ảnh 5. LUT rừng trồng phòng hỗ dọc bờ biển
4.3.3. Đánh giá hiệu quả về môi tr−ờng
Song song với nhịp độ phát triển đô thị, tăng trưởng về kinh tế, thì công tác môi tr−ờng đ−ợc quan tâm đầu t− nhằm phòng ngứa sự cố môi tr−ờng xảy ra trong quá trình đô thị hóa. Thị xã Cửa Lò xác định môi trường là sự sống còn nhằm đảm bảo "xanh - sạch - đẹp" không những đáp ứng yêu cầu văn minh đô thị mà còn là một trong những nhân tố thu hút du khách đến với Cửa Lò. Một trong những vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay là tình trạng thu gom rác thải mới đ−ợc xử lý khoảng 40% còn lại ch−a đ−ợc xử lý, vấn đề nguồn nước ở các khách sản nhà hàng chủ yếu đều đổ trực tiếp ra môi trường. Nhất là trong sử dụng đất trồng lạc phủ nilon không đ−ợc thu gom trở lại nên gây
ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị. Thành phần chất thải rắn được thể hiện qua phần phụ lục.
Bên cạnh những lợi ích về tăng thu nhập tài chính cho người dân địa ph−ơng thì các lợi ích xã hội và môi tr−ờng là một thế mạnh mà chúng ta cần quan tâm. Hiệu quả chung nhất sẽ đạt đ−ợc là tạo ra một hệ thống phát triển bền vững thể hiện mối quan hệ chức năng hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa tăng tr−ởng kinh tế và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Hệ thống vườn rừng cây xanh, hồ nước là điều kiện lý tưởng để giảm nhiệt độ, tăng ẩm
độ không khí khi có gió nóng tạo ra không gian thoáng mát cho khách du lịch, tạo ra cảnh đẹp hấp dẫn. Hình thành khu thâm canh kỹ thuật cao và h−ớng dẫn kỹ thuật mới cho du khách thăm quan. Hình thành đ−ợc các nhà nghỉ dài ngày phục vụ khách du lịch tới đây nghỉ d−ỡng sức. Đặc biệt nâng cao dân trí thông qua hình thức trao đổi thông tin giữa các chủ hộ và khách nghỉ tại địa phương.
- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả ở trong vườn hộ gia đình: vừa làm tốt chức năng v−ờn dinh d−ỡng, nghĩa là cung cấp rau quả cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày vừa làm nhiệm vụ sản xuất hàng hóa, tạo nguồn thu bằng việc bán sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua chăn nuôi) và góp phần cải tạo, bảo vệ môi tr−ờng cảnh quan, thời gian tới cần đẩy mạnh phong trào cải tạo v−ờn tạp. Nhóm cây ăn quả táo, ổi, na, hồng, dừa, cam, chanh phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết, dễ trồng, ít bị râu bệnh, quả có giá trị dinh d−ỡng cao, tiêu thụ dễ dàng, thời gian cho thu hoạch phù hợp với mùa du lịch. Phát triển vườn cây ăn quả còn có tác dụng tăng độ che phủ, bảo vệ đất, cung cấp chất đốt, một số thân gỗ cao, không mất lá, tán đẹp có tác dụng bóng mát, cây cảnh có thể trồng trong các công viên, xung quanh các công sở và 2 bên các trục đ−ờng giao thông.
- LUT chuyên lúa, lúa - màu, chuyên màu có tác dụng cải tạo đất, không làm ô nhiễm môi trường, hệ thống tiêu nước đã được đầu tư. Qua điều tra thực tế người nông dân đã sử dụng phân hữu cơ, giảm bón phân hóa học và kiểm soát dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Cây trồng chính là lạc, ngô, d−a các loại, rau màu, lúa, thích ứng với loại đất, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cát bay.
- LUT cây lâm nghiệp (rừng trồng): Các cây trồng chủ yếu là phi lao, dừa đ−ợc trồng dọc bờ biển có tác dụng tăng độ che phủ đất, chống xói mòn, chống cát bay, làm cho đất tơi xốp, giữ độ ẩm trong đất.
Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất cây ăn quả và cây lâm nghiệp có tác dụng.
- Tăng đ−ợc độ che phủ đất một cách bền vững.
- Ngăn chặn đ−ợc một phần dòng chảy, giảm xói mòn, rửa trôi trong mùa m−a, sự xâm nhập của thủy triều, chống cát bay…
- Tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập.
- Nâng cao độ che phủ trong mùa m−a.
4.4. Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp toàn thị x∙
4.4.1. Các căn cứ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp 4.4.1.1. Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp
* Căn cứ định hướng phát triển thị xã trong tương lai
Cửa Lò là một đô thị trẻ, trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp trong thời gian qua diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy việc sử dụng đất, phát triển theo hướng chuyên môn hóa đi đôi với kinh doanh tổng hợp là rất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Định hướng đến năm 2010 về cơ
cấu kinh tế du lịch dịch vụ chiếm 65%, nông - lâm - thủy sản giảm xuống còn 8%. Phát triển không gian thị xã trong t−ơng lai sẽ đ−ợc mở rộng lấy vào 5 xã
của huyện Nghi Lộc đó là: xã Nghi Quang, Nghi Yên, Nghi Thiết, Nghi Hợp, Nghi Khánh hình thành nên tuyến du lịch ven biển, đồng thời làm vành đai phát triển nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu du lịch ngày càng cao. Hàng năm ngân sách dành cho đầu t− phát triển nông nghiệp của toàn thị xã chiếm 4 - 5%.
