- Chế độ m−a: L−ợng m−a bình quân hàng năm trên 2000 mm, sự phân bổ l−ợng m−a có sự phân hóa theo tháng và mùa rõ rệt. Mùa m−a bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, l−ợng m−a chiếm khoảng 86,5% tổng l−ợng m−a cả năm. L−ợng m−a lớn nhất tập trung vào tháng 9,10 (bình quân trên 500mm/tháng), đây cũng là thời kỳ bão lớn th−ờng xuất hiện gây úng ngập.
- Lượng bốc hơi và độ ẩm tương đối
Khu vực thị xã có l−ợng bốc hơi khá lớn, trung bình 940 mm/năm.
L−ợng bốc hơi cao nhất trong các tháng 6,7 đạt từ 150 - 170 mm/tháng, các tháng 1,2,3 có l−ợng bốc hơi thấp nhất từ 30 - 40 mm/tháng. Độ ẩm không khí tương đối trong năm bình quân 85%, thấp nhất trong các tháng 6,7 đạt mức 75%.
- Chế độ gió:
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An nên Cửa Lò có 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Gió mùa đông hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là gió mùa đông bắc lạnh và mùa hè là gió mùa Đông Nam (gọi là gió Lào), tốc độ gió trung bình năm là 1,7- 2m/s.
- Bão và áp thấp nhiệt đới.
Miền Trung là khu vực chịu ảnh h−ởng nhiều nhất của bão và áp thấp nhiệt đới, chiếm 65% số bão ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó Nghệ An chiếm khoảng 28,5%. Mùa bão bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10, thường tập trung vào tháng 9 (chiếm 43%). Trung bình mỗi năm chịu ảnh h−ởng trực tiếp từ 1- 2 cơn bão, sức gió từ cấp 8 trở lên.
Chi tiết về điều kiện khí hậu thời tiết ở thị xã Cửa Lò đ−ợc thể hiện qua phô lôc 1.
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Thị xã Cửa Lò có các loại đất [27]:
* Đất cát pha: Do kết quả của quá trình bồi tích biển tạo thành. Đất
khô, độ màu mỡ thấp, dễ thoát hơi nước vì vậy không thích hợp cho việc trồng lúa nước, nếu đảm bảo thủy lợi tại chỗ, đất Cửa Lò thích hợp với các loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao hơn cây l−ơng thực nh−: Lạc, vừng thực phẩm, hoa và cây cảnh.
* Đất cát ven biển: có diện tích 122 ha chiếm 10,23% diện tích tự nhiên. Đất bị ngập mặn nên khả năng sử dụng đất thấp chỉ đơn thuần thuận lợi cho cây trồng lâm nghiệp tạo cảnh quan cho du lịch và là rừng phòng hộ cho các xã Nghi H−ơng, Nghi Thu, Nghi Hòa.
* Đất cát pha, bùn sét: diện tích 881 ha chiếm 73,01% phân bố đều ở tất cả các xã, phường. Loại đất này được sử dụng cho canh tác, trồng lúa, hoa màu cây cảnh…nhằm phục vụ cho đời sống nhân dân và bắt đầu tham gia cung cấp hàng hóa nông phẩm phục vụ du lịch.
* Đất đồi núi: diện tích 200 ha bao gồm cả đảo Ng−, đảo Mắt, và các dãy núi ở phường Nghi Tân, Nghi Thủy. Phần lớn diện tích loại đất này phục vụ lâm nghiệp, đặc biệt phục vụ công tác an ninh quốc phòng.
* Tính chất đất [28]:
- Độ chua: Đa số các mẫu đất có phản ứng chua vừa đến chua nhẹ, trong số 32 mẫu điều tra, chỉ có một mẫu (số 12) không chua (pHKCl = 6,1), 17 mẫu chua vừa pHKCl từ 4,5 - 5,0(chiếm 53%), 14 mẫu chua nhẹ pH từ 5,0 - 6,0 (chiếm 44%). Đa số mẫu đất có hàm l−ợng di động thấp (Al3+<9 mg/100 gam đất), trên những thửa ruộng 2 vụ lúa thường xuyên bị ngập n−ớc, xảy ra hiện t−ọng glây nên lúa sinh tr−ởng phát triển kém.
- Hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng trong đất: Mùn, đạm: Đa số các mẫu
đất đều nghèo đến rất nghèo mùn tổng số, cũng nh− đạm tổng số. Hàm l−ợng lân tổng số trong số các mẫu đất ở mức trung bình (P2O5% = 0,04 - 0,1%).
