo, từ đó rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Hơn nữa, trình độ học vấn của người nông dân thường rất thấp, dẫn tới khả năng tiếp cận và hiểu biết về chính sách còn hạn chế.

Trình độ học vấn có liên quan chặt chẽ đến khả năng nhận thức và hiểu biết về BHXH tự nguyện của người nông dân. Kết quả điều tra về trình độ học vấn thể hiện như sau:

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và quyết định tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

Tiêu chí Tổng số

(người)

Đã tham gia (người)

Chưa tham gia

(người)

Tỉ lệ số người đã tham gia

(%)

Tỉ lệ số người chưa

tham gia (%)

Số người

Tổng số (người) 400 42 358 10,50 89,50

Cấp 1 trở xuống 118 118 100,00

Cấp 2 169 6 163 3,55 96,45

Cấp 3 92 15 77 16,30 83,70

Cao đẳng, trung học nghề 17 17 100,00

Đại học trở lên 4 4 100,00

Tỉ lệ (%) các

ý kiến

Cấp 1 trở xuống 29,50 32,96

Cấp 2 42,25 14,29 45,53

Cấp 3 23,00 35,71 21,51

Cao đẳng, trung học nghề 4,25 40,48 Đại học trở lên 1,00 9,52

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Trước hết khẳng định sự ảnh hưởng của trình độ học vấn, khả năng nhận thức của người nông dân đến quyết định tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện. Với 100% số người có trình độ từ tiểu học trở xuống đều có quyết định không tham gia BHXH tự nguyện. Điều này chứng tỏ sự hiểu biết về các thông tin, chính sách của BHXH tự nguyện của người nông dân đã bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Do không hiểu được những lợi ích mà BHXH tự nguyện mang lại một cách đầy đủ và chính xác nên họ không tham gia. Trong số những người được phỏng vấn, 100% số người có trình độ Sơ cấp/Trung cấp và Cao đẳng/đại học đều đã tham gia BHXH tự nguyện. Ta có thể thấy, tỷ lệ người tham gia tăng dần theo trình độ học vấn của họ. Với kết quả như vậy, có thể thấy được rằng trình độ học vấn của người nông dân có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện. Để nâng cao trình độ học vấn của người nông dân chủ yếu thuộc về trách nhiệm của ngành giáo dục, do vậy muốn thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho

người nông dân đạt kết quả cao đòi hỏi ngành BHXH phải có sự phối hợp với ngành giáo dục trong việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân.

Do đó, cơ quan BHXH thành phố Sông Công phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền trên địa bàn làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn về chính sách BHXH tự nguyện thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, thông tin cổ động... là rất cần thiết.

3.4.3. Yếu tố về thu nhập trên địa bàn thành phố Sông Công

Kinh tế xã hội đất nước có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của BHXH tự nguyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần, thay đổi thể chế kinh tế theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa… không chỉ ảnh hưởng đến riêng cuộc sống của NLĐ mà còn là sự thay đổi của nền kinh tế xã hội quốc gia. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, việc làm, nhận thức của NLĐ trên phạm vi vĩ mô.

Sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ sẽ làm cho đời sống vật chất tinh thần của NLĐ không ngừng được cải thiện đặc biệt là những lao động tự do, những lao động không được tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó khiến cho họ có thêm nhận thức và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện cao hơn.

Ngoài ra, cần xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ để làm cơ sở xác định các đối tượng, mức chuẩn của các chính sách ASXH.

Đổi mới nội dung hỗ trợ người nghèo, hoàn thiện việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; xã hội hóa nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện và các chính sách mới ban hành để đảm bảo thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng.

Ngày nay mặc dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng trên thực tế cho thấy thu nhập của người dân còn rất thấp so với người dân thành thị và

người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác. Hơn nữa thu nhập của người nông dân lại rất bấp bênh, có tính chất thời vụ.

Nhằm làm rõ ảnh hưởng của thu nhập đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ trên địa bàn thành phố Sông Công, phân tích các yếu tố tạo nên thu nhập như: hình thức việc làm, mức độ ổn định của thu nhập, lĩnh vực nghề nghiệp, nơi cư trú.

Qua điều tra khảo sát đối tượng lao động trên địa bàn thành phố, số lượng NLĐ tham gia BHXH tự nguyện còn rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đối tượng được khảo sát, số lượng đang tham gia BHXH tự nguyện 10,50 % (42 người), còn lại 89,50 % (358 người) chưa tham gia BHXH tự nguyện.

