Phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 88 - 94)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN

3.4. Khảo nghiệm của các biện pháp đã đề xuất

3.4.6. Phân tích kết quả khảo nghiệm

3.4.6.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất:

Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

TT Các biện pháp

Mức độ

Điểm TB

Thứ bậc Cấp

thiết

Bình thường

Không cấp thiết

1

Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường

91 29 0 2.76 1

2

Đổi mới công tác tuyển sinh theo định hướng nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề đào tạo tại các khoa

85 33 2 2.69 2

3

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học gắn liền với thực hành và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên

72 45 3 2.58 5

4 Tăng cường các điều kiện CSVC, TTB phục vụ đào tạo

83 36 1 2.68 3

5 Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các

hoạt động đào tạo của Nhà trường 68 50 2 2.55 6

6 Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác

quản lý hoạt động đào tạo 82 35 3 2.66 4

Qua kết quả thu được từ bảng số liệu có thể thấy được tất cả CBQL, GV của Nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đều đánh giá cao tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo đã được đề xuất. Tất cả các biện pháp tác giả đề xuất đều có trên 50% số người cho là rất cấp thiết, số ý kiến còn lại là cấp thiết, không có ý kiến nào đánh giá ở mức ít cấp thiết. Điều đó chứng tỏ rằng việc đưa ra các biện pháp nêu trên đã trở thành cấp thiết và nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nói chung của Nhà trường.

Trong các biện pháp đánh giá, biện pháp “Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường” được đánh giá là

cần thiết nhất tương ứng với điểm = 2,76. Mức độ thấp nhất thuộc về biện pháp

Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo của Nhà trường” = 2.55. Mức độ chênh lệch về sự cần thiết giữa 2 biện pháp được đánh giá cao nhất và thấp nhất tương đối nhỏ 0,21. Giá trị đó cho thấy sự phù hợp giữa các biện pháp được đề xuất với tình hình thực tế Nhà trường hiện nay.

3.4.6.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

TT Các biện pháp

Mức độ Điểm

TB Thứ bậc Khả

thi

Bình thường

Không khả thi

1

Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường

80 35 5 2.63 3

2

Đổi mới công tác tuyển sinh theo định hướng nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề đào tạo tại các khoa

91 27 2 2.74 1

3

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học gắn liền với thực hành và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên

88 30 2 2.72 2

4 Tăng cường các điều kiện CSVC, TTB phục vụ đào tạo

73 42 5 2.57 6

5 Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các

hoạt động đào tạo của Nhà trường 78 38 4 2.62 4

6 Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác

quản lý hoạt động đào tạo 76 41 3 2.61 5

Qua kết quả thu được từ bảng sổ liệu 3.2 có thể thấy tất cả các biện pháp tác giả đề xuất đều có trên 50% số người cho là khả thi và rất khả thi.

Điều đó chửng tỏ rằng việc đưa ra các biện pháp này đều khả thi và nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nói chung của Nhà trường.

Trong các biện pháp đánh giá, biện pháp Đổi mi công tác tuyn sinh theo định hướng nhu cu ngun nhân lc ngành ngh đào tạo ti các

khoa" vẫn được đánh giá là khả thi nhất, tương ứng với điểm = 2,74. Mức độ thấp nhất thuộc về biện pháp “Tăng cường các điều kiện CSVC, TTB phục vụ đào tạo"( = 2,57)… Mức độ chênh lệch về sự cần thiết giữa 2 biện pháp được đánh giá cao nhất và thấp nhất tương đối nhỏ 0,17. Giá trị đó cho thấy sự phù hợp giữa các biện pháp được đề xuất với tình hình thực tế Nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, qua bảng 3.2 phân tích tính khả thi của các biện pháp đề xuất, thì lại có một số còn do dự về tính khả thi của các biện pháp như biện pháp "Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý hoạt động đào tạo”.

Đây là một vấn đề không đơn giản, không thể một sớm một chiều vì với các biện pháp này, sự nỗ lực của cán bộ, GV Nhà trường chưa đủ mà còn cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều lực lượng, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ chế và sự đầu tư.

3.4.6.1.Đánh giá tính tương quan giữa tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất:

Để đánh giá tính tương quan giữa tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đã đề ra, tác giả đã tiến hành tổng hợp kết quả và thu được bảng số liệu như sau:

Bảng 3.3. Đánh giá tính tương quan khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

TT Các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc X Xi Y Yi (Xi-Yi) (Xi-Yi)2

1

Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường

2.76 1 2.63 3 -2 4

2

Đổimới công tác tuyển sinh theo định hướng nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề đào tạo tại các khoa

2.69 2 2.74 1 1 1

TT Các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc X Xi Y Yi (Xi-Yi) (Xi-Yi)2

3

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học gắn liền với thực hành và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên

2.58 5 2.72 2 3 9

4 Tăng cường các điều kiện CSVC,

TTB phục vụ đào tạo 2.68 3 2.57 6 -3 9

5

Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo của Nhà trường

2.55 6 2.62 4 2 4

6 Tăng cường ứng dụng CNTT vào

công tác quản lý hoạt động đào tạo 2.66 4 2.61 5 -1 1

Cộng 28

Hệ số tương quan thứ bậc: R = 0.8667 (Thỏa mãn đk: -1< R<1)

Như vậy, căn cứ vào hệ số tương quan thứ bậc với R = 0,8667 (tương quan chặt) cho thấy giữa 2 yếu tố khảo sát là tính cấp thiết và tính khá thi có liên quan chặt chẽ với nhau. Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được các CBQL, chuyên gia và đại diện GV thống nhất đánh giá ở mức cao, các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo Hệ Dân sự tại Trường cao đẳng ASEAN đã đề xuất có tính cấp thiết thì đều có tính khả thi.

Tóm lại, qua kết quả của việc khảo nghiệm các biện pháp ở trên chứng minh được giả thuyết khoa học đã được đề tài nêu ra từ đầu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường phải tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo đồng bộ và có hệ thống. Tuy nhiên, trong từng thời điểm mà quan tâm, nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện pháp khác.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Trường cao đẳng ASEAN do tác giả đề xuất đã bám sát kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, phù hợp với điều kiện của Trường cao đẳng ASEAN về chuyển đổi các biện pháp quản lý đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường;

- Đổi mới công tác tuyển sinh theo định hướng nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề đào tạo tại các khoa;

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học gắn liền với thực hành và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên;

- Tăng cường các điều kiện CSVC, TTB phục vụ đào tạo;

- Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo của Nhà trường;

- Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý hoạt động đào tạo.

Mỗi biện pháp giải quyết được một vấn đề cụ thể do yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường đặt ra. Các biện pháp có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường.

Các biện pháp được đề xuất có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đào tạo, tuy nhiên việc vận dụng và khai thác lại tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi Nhà trường và người quản lý. Dựa vào đặc điểm, điều kiện của từng trường mà nhà quản lý có thể tham khảo tìm ra những điều phù hợp phục vụ có hiệu quả trong quá trình quản lý Nhà trường.

Tuy nhiên, các biện pháp được nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót, vẫn cần có thời gian để kiểm nghiệm trong quá trình triển khai và tiếp tục phải hoàn thiện hơn nữa để các biện pháp này đi vào thực tiễn, hữu hiệu hơn, góp phần vào quá trình quản lý toàn diện nhà trường tại Trường cao đẳng ASEAN trở nên tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những nội dung đã được đề cập tại các chương, đề tài đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả xin mạnh dạn rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)