Bố trí sử dụng đất hợp lý để phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò tỉnh nghệ an (Trang 40 - 44)

Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi quốc gia [8]. Nhiều n−ớc trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của

sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nh−ng những khó khăn, trở ngại trong nông nghiệp đã gây ra không ít những xáo trộn trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung.

Để nông nghiệp có thể thực hiện đ−ợc vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp nước ta là phải chuyển từ sản xuất nhỏ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.

Sản xuất nông nghiệp đã thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, chuyển từ sản phẩm theo khả năng sang sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường và lợi thế, tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp ổn định.

Trong lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới, việc chuyển từ nền nông nghiệp tự túc sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị tr−ờng là b−ớc chuyển về chất mang tính cách mạng. Để sản xuất tự túc, ng−ời nông dân chủ yếu tìm hiểu các quy luật, nhân tố tự nhiên và nhu cầu gia đình, làng xã. Khi chuyển sang sản xuất hàng hóa, ng−ời làm nông nghiệp không chỉ nắm bắt các nhân tố tự nhiên, kỹ thuật mà còn phải tìm hiểu khách hàng, thị tr−ờng, các quy luật và hệ thống luật chơi của thị tr−ờng (Từ nắm bắt nhu cầu thị trường, hiểu đối thủ cạnh tranh, hiểu thế mạnh của bản thân và vùng, tiến hàng sản xuất sát với thị trường nhất để có ít rủi ro, lợi nhuận tăng). Sau hơn 20 năm đổi mới nông nghiệp, sản xuất lúa gạo của nước ta đã đạt tỷ suất hàng hóa khoảng 50%, cà phê 95%, cao su 85%, chè 60% [22]. Việt Nam đã

trở thành một trong những quốc gia có thị phần xuất khẩu cao của nhiều sản phẩm nông nghiệp nh− gạo (tính ra trong 14 năm từ năm 1989 Việt Nam đã

cung cấp cho thị tr−ờng thế giới 37 triệu tấn gạo) và nhiều sản phẩm khác nh− hạt điều, cao su, chè, tôm…Đặc biệt, việc hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung nh− mía, thóc gạo, nuôi trồng thủy sản, cà phê, chè… đ−a nhanh các tiến bộ công nghệ vào sản xuất, tiết kiện chi phí.

Theo Doãn Khánh (2000), kim ngạch xuất khẩu năm 1999 của Việt Nam là 11,54 tỉ USD. Trong đó, nông lâm thủy sản đóng góp trên 3,87 tỉ USD (chiếm 35%), gấp 3,4 lần so với năm 1990. So với Thái Lan, Malaixia, Philipphi - các nước có tiềm năng tương tự Việt Nam, họ đã đạt và vượt mức này từ lâu. ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã chiếm tới 30 - 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả n−ớc, nh−ng nhìn chung, năng suất, chất l−ợng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay là phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa có định hướng và thị trường ổn định. Muốn vậy chúng ta cần phải có hệ thống sản xuất đồng bộ, đạt tiêu chuẩn.

Đ−a nông nghiệp sang phát triển sản xuất hàng hóa là quá trình lâu dài nh−ng khó khăn phức tạp, cần phải gắn liền với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh và thâm canh ngày càng cao và phải gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, ng− nghiệp, công nghiệp chế biến và đ−ợc thực hiện thông qua việc phân công lại lao động, xã hội hóa sản xuất, ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất.

Hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra, nhưng để trao đổi, sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự phân công ấy ngày càng cao, càng sâu sắc, trình độ chuyên môn hóa cao thì sản xuất hàng hóa càng phát triển, đời sống người dân ngày một tăng lên. Điều đó lại làm cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh hơn, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển

đa dạng hơn. Để phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa, cần bố trí sử dụng đất hợp lý có sự quy hoạch, phân vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng.

Theo tác giả Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001) [17 ] đã đ−a ra

định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hóa như sau:

- Phát triển mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa theo chiều sâu trên cơ

sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa xuất khẩu. (Dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng nông sản tăng 2 - 2,5 lần so với hiện nay).

- Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển. Cụ thể là:

+ Tăng c−ờng công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển. Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái và theo nhóm sản phẩm hàng hóa. Tr−ớc hết cần tập trung cho các vùng nông nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và các loại cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng.

+ Tăng c−ờng đầu t− và điều chỉnh cơ cấu đầu t− thích ứng với yêu cầu thực tế phát triển nông nghiệp. Coi trọng hơn nữa đầu t− cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng đầu t− và hỗ trợ đầu t− cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ chế biến.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, phát triển hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

+ Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp .

+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò tỉnh nghệ an (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)