Thu nhập của người dân có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện được tác giả tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thu nhập bình quân hàng tháng và quyết định tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

Tiêu chí Tổng số

(người)

Đã tham gia

(người)

Chưa tham gia

(người)

Tỉ lệ số người đã tham gia

(%)

Tỉ lệ số người chưa tham

gia (%)

Số người

Tổng số (người) 400 42 358 10,5 89,5

Dưới 500.000đ 45 45 100

Từ 500.000 đ đến 1.550.000đ 156 156 100 Từ 1.550.000 đ đến 2.700.000đ 118 6 112 5,08 94,92 Từ 2.700.000 đ đến 3.320.000đ 43 11 32 25,58 74,42 Từ 3.320.000 đ trở lên 38 25 13 65,79 34,21 Tỉ lệ

(%) các ý

kiến

Dưới 500.000đ 11,25 12,57

Từ 500.000 đ đến 1.550.000đ 39,00 43,58

Từ 1.550.000 đ đến 2.700.000đ 29,50 14,29 31,28 Từ 2.700.000 đ đến 3.320.000đ 10,75 26,19 8,94 Từ 3.320.000 đ trở lên 9,50 59,52 3,63

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Những người nông dân nào có mức thu nhập từ 1.550.000đ trở xuống sẽ quyết định không tham gia BHXH tự nguyện, một phần không đủ khả năng đóng góp. Đối với những hộ có thu nhập từ 1.550.000đ đến 2.700.000đ thì chỉ có 5,08%

số người quyết định tham gia và còn lại 94,92% số người quyết định không tham gia. Đối với những hộ có thu nhập từ 2.700.000đ đến 3.320.000đ thì có 25,58% số người quyết định tham gia và còn lại 74,42% số người quyết định không tham gia.

Đối với những hộ có thu nhập từ 3.320.000 đ trở lên thì có tới 65,79% số người quyết định tham gia. Như vậy, thu nhập của người nông dân càng tăng thì quyết định tham gia BHXH tự nguyện càng nhiều. Do vậy, việc ban hành và thực hiện loại hình BHXH tự nguyện chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người lao động nói riêng đặc biệt là người nông dân, sao cho hiệu quả và thiết thực. Từ đó, không ngừng nâng cao mức thu nhập cho người dân sống ở khu vực nông thôn. Chỉ khi nào người nông dân đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình và trở lên có tích luỹ mới có thể có phần dư ra để tham gia đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện.

3.4.4. Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ

Hệ thống bộ máy tổ chức của cơ quan BHXH thành phố Sông Công được tổ chức và quản lý một cách hợp lý từ việc lãnh đạo chỉ đạo, phân công nhiệm vụ đến từng cán bộ, viên chức được thực hiện hàng năm và các cán bộ, viên chức được thay đổi bộ phận theo quy định để nhằm đáp ứng sự phát triển, sáng tạo trong công việc và hướng tới có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ được cơ quan giao phó.

Về công tác thực hiện phát triển BHXH tự nguyện, đây là một chương trình nằm trong chương trình phát triển và thực hiện các kế hoạch thu BHXH của cấp trên giao hàng năm. Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố, Đài phát thanh truyền hình thành phố Sông Công để triển khai công tác thông tin tuyên truyền về thủ tục, chế độ chính sách BHXH tự nguyện đến toàn thể người dân trên địa bàn và có những phương hướng để nâng cao tầm nhận thức của người dân hơn nữa trên địa bàn thành phố Sông Công. Thực hiện nghiêm túc các thủ tục đăng ký tham gia và thủ tục thanh toán chế độ BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện được kịp thời.

Bảng 3.12. Đánh giá về thủ tục tham gia và thủ tục giải quyết BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

Chỉ tiêu

Đang tham gia (người)

Tổng số (người)

Tỷ lệ Bình (%)

Sơn

Mỏ Chè

Phố

Vinh Sơn 1. Rất rườm rà, nhiều thủ

tục

2. Khá rườm rà, nhiều thủ tục

3. Rườm rà, nhiều thủ tục 4. Không rườm rà, nhiều

thủ tục 2 5 2 1 10 24,39

5. Nhanh gọn, ít thủ tục 11 12 6 3 32 75,61

TỔNG CỘNG 13 17 8 4 42 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Ngành BHXH ngày càng nâng cao việc tinh giản thành phần hồ sơ và thủ tục tham gia BHXH làm sao cho người dân đăng ký tham gia ngày càng đơn giản và đúng, đủ tiêu chí đảm bảo về mặt pháp luật. Điều đó được thể hiện: Chỉ còn ít người được hỏi trả lời là không rườm rà, nhiều thủ tục, chiếm 24,39% và có tới 75,61% người được hỏi trả lời là thủ tục nhanh gọn, ít thủ tục. Lý do vẫn còn có đối tượng cho rằng không rườm rà, nhiều thủ tục là do hồ sơ ban đầu khi họ mang đến để đăng ký không trùng khớp thông tin về nhân thân (đối với những người tham gia mới), hoặc do không trùng khớp với hồ sơ cá nhân mà cơ quan BHXH đang quản lý (đối với những người đã tham gia BHXH), hoặc do cá nhân nghỉ việc ở đơn vị cũ nhưng không khai báo được số sổ BHXH của đơn vị cũ chưa trả sổ…

Chính sách BHXH tự nguyện có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nông dân khi gặp rủi ro, khi về già hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Bởi lẽ, cơ quan BHXH là nơi cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của họ thì sẽ là nhu cầu thiết thực để họ tự nguyện tham gia.

Một phần của tài liệu Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)