Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất
Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Trường cao đẳng ASEAN đã đề xuất ở trên chính là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng tác động qua lại, bổ sung cho nhau và cần được tiến hành đồng bộ. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Kết quả của biện pháp
này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hướng tới mục tiêu là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Cho nên khi thực hiện một biện pháp này cần phải tiến hành đồng bộ, linh hoạt với các biện pháp còn lại sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong công tác quản lý hoạt động đào tạo ở Trường cao đẳng ASEAN.
Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Những biện pháp được xây dựng bên trên tạo thành một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý hoạt động đào tạo. Sáu biện pháp quản lý hoạt động đào tạo vừa được trình bày trên có mối quan hệ biện chứng, tương hỗ lẫn nhau. Biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thực hiện biện pháp kia và cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo.
Mỗi biện pháp có một vị trí, vai trò nhất định như sau:
* Biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường". Việc xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động giảng dạy của Nhà trường là công việc bắt buộc của quá trình quản lý hoạt động đào tạo, có vị trí quan trọng và có vai trò rất lớn, quyết định hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường.
* Biện pháp 2: “Đổi mới công tác tuyển sinh theo định hướng nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề đào tạo tại nhà trường". Đây là biện pháp mang tính chất cơ sở tiền đề, để thực hiện các biện pháp còn lại. Nếu thực hiện Đổi mới công tác tuyển sinh theo định hướng nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề đào tạo tại các khoa thì sẽ giải quyết tốt, quyết định trực tiếp tới chất lượng của hoạt động đào tạo nghề của Nhà trường.
* Biện pháp 3: “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học gắn liền với thực hành và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ
giảng viên”. Đứng trước việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo trong các Nhà trường hiện nay, thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ GV ở Trường cao đẳng ASEAN đảm bảo yêu cầu đào tạo chất lượng cao có một ý nghĩa quan trọng, góp phần cải thiện chất lượng chương trình đào tạo của Nhà trường, qua đó công tác quản lý hoạt động đào tạo trở nên thuận lợi hơn.
* Biện pháp 4: “Tăng cường các điều kiện CSVC, TTB phục vụ đào tạo".
Biện pháp này là cơ sở để thực hiện tốt quá trình đào tạo và năng cao chất lượng đào tạo, có ý nghĩa hỗ trợ quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo.
* Biện pháp 5: "Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo của Nhà trường" đây là khâu quan trọng nhằm nhắc nhở thường xuyên mọi thành phần tham gia vào quá trình đào tạo một cách có hệ thống, đồng thời cũng giúp cho CBQL, GV, HSSV thấy rõ nhất về bức tranh quản lý hoạt động đào tạo mà từ đó có những biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tốt hơn.
* Biện pháp 6: "Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý hoạt động đào tạo". Hiện nay, đứng trước xu thế tin học hóa Nhà trường một cách mạnh mẽ, thì việc tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý hoạt động đào tạo ở Trường cao đẳng ASEAN là một đòi hỏi tất yếu, thực hiện tốt biện pháp này, thì nó sẽ giúp cho việc thực hiện các biện pháp còn lại trở nên thuận lợi, nhờ có công cụ hiện đại, tiên tiến, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường.
Thực tế cho thấy không có biện pháp nào tối ưu, mỗi biện pháp đều có những điểm mạnh riêng và những hạn chế nhất định. Vì thế, để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường cao đẳng ASEAN phải cần sự phối hợp đồng bộ, tích cực các biện pháp đã đề ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.