Toàn bộ số mẫu đất đều nghèo hàm l−ợng ka li tổng số và ka li dễ tiêu (K2O%<0,8%, K2O dt<8mg/100g đất). Phân tích chỉ tiêu tổng muối tan (TMT%) cho thấy tất cả các mẫu đất có TMT<0,5%. Theo tiêu chuẩn phân
cấp của Việt Nam thì đa số mẫu đất là mặn ít (TMT<0,3% ).
Đây là một trong những đặc điểm thổ nh−ỡng quan trọng của loại đất cát biển. Do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước kém, tốc độ phân giải nhanh, nếu không chú trọng kỹ thuật bón phân, cải tạo đất thì dễ bị thoái hóa nhanh chóng. Vì thế đất có thành phần cơ giới từ đất cát đến cát pha, nếu trồng lúa thì khả năng giữ n−ớc kém chỉ thích hợp cho việc trồng màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng, đậu, đỗ…). Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nông hóa đất nông nghiệp thị xã Cửa Lò thể hiện qua phụ lục 2.
4.1.1.5. Tài nguyên n−ớc
- Nguồn n−ớc mặt: khu vực thị xã Cửa Lò nói chung và vùng nông nghiệp nói riêng đều có nguồn nước mặt rất hạn chế, các cửa sông luôn ngập mặn, rải rác có một số ao hồ nhỏ có khả năng chứa nước không đáng kể (Bàu Sen, Bàu Văn Nguộn Côn,..), các công trình thủy lợi dẫn n−ớc ch−a có, nên n−ớc t−ới cho sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc nhiên nhiên. L−ợng m−a trung bình hàng năm khá lớn, trên 2000 mm nh−ng phân phối không đều các tháng trong năm. Đất thuộc nhóm đất cát biển nên khả năng giữ n−ớc kém. Mùa m−a chiếm tới 80% tổng l−ợng m−a cả năm, hình thành các dòng chảy bề mặt. Do đặc điểm cấu tạo địa hình có khoảng 3000 ha lưu vực thoát nước mưa qua địa bàn vùng nông nghiệp Cửa Lò (bao gồm tổng diện tích tự nhiên các xã Nghi Thu, Nghi H−ơng, Nghi Hòa và một số xã tiếp giáp phía tây thuộc huyện Nghi Lộc). Hệ thống kênh m−ơng thoát n−ớc ch−a hoàn chỉnh th−ờng gây ngập úng cục bộ khi trời m−a to. Những ngày m−a bão kết hợp với triều c−ờng, vùng cuối kênh gần các cửa sông th−ờng bị ngập mặn.
- Nguồn n−ớc ngầm
+ Tầng nước ngầm nông: Phân bố rộng khắp, nước xuất hiện ở độ sâu1,5 - 2m và ổn định ở độ sâu 4 - 5 m, thích hợp với công nghệ khai thác
giản đơn, chất lượng nước tốt, đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và t−ới cho hoa màu nh−ng không có khả năng khai thác công nghiệp quy mô lớn.
+Tầng n−ớc ngầm sâu: Kết quả khoan thăm dò b−ớc đầu vùng Vinh- Cửa Lò - Cửa Hội cho thấy, tầng nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 20 - 140 m,
đa phần trên 100 m, lưu lượng biến thiên khá lớn (từ 0,016 - 18lit/giây).
Nhìn chung nguồn nước ngầm có khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và t−ới cho hoa màu ở quy mô vừa phải, nguồn n−ớc mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn nếu không có công trình thủy lợi đầu mối.
4.1.1.6. Tài nguyên rừng, biển
Thị xã Cửa Lò hiện có 434,91 ha rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu dọc theo bờ biển xã Nghi H−ơng và ph−ờng Nghi Hòa (258,30 ha). So với năm 1995, diện tích rừng giảm sút 104 ha do nhu cầu đất xây dựng kết cấu hạ tầng và mở rộng khu dân c−. Cây rừng đ−ợc trồng chủ yếu là phi lao phát triển khá tốt.
Bên cạnh chức năng phòng hộ, chắn gió cát, giữ n−ớc ngăn sóng biển, dải rừng phòng hộ còn có tác dụng điều hòa khí hậu, làm đẹp cảnh quan môi trường.
