Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.3. Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng
1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng
Quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, là mục tiêu trung tâm của quản lý Trường Cao đẳng, đó là quá trình tác động có hướng đích (huy động, cộng tác, điều phối, tham gia, can thiệp, hướng dẫn, giúp đỡ, điều chỉnh...) của chủ thể quản lý đối với tập thể GV, cán bộ công chức, HSSV và các bên liên quan ngoài trường hướng tới việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo của trường mà tiêu điểm là hoạt động dạy và học.
Quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng là nội dung, cách thức mà chủ thể quản lý cụ thể hóa và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý đào
tạo trong việc thực hiện các chức năng, mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Để đạt được mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả của quản lý hoạt động đào tạo trong trường Cao đẳng, cần thực hiện các nội dung quản lý cụ thể, hiệu quả.
1.3.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh
Quản lý công tác tuyển sinh là một lĩnh vực rộng, bao gồm các tiêu chuẩn và kết quả cũng như là quá trình giảng dạy và học tập, hoạt động của khoa và của nhà trường, và sự tương hợp giữa mục tiêu chương trình và khả năng của SV khi tốt nghiệp.
Quản lý công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng bao gồm việc chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiên hành các công việc sau đây:
+ Xác định sự phù hợp giữa khả năng đào tạo của nhà trường với kế hoạch tuyển sinh;
+ Xác định sự phù hợp giữa chính sách tuyển sinh của nhà trường với mục tiêu đào tạo;
+ Đánh giá chất lượng tuyển sinh đầu vào đối với HS;
+ Chấp hành các quy chế, nguyên tắc tuyển sinh;
+ Tiến hành cải tiến quy trình tuyển sinh và tiêu chí tuyển chọn.
1.3.3.2. Quản lý kế hoạch đào tạo
Kế hoạch đào tạo được thể hiện trong chương trình đào tạo có nội dung, khối lượng và cấu trúc phù họp với chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành.
Quản lý kế hoạch đào tạo là quản lý việc xây dựng nội dung kế hoạch đào tạo sao cho kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện đầy đủ và đảm bảo đúng tiến độ, bám sát mục tiêu đào tạo. Trong đó, kế hoạch đào tạo cao đẳng phải thể hiện mục tiêu đào tạo cao đẳng, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục trong cấp, phương pháp và hệ thống đào tạo, cách thức đánh giá kết qua đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục trong cấp.
Quản lý công tác lập kế hoạch đào tạo trường Cao đẳng bao gồm việc chu thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiến hành các công việc sau đây:
+ Thu thập thông tin và phân tích nhu cầu đào tạo đê xây dựng kế hoạch đào tạo;
+ Lập kế hoạch đào tạo dự kiến cho học kỳ và cả năm học;
+ Lấy ý kiến phản hồi của GV và HSSV về kế hoạch đào tạo dự kiến;
+ Lập kế hoạch đào tạo chi tiết cho học kỳ và năm học;
+ Công bố công khai kế hoạch đào tạo cho GV và HSSV;
+ Thực hiện tiếp nhận thông; tin phản hồi về điều hành kế hoạch đào tạo.
1.3.3.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, xây dựng tập thể sư phạm thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết, gương mẫu và hợp tác, tương trợ, tạo thành một phong trào thi đua phấn đấu liên tục trong nhà trường để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học.
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường Cao đẳng bao gồm việc chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiến hành các công việc sau đây:
+ Quản lý việc xây dựng, kế hoạch của các khoa và GV;
+ Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV;
+ Quản lý GV thực hiện chương trình dạy học;
+ Khoa chuyên môn quản lý giờ dạy trên lớp của GV.
1.3.3.4 Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
Quản lý hoạt động học tập của HSSV là quản lý việc học tập, tu dưỡng theo các quy chế của nhà trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục để HSSV yên tâm học tập, phấn đấu. Quản lý hoạt động của HSSV bao hàm quản lý thời gian, quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của HSSV, quản lý việc học
tập tại trường của HSSV, phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của HSSV, quản lý đổi mới phương pháp học tập, quản lý tinh thần, thái độ, ý thức tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Quản lý tổ chức hoạt động của HSSV tại trường Cao đẳng bao gồm việc chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiến hành các công việc sau đây:
+ Quản lý việc học tập trên lớp của HSSV;
+ Hướng dẫn tổ chức cho HSSV tham gia NCKH;
+ Quản lý nề nếp tự học, tự nghiên cứu của HSSV;
+ Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động ngoại khóa;
+ Đánh giá kết quả học tập của HSSV theo từng học kỳ và cả năm học;
+ Tổ chức đánh giá kết quả chuyên cần của HSSV;
+ Giáo dục tinh thần thái độ, động cơ học tập cho HSSV;
+ Kiểm tra sổ tay GV và hồ sơ GV.
1.3.3.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC, TTB phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo. Quản lý tốt cơ sở vật chất nhà trường không chỉ là bảo quản tốt mà còn khai thác tối đa năng lực của CSVC, TTB cho các hoạt động dạy học, đồng thời phải thường xuyên bổ sung những CSVC, TTB mới, hướng dẫn GV sử dụng phục vụ cho công tác chuyên môn.
Quản lý CSVC, TTB phục vụ đào tạo tại trường Cao đẳng bao gồm việc chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiến hành các công việc sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển CSVC,TTB, thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo;
+ Mua sắm bảo quản thiết bị máy móc thiết bị vật tư đáp ứng thực hành, thí nghiệm cho HSSV;
+ Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo;
+ Xây dụng tu bổ phòng học, giảng đường;
+ Xây dựng quy định bảo quản sử dụng CSVC, trang thiết bị giảng dạy;
+ Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm.
1.3.3.6. Quản lý công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động đào tạo
Công tác kiểm tra, đánh giá là khâu đặc biệt quan trọng, là việc làm thường xuyên, không thể thiếu được của mỗi nhà trường, nó đảm bảo những thông tin chính xác, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
Quản lý công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng bao gồm việc chủ thế quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiến hành các công việc sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra tháng, học kỳ, năm học;
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng;
+ Xây dựng ngân hàng câu hỏi ôn tập và ngân hàng đề thi;
+ Tổ chức coi thi, chấm thi;
+ Điều chỉnh kế hoạch dạy học kịp thời dựa trên kết quả kiểm tra;
+ Tổng hợp kết quả thi, kiểm tra từng môn học kỳ, năm học;
+ Sử dụng kết quả hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo trong xếp loại thi đua của CBQL và GV.
1.3.3.7. Quản lý công tác cấp phát văn bằng, chứng chỉ và định hướng cho học sinh, sinh viên khi ra trường
Quản lý công tác cấp phát văn bằng, chứng chỉ và định hướng cho
HSSV khi ra trường tại trường Cao đẳng bao gồm việc chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tiến hành các công việc sau đây:
+ Tổ chức hoạt động công bố kết quả học tập của HSSV;
+ Tiến hành làm các thủ tục cấp các chứng chỉ môn học, cấp văn bằng tốt nghiệp cho HSSV;
+ Tổ chức các hoạt động tìm hiểu nhu cầu sử dụng nhân lực đã qua đào tạo của các tổ chức, doanh nghiệp trong thời điểm HSSV tốt nghiệp và ra trường;
+ Tổ chức hoạt động định hướng cho HSSV ra trường nhận biết được nhu cầu hiện tại sử dụng nhân lực đã qua đào tạo của các tổ chức, doanh nghiệp.