Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.3. Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng
1.3.2. Hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng
Hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm trong trường cao đẳng, đó là toàn bộ hoạt động của các cá nhân, đơn vị trong nhà trường cao đẳng, nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của trường cao đẳng. Hoạt động đào tạo bao gồm nhiều các hoạt động khác nhau, đó là: công tác tuyển sinh, công tác lập kế hoạch đào tạo, công tác giảng dạy của giảng viên và cán bộ giảng dạy, quá trình học tập của học sinh, sinh viên, công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, cuối cùng là các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo diễn ra trong nhà trường cao đẳng
1.3.2.1. Công tác tuyển sinh
Đây là công tác tuyển chọn người vào học (đầu vào) của các nhà trường cao đẳng. Nhà trường dựa trên các yêu cầu (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ sổ) thích hợp với từng ngành nghề đào tạo, để học sinh trung học phô thông đăng ký dự
tuyển theo hình thức tuyển chọn (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai) thích hợp nhằm chọn ra những thí sinh đạt yêu cầu. Đối với nhà trường cao đẳng, thì công tác tuyển sinh được diễn ra vào thời điểm chuyển giao giữa năm học cũ và năm học mới, có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ năm học cũ.
Công tác tuyển sinh dựa vào các căn cứ pháp lý về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, các kế hoạch thi tuyển sinh quốc gia (thường vào tháng 7 hằng năm) và các kế hoạch riêng của từng nhà trường. Đây cũng là công tác tạo nguồn người học, đòi hỏi có sự quản lý sâu sắc, nghiêm túc.
1.3.2.2. Công tác lập kế hoạch đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo là hoạt động tiếp theo của chuỗi hoạt động đào tạo ở Trường cao đẳng, công tác này thường được giao cho Phòng Đào tạo hoặc phòng, ban có chức năng tương đương trong trường cao đẳng. Công tác lập kế hoạch đào tạo trong trường cao đẳng cần chú ý tới các loại kế hoạch đào tạo: đó là kế hoạch dài hạn (theo khóa đào tạo 3 năm), kế hoạch trung hạn (theo năm, học kì), kế hoạch ngắn hạn (tuần).
- Kế hoạch dài hạn trong trường cao đẳng thường được các nhà trường thiết kế dựa trên khung chương trình các học phần, tín chỉ đã được quy định với từng chuyên ngành. Dựa vào kế hoạch này mà các đơn vị, giảng viên và sinh viên trong nhà trường tiến hành hoạt động giảng dạy và học tập.
- Kế hoạch trung hạn được xây dựng dựa trên kế hoạch năm học chung của nhà trường, quy định các học phần, sổ tín chỉ cần đạt, số giờ dạy cần thiết của GV và HSSV cần hoàn thành trong; năm học đó.
- Kế hoạch ngắn hạn được xây dựng và hoàn thành trong thời gian ngắn, vài ngày cho đến vài tuần, do đó nó rất linh hoạt trong việc điều chỉnh và cơ động. Thời khóa biểu là biểu hiện của kế hoạch ngắn hạn.
Công tác lập kế hoạch đào tạo có ý nghĩa rất lớn đảm bảo cho hoạt động đào tạo diễn ra bình thường và thông suốt.
1.3.2.3. Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng GV là yếu tố chủ đạo trong hoạt động đào tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện đào tạo thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình, GV chỉ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình cải biến nhân cách của HSSV.
1.3.2.4. Hoại động học tập của học sinh, sinh viên trường cao đẳng Tập thể HSSV là yếu tố trung tâm của quá trình đào tạo, xét cho cùng thì chính nhân cách và sự chuyển biến nhân cách của HSSV mới là yếu tố trọng tâm, là đối tượng của quá trình quản lý đào tạo.
Kết quả đào tạo thể hiện ở HSSV không chỉ phụ thuộc vào hoạt động giảng dạy của GV mà còn phụ thuộc vào chính hoạt động học tập và trách nhiệm của từng HSSV, cần phải làm rõ vấn đề này khi xác định kết quả lao động của GV cũng như đánh giá phẩm chất và năng lực của họ.
1.3.2.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Kết quả đào tạo là thành tố biểu hiện tập trung sự vận động và phát triển của hoạt động đào tạo. Kết quả này có được là do thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá. Như vậy nhờ kiểm tra, đánh giá mà kết quả đào tạo được bộc lộ, từ đó mà có thể biết được mục tiêu đào tạo của nhà trường có đạt được hay không.
Trong nhà trường cao đẳng, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo được giao cho Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng Giáo dục hoặc các đơn vị có chức năng tương đương. Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng Giáo dục của nhà trường tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá kết qua đào tạo dưới các hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, thi hết học phần, thi tốt nghiệp. Các hoạt động này được phối kết hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trường đã xây dựng trước đó.
1.3.2.6. Các yếu tố đảm bảo để thực hiện hoạt động đào tạo
Các yếu tố đảm bảo để thực hiện hoạt động đào tạo trong Trường cao đẳng bao gồm các yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố chính trị và tinh thần, yếu tố tổ chức quản lý.
- Yếu tố về cơ sở vật chất: Cung cấp đầy đủ thiết bị, máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu để phục vụ cho các hoạt động đào tạo, bảo dưỡng, sửa chữa lớp học, phòng thí nghiệm, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, cung cấp các điều kiện ăn, ở, nghỉ ngơi, khám chữa bệnh cho GV, HSSV, CBCNV trong trường.
- Yếu tố về chính trị, tinh thần: Quán triệt cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong nhà trường chấp hành tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, động viên tinh thần hăng say nhiệt tình công tác của tất cả mọi người ở từng vị trí công tác khác nhau.
- Yếu tố về tổ chức quản lý: Xây dựng bộ máy tổ chức nhà Trường vững mạnh, xây dựng nề nếp quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối, nhịp nhàng của mọi hoạt động, đảm bảo sự chỉ đạo nhanh, có hiệu lực của bộ máy quản lý.