Chuyên môn hóa sản xuất đến từng hộ, từng vùng là tập trung điều kiện để sản xuất hàng hóa nông sản phù hơp với điều kiện sản xuất của từng hộ, khai thác tối đa lợi thế có thể có đ−ợc của từng vùng, từng hộ.
Mấy năm gần đây, việc sản xuất nông sản hàng hóa đã phát triển mạnh nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự phát, vì vậy thị trường không ổn định. Trong tương lai, để phát triển cây trồng hàng hóa kết hợp với đa dạng hóa cây trồng quan điểm của chúng tôi là:
- Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng đất, góp phần nâng cao năng suất, chất l−ợng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho ng−ời dân, phù hợp với năng lực sản xuất của từng hộ và an ninh l−ơng thực.
- Tổ chức sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao trên cơ
sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất l−ợng và hiệu quả, đảm bảo sử dụng
đất theo quy hoạch và lợi ích chung của toàn xã hội kết hợp với lợi ích của từng người sử dụng đất.
- Chủ động khai thác các yếu tố của nền kinh tế thị trường, tìm thêm thị trường để có kế hoạch sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải những sản phẩm thị xã có nh− tr−ớc đây.
- Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Môi trường là yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Đó là các yếu tố về không khí, đất và nước. Vì vậy trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện thời tiết, khí tưởng thủy văn nhằm khai thác một cách tối ưu các điều kiện đó mà không ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững có hệ thống cây trồng đa dạng, ổn định kết hợp hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.
4.4.1.2. Định h−ớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Đ−a nông nghiệp thị xã Cửa Lò trở thành một nền nông nghiệp có tốc
độ tăng trưởng nhanh và bền vững với phương châm tăng năng suất và chất l−ợng cây trồng vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng sản l−ợng và tính hàng hóa nông sản, tăng thu nhập cho ng−ời dân, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản đồng thời giảm thiểu do thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường giảm đất trống, giảm hộ đói nghèo ở nông nghiệp và giảm lao động trong nông nghiệp. Định hướng nâng cao hiệu quả
sử dụng đất trong thời gian tới:
- Phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ tốt môi tr−ờng sinh thái tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết hài hào giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Chú ý phát triển theo h−ớng đa canh, đa ngành nghề, sản phẩm đ−ợc nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Chuyển đổi cơ cấu cây con phải gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề nông thôn.
- Chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa. Chuyển đổi cơ cấu cây con, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, huy động tối đa nguồn lực cho phát triển.
Việc đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo hướng thị tr−ờng, cần dựa vào các căn cứ sau đây.
- Tiềm năng các nguồn lực (đất đai, lao động, vị trí).
- Định h−ớng phát triển nông nghiệp của thị xã trong những năm tới.
- Khả năng đầu tư vốn, lao động và khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Những cây trồng, những kiểu sử dụng đất lựa chọn là những cây đã
đ−ợc trồng cho hiệu quả cao ở thị xã hoặc những vùng có điều kiện t−ơng tự.
- Ngoài ra, để có cơ sở thực tiễn cho định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng phù hợp với tập quán canh tác của ng−ời dân, chúng tôi tiến hành
điều tra nông hộ về nhu cầu chuyển đổi hệ thống cây trồng. Kết quả điều tra cho thÊy:
+ Cây lúa và cây vừng cho hiệu quả kinh tế thấp, nhiều ng−ời dân muốn chuyển đổi sang cây trồng khác. Tuy nhiên để trồng cây gì thay thế thì
người dân còn lúng túng. Một số hộ hỏi có ý định chuyển đổi cây lúa ở vùng thấp trũng, số còn lại muốn giữ cây lúa nh−ng cần thâm canh lúa cao sản có chất l−ợng cao.
+ Các loại cây hàng năm cho hiệu quả kinh tế cao nh−: lạc, ngô nếp, d−a hấu, rau màu vẫn đ−ợc ng−ời dân lựa chọn.
+ Qua đó, người dân kiến nghị với nhà nước cần có những chính sách
để giải quyết vấn đề vốn sản xuất, cung ứng các loại vật t− đầu vào, tìm kiếm thị trường và bao tiêu sản phẩm đầu ra, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về nhu cầu của thị tr−ờng, giá…
Định hướng sử dụng đất theo mục tiêu là nâng cao hiệu quả kinh tế, bố trí cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị hàng hóa cao, bảo đảm an toàn l−ơng thực, đa dạng sinh học, phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm nông nghiệp, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị tr−ờng.