ảnh 5. LUT rừng trồng phòng hỗ dọc bờ biển
4.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội
Đầu t− phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần tăng năng suất lao động, tạo việc làm ổn định cho lao động, từng bước chuyển dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động ngành nghề dịch vụ, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới. Giải quyết lao động d− thừa trong nông thôn là vấn
đề lớn, đang đ−ợc sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ ch−a đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động d− thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.
Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Góp phần to lớn vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp. Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ
đầu t− lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động đã
đ−ợc quy đổi của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả cho thấy từng xã nh− sau:
- Tiểu vùng 1: Các kiểu sử dụng đất trồng rau, lạc, ngô sử dụng l−ợng lao động lớn nh−ng ngày công lao động cũng cao hơn các kiểu sử dụng đất chuyên lúa, vừng. Việc sản xuất ra các sản phẩm để bán ra thị trường, yêu cầu kỹ thuật cao và vốn lớn. Do vậy, để phát triển cây hàng hóa cần phải nâng cao năng lực tiếp nhận khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để đầu t− thêm vốn.
+ Trên chân đất trũng: Diện tích lúa 1 vụ, 2 vụ đem lại hiệu quả không cao. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề an toàn lương thực tại chỗ thì các kiểu sử dụng đất lúa mùa chiếm −u thế hơn phù hợp với năng lực sản xuất của đa số hộ nông dân
- Tiểu vùng 2: Địa hình bằng phẳng, các kiểu sử dụng đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi cá n−ớc ngọt đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị ngày công lao động cao, giải quyết công ăn việc làm góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, thu hút lao động vào những tháng thu hoạch cuối năm và đầu t− công lao động. Các kiểu sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (cây ngô nếp, d−a hấu, d−a gang, d−a bở) là thế mạnh của xã thu hút đ−ợc nhiều lao động hơn, phù hợp với năng lực của đa số nông hộ,
đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững hơn. Trong tương lai cần
đầu t− hệ thống cơ sở hạ tầng, để đ−a các giống d−a, lạc, ngô có năng suất cao đảm bảo thu nhập cho người nông dân, tăng năng suất lao động.
- Tiểu vùng 3: Đây là vùng kém phát triển so với 2 vùng kia, do đặc
điểm tính chất đất đai nên thế mạnh của vùng là cây lạc, ngô, cần đầu t− vốn ít nh−ng đem lại hiệu quả không cao, giá trị ngày công lao động thấp hơn so với các cây trồng của tiểu vùng 1và tiểu vùng 2. Đặc biệt tiểu vùng 3 đã đ−a mô hình sản xuất v−ờn trại nh− nuôi cá bống lóc, ếch , baba.. đây là mô hình
hiệu quả kinh tế, thu hút nguồn lao động d− thừa trong nông thôn. Trong tương lai cần đầu tư để phát triển mô hình này sâu rộng trong nhân dân, đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn hải sản trong mùa du lịch.
* Nhận xét chung: Cửa Lò là vùng trọng điểm về du lịch của tỉnh Nghệ An, vì vậy ngoài việc đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, còn góp phần cung cấp sản phẩm tại chỗ cho mùa du lịch. Đây là một trong những thị trường tương đối ổn định để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hiện nay cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày nh− lạc, ngô, dưa các loại, rau màu. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng
đa dạng hóa cây trồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân. Loại hình sử dụng đất 2 lúa, lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày đã đáp ứng được nhu cầu lương thực, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng đ−ợc nguồn lao động d− thừa ở nông thôn tăng thu nhập bảo đảm đời sống và phát triển xã hội.
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả không những thu hút nhiều lao động mà còn cho thu nhập cao về kinh tế, tạo ra l−ợng sản phẩm hàng hóa lớn và tạo thêm việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân và du khách.
Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, khai thác tiềm năng lao động nhàn rỗi và có thị trường tiêu thụ rộng ở thời
điểm hiện tại và tương lai đáp ứng nhu cầu của địa phương và các khách sản nhà hàng.
Tuy nhiên còn một số loại hình không thu hút đ−ợc nhiều lao động và hiệu quả thấp nh−: lúa 1 vụ, trồng vừng. Trong t−ơng lai cần áp dụng biện pháp chuyển đổi thích hợp để góp phần giải quyết lương thực, nâng cao thu nhập, thu hút nhiều lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của địa phương và cải tạo, bảo vệ đất. Năm 2005 sản lượng lương thực đạt được 1.153 tấn, đạt 105,6% kế hoạch.
Dự kiến đến năm 2010 có khoảng 2500 hộ phát triển sản xuất nông nghiệp với 10500 nhân khẩu, 3900 - 4000 lao động. Phân bố nh− sau: Trồng trọt 1460 ng−ời, chăn nuôi 820 ng−ời, làm v−ờn 380 ng−ời. Tổng cộng 2660 người chiếm 66,5% tổng số lao động khu vực nông thôn. Còn khoảng 1340 lao động sẽ chuyển sang lao động ngành nghề, dịch vụ trung bình mỗi năm 120-130 ng−êi.
Ngoài ra, Cửa Lò sớm phê duyệt đề án quy hoạch du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch đến nghỉ và thăm quan các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, v−ờn rừng sinh thái, từng b−ớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Kết quả đạt đ−ợc là tạo ra việc làm tại chỗ do chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phục vụ du lịch dịch vụ, phục vụ khách tại nhà. Tăng sự hiểu biết của ng−ời dân về các lĩnh vực xã hội và môi tr−ờng. Cải tạo khu dân c− (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, chất thải và cảnh quan khu vực) đáp ứng được nhu cầu du lịch sinh thái. Ngành nghề dịch vụ đ−ợc phát triển khi hình thành khu du lịch nghỉ dài ngày (tổ chức đ−a khách ra bãi biển, h−ớng dẫn khách thăm quan các khu du lịch).