Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo của Nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 78 - 82)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo của Nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra - đánh giá là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HSSV, GV và đặc biệt là đối với CBQL.

- Đối với HSSV: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học. Cụ thể là: về mặt tri thức chỉ cho HSSV tự thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết; về mặt phát triển năng lực nhận thức, giúp HSSV có điều kiện tiến hành các hoạt động trí

tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho HSSV phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế; về mặt giáo dục HSSV có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn:

- Đối với GV: Cung cấp cho GV những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy;

- Đối với CBQL giáo dục: Cung cấp cho CBQL giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Cụ thể là: Xác lập quyền hạn, trách nhiệm của CBQL trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch của Nhà trường, của từng đơn vị, của cá nhân, đồng thời kiểm tra tính phù hợp, tính khả thi từ các quyết định quản lý để phát hiện uốn nắn kịp thời sai phạm, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý đưa Nhà trường hoạt động đúng quỹ đạo, nâng cao chất lượng đào tạo; Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc nhằm xác định thực chất kết quả hoạt động đào tạo, đồng thời giúp cho việc công tác khen thưởng chính xác những cán bộ, GV, HSSV có thành tích và tuyên truyền được kinh nghiệm tiên tiến trong thực tế; Tạo được mối liên hệ ngược trong quản lý, hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi cán bộ, GV và HSSV tạo khả năng cho họ tự đánh giá xem xét bản thân mình, tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Thứ nhất là, đổi mới việc xây dựng chương trình đào tạo của các ngành, chú trọng tất cả các khâu từ xác định mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đến đánh giá kết quả giảng dạy;

- Thứ hai là, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong Nhà trường,

trong đó, cần chú ý các nội dung:

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo là văn bản pháp quy mà mọi GV phải tuân theo. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, trước hết phải kiểm tra việc thực hiện đầy đủ nội dung, kế hoạch giảng dạy, phương pháp giảng dạy để đạt được mục tiêu của chương trình đã được phê duyệt. Kiểm tra đánh giá không đơn thuần như một công cụ để phân loại và cấp văn bằng, chúng chỉ mà cần thiết phải được nhìn nhận như một công cụ thúc đẩy động cơ học tập của HSSV, để chuẩn đoán việc giảng dạy của thầy;

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, soạn bài giảng, chuẩn bị giáo trình của GV. Nội dung bài giảng cần đảm bảo các yêu cầu: xác định đúng mục đích, yêu cầu của từng chương, bài, xác định đúng kiến thức trọng tâm hệ thống câu hỏi ôn tập, khai thác được nội dung kiến thức trọng tâm, phù hợp với đối tượng là người học, xác định phương pháp giảng dạy phù hợp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV. Ngoài ra còn đòi hỏi GV phải có khả năng viết đề cương bài giảng, giáo trình, NCKH để phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy của mình;

+ Kiểm tra việc giảng dạy trên lớp của GV: bao gồm kiểm tra tổ chức lớp, việc đảm bảo nội dung bài dạy, truyền thụ kiến thức, kỹ năng thực hành, giáo dục tư tưởng tình cảm, kiểm tra việc vận dụng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực tự giác của HSSV, đánh giá chung bài dạy của thầy và kết quả tiếp thu của trò;

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của HSSV: Kiểm tra tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần thái độ đối với học tập, sự chuyên cần, tính kỷ luật trong học tập, nền nếp tự học, tự nghiên cứu của HSSV;

+ Kiểm tra chất lượng học tập các môn học theo đề chung. Tổ chức nghiêm túc việc ra đề thi, coi thi, chấm thi;

+ Coi trọng đánh giá kết quả học tập của HSSV cả quá trình (kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, thi hết môn, thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp).

- Thứ ba là, đổi mới công tác đánh giá thông qua người sử dụng lao động để có cái nhìn khách quan về chất lượng đào tạo của Nhà trường, đồng thời thông qua đó Nhà trường có điều kiện kiểm định lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra: cần xây dựng rõ nội dung, mục đích kiểm tra, đề ra tiêu chuẩn kiểm tra, đơn vị được kiểm tra, hình thức kiểm tra, thời hạn và địa điểm.

- Tiến hành kiểm tra cần thông báo cho GV biết kế hoạch kiểm tra để có sự chuẩn bị thông qua kiểm tra có báo trước sẽ đánh giá được sự cố gắng cao nhất, cần kết hợp kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá công tác dạy học một cách toàn diện, chính xác.

- Đánh giá kết quả kiểm tra: so sánh với các tiêu chuẩn, kết luận mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai sót để đề ra biện pháp khắc phục.

- Xây dựng các nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá như: Dự giờ;

Dự sinh hoạt chuyên môn; Kiểm tra hồ sơ GV, sổ sách của khoa, Nhà trường;

Kiểm tra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; Gặp gỡ HSSV nắm thông tin...

Ngoài ra, cần có biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo qua các đơn vị sử dụng lao động của Nhà trường đã đào tạo như: cử cán bộ đi khảo sát, xin ý kiến các cơ sở sản xuất đang sử dụng HSSV của trường để nắm bắt thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ CBQL của Nhà trường được đổi mới nhận thức và năng lực đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo.

- Có hệ thống công cụ tiên tiến, khoa học để theo dõi và tiến hành

kiểm tra, đánh giá.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo khác, các doanh nghiệp, tổ chức KT-XH trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)