Phát triển nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò tỉnh nghệ an (Trang 24 - 27)

2.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá và bố trí sử dụng

2.1.4. Phát triển nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam

Theo Đ−ờng Hồng Dật (1994) [7] trong quá trình phát triển nông nghiệp, mỗi n−ớc chịu ảnh h−ỏng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nh−ng đều phải giải quyết các vấn đề chung sau:

- Không ngừng nâng cao năng suất, chất l−ợng nông sản, nâng cao hiệu

quả đầu t− trong nông nghiệp.

- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức.

Từ những vấn đề chung trên mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau, có thể chia thành 2 h−ớng chính:

- Nông nghiệp công nghiệp hóa: Hướng này đặt trọng tâm chủ yếu dựa vào các yếu tố vật t−, kỹ thuật, hóa chất và các sản phẩm khác của công nghiệp. Theo hướng này đã có những công trình nghiên cứu "Mô hình hóa sản xuất", "Ch−ơng trình hóa năng suất cây trồng".

- Nông nghiệp sinh thái: H−ớng này nhấn mạnh các yếu tố sinh thái, các yếu tố tự nhiên, làm nổi bật lên đối t−ợng sản xuất trong nông nghiệp là các loại sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao và ổn định. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững, đó là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Trong thực tế, nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, các xu h−ớng

®an xen nhau. Cô thÓ:

- Vào những năm 60, các nước đang phát triển ở Châu á, Mỹ La Tinh đã

thực hiện cuộc "Cách mạng xanh". Cuộc cách mạng này chủ yếu dựa vào việc áp dụng các giống cây l−ơng thực có năng suất cao (lúa n−ớc, lúa mì, ngô, đậu..), xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng nhiều phân bón hóa học và dựa vào một số yếu tố sinh học, hóa học, thành tựu trong công nghiệp.

- Cuộc "Cách mạng trắng" đ−ợc thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăng

năng suất cây trồng, chất l−ợng các loại thức ăn gia súc và các ph−ơng thức chăn nuôi mang tính chất công nghiệp.

Vì tính chất thiếu toàn diện nên 2 cuộc cách mạng trên gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế.

- Cuộc "Cách mạng nâu" diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của người nông dân

để tăng năng suất và sản l−ợng trong nông nghiệp.

Cả 3 cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn nhất định ch−a thể là cơ sở cho một chiến l−ợc phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững.

Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp những thành tựu đạt

đ−ợc của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đ−a nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ bởi vì tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là b−ớc phát triển mới ở mức cao, là sử dụng đất kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý đ−ợc vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi n−ớc, mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

2.1.4.2. Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Theo văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ X (2006) [8], định hướng phát triển ngành nông lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 sẽ là:

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo h−ớng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị tr−ờng và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đ−a nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất

l−ợng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ nông sản trong và ngoài n−ớc. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ

đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.

- Điều chỉnh quy hoạch sản xuất l−ơng thực phù hợp với nhu cầu và khả

năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất l−ợng. Bảo đảm an ninh l−ơng thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.

- Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm lâm nghiệp sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, đẩy nhanh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

- Chú trọng tạo và sử dụng giống cây có năng suất, chất l−ợng và giá

trị cao. Đ−a nhanh công nghệ mới vào sản xuất xây dựng một số khu công nghệ cao.

- Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân c− nông thôn.

- Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thủy sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 5,0%. Đến năm 2010 tổng sản l−ợng l−ơng thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 - 17%. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành ch−ơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò tỉnh nghệ an (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)