Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của Trường cao đẳng ASEAN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 67)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của Trường cao đẳng ASEAN

Qua điều tra thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của Trường cao đẳng ASEAN đã trình bày ở trên tác giả rút ra được một số nhận xét như sau:

2.4.1. Thun li

Nhà trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý lãnh đạo hiệu quả với tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh. Ban Giám hiệu cùng hệ thống các phòng, khoa, chức năng, các đoàn thể, quần chúng hoạt động tốt, không ngừng nâng cao năng lực quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nói riêng;

Nhà trường cũng có một đội ngũ cán bộ giảng dạy nhiệt tình, năng động sáng tạo, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo trong giai đoạn hiện nay và đang được hoàn thiện để thích ứng với giai đoạn đổi mới;

Ban Giám hiệu Nhà trường luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, nhạy bén với đổi mới, tận tâm với công việc;

Những sản phẩm của hoạt động đào tạo tại trường đã được thừa nhận và tạo nên chất lượng, được các cơ sở sử dụng nhân lực tiếp nhận.

2.4.2. Khó khăn

Trong những năm gần đây quy mô, hệ thống mạng lưới các trường cao đẳng và đại học được mở rộng, số lượng các trường mới thành lập được tăng lên rõ rệt nên khó khăn nhất vẫn là công tác tuyển sinh đầu vào. Từ đó dẫn đến năng lực kiến thức cơ bản của thí sinh trúng tuyển thấp và không đồng đều, điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc quản lý hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung và trường cao đẳng ASEAN nói riêng;

Nhà đầu tư gặp những khó khăn nhất định do nền kinh tế gây ra nên việc đầu tư cho GD&ĐT còn hạn chế, kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo chưa được chú trọng;

Chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV, nhất là cán bộ làm công tác quản lý hoạt động đào tạo chưa thực sự được nâng cao;

Công tác xây dựng chương trình đào tạo hằng năm chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với thực tế nhu cầu đào tạo;

2.4.3. Ưu điểm

Nhà trường coi công tác quản lý hoạt động đào tạo là vị trí trọng tâm, đặt ở vị trí hàng đầu, đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí cao. Trong các công tác đó đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Nhà trường với kế hoạch triển khai đồng bộ và sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị, phòng, khoa trong toàn Nhà trường;

CBQL, GV và HSSV của Nhà trường có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, học tập và làm việc, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; 100%

HSSV tham gia các phong trào thi đua do Nhà trường, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động;

Nhà trường cũng đã xác định nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV là nhiệm vụ chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Một bộ phận CBQL, GV có bề dày kinh nghiệm, được chuẩn hóa và ngày càng trẻ hóa;

Nhà trường đã quan tâm tới công tác quản lý hoạt động đào tạo dựa trên cơ sở pháp lý quy định trong: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ trường Đại học, Quy chế 25, Quy chế 43 của Bộ GD&ĐT quy định về thi, kiểm tra - đánh giá, xét tốt nghiệp cho các đối tượng HSSV;

Đa số CBQL các khoa, phòng, cũng như phòng Đào tạo đều là những người có năng lực chuyên môn, có đạo đức tốt, có uy tín, đồng thời đều nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình, cố gắng hoàn thành công việc quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay;

Đội ngũ GV có ý chí vươn lên, tích cực học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm vững chắc; Sinh viên của Nhà trường đã xác định được động cơ học tập đúng đắn, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, kỉ luật tốt;

Nhà trường đã tạo được một môi trường học tập thân thiện, sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu của các cơ sở sử dụng nói riêng và của xã hội nói chung;

Hiện nay, Nhà trường đã tiến hành cải tạo, nâng cấp CSVC, TTB phục vụ đào tạo và đã đáp ứng được một phần nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường.

2.4.4. Nhược điểm

Một bộ phận CBQL và GV chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác quán lý hoạt động đào tạo, họ còn thờ ơ với một vài nội dung quản lý không có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cá nhân;

Công tác quản lý kế hoạch còn một số nội dung chưa được thực hiện đầy đủ và triệt để;

Mặc dù, CSVC, TTB đã và đang được cải tạo và nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của nhu cầu đào tạo trong Nhà trường.

Một số máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm còn lạc hậu, chưa cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới;

Đối với công tác quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo còn nhiều bất cập, chưa thực sự khách quan, phản ánh chưa hết chất lượng thực của công tác đào tạo;

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường trong những năm qua, tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đi vào chiều sâu, nhiều công tác quản lý vẫn còn tình trạng thủ công.

Tiểu kết chương 2

Trường cao đẳng ASEAN đã và đang khẳng định vị thế của một nhà trường tiên tiến trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác giáo dục đào tạo đang được quan tâm đổi mới và phát triển cả về chất và lượng. Vì vậy, những năm qua Nhà trường đã không ngừng nỗ lực và đạt được những kết quả khích lệ trong hoạt động đào tạo.

Công tác quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường được thể hiện qua nhiều nội dung đã được các cấp quản lý trong Nhà trường tích cực thực hiện, phần nào đã đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần vào nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, rào cản nhất định làm hạn chế trong công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nói riêng;

Qua khảo sát thực tiễn cũng cho thấy những yếu tố thuận lợi và khó khăn có tác động anh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý hoạt động đào tạo, các yếu tố đó vừa cho thấy cả điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động quản lý, vừa cho biết thời cơ và đặt ra thách thức mà công tác quán lý hoạt động đào tạo phải đổi mặt và cần có những biện pháp tháo gỡ;

Từ những căn cứ của việc khảo sát thực trạng như đã nêu trên, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo có tính khoa học, khả thi, nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, đưa công tác quản lý Nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động đào tạo ngày càng tốt hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)