Dải bờ biển thuộc địa phận các xã Nghi Thu, Nghi Hương và phường Nghi Hòa có chiều dài khoảng 5,3 km, diện tích 53 ha chiếm gần 80% diện tích quy hoạch vùng bãi tắm, tăng giá trị nuôi trồng, khai thác hải sản không nhiều song tiềm năng phát triển du lịch nghỉ mát, dịch vụ tắm biển còn rất lớn.
Trong thời gian qua công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, biển đã
đ−ợc các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm. Rừng phòng hộ đ−ợc canh giữ, bảo vệ, nạn chặt phá rừng giảm hẳn. Nhà hàng, ki ốt kinh doanh, dịch vụ khu vực bãi tắm từng b−ớc đ−ợc tổ chức lại theo quy hoạch. Tuy vậy, vùng ven bờ biển là khu vực nhảy cảm, phát triển du lịch sẽ gia tăng gây sức ép phá
hoại môi tr−ờng nếu chúng ta không có kế hoạch và giải pháp bảo vệ.
4.1.1.7. Tài nguyên nhân văn
Trong quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh xã hội hàng ngàn năm đã tạo cho vùng đất, con người xứ Nghệ khá nhiều giá trị văn hóa trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Với cốt cách con ng−ời Nghệ tuy có tính chặt chẽ, khắt khe, nghiêm khắc song tính trội của con ng−ời ở đây vẫn là lòng trung thực, sống nhiệt tình, nghĩa khí, khảng khái, cần kiệm, giải dị, hiếu học, giàu nghị lực, can đảm và đoàn kết cộng đồng cao. Yếu tố con người quý giá đó được tích lũy, rèn đúc qua bao thời đại, trong những cuộc đấu tranh cực kỳ nghiệt ngã để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố quyết định cốt lõi thế mạnh chiến l−ợc của Nghệ An.
Nghệ An là mảnh đất địa linh nhân kiệt, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa của nhân loại sinh ra và lớn lên. Trong 2 cuộc kháng chiến, Nghệ An là hậu ph−ơng lớn của tuyền tuyến, đóng góp rất lớn sức người và sức của cho công cuộc cứu nước và giữ
nước. Nghệ An đã đào tạo cho đất nước biết bao thế hệ nhân tài, các nhà khoa học đã và đang đem hết đức tài, trí tuệ góp phần xây dựng đất nước.
Cửa Lò là địa bàn sinh sống chủ yếu là dân tộc kinh, thành phần tôn giáo không nhiều, nối tiếp truyền thống của vùng đất xứ Nghệ, Cửa Lò là nuôi d−ỡng nhiều danh nhân với một số di tích văn hóa nh− đền thờ Cang Quốc Công Nguyễn Xí, đền thờ Thái úy Nguyễn S− Hồi, đền thờ danh nhân Phạm Nguyễn Du…đã tạo nên nét hấp dẫn thu hút du khách đến với mảnh đất giàu truyền thống này. Hiện nay Cửa Lò còn nhiều khó khăn song với bản chất vốn có của con ng−ời Nghệ An, truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, cấn cù, giàu nghị lực và nguồn tài nguyên đa dạng phong phú chắc chắn nơi
đây sẽ v−ợt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ phát huy những lợi thế và khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có, thực hiện sự nghiệp đổi mới.
4.1.1.8. Cảnh quan môi tr−ờng sinh thái
Là tài nguyên đặc biệt quí giá mà thiên nhiên −u đãi cho Cửa Lò. Theo
đánh giá của các chuyên gia ngành du lịch [28] thì môi trường thiên nhiên và bãi tắm Cửa Lò thuộc loại lý t−ởng nhất ở miền Bắc Việt Nam. Bờ biển dài hơn 8km, mặt biển thoai thoải, bãi cát mịn, nắng nhiều, gió mát, khí hậu trong lành, nước biển trong xanh có độ mặn thích hợp, sóng nhẹ cùng với những hang động đẹp nh− Lan Châu, Mũi Rồng, đảo Ng−, đảo Mắt và một số di tích văn hóa đã góp phần tạo nên cảnh quan du lịch hấp dẫn với mọi du khách. Hàng năm bãi biển Cửa Lò đã thu hút hàng vạn người đến nghỉ mát tắm biển ngày càng đông.
Tài nguyên thiên nhiên thị xã là tài nguyên vô giá nếu biết giữ gìn, tôn tạo và khai thác hợp lý. Theo kết quả điều tra 2000 [28]: Các yếu tố môi tr−ờng tự nhiên ch−a bị ô nhiễm. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng dân số, nhịp độ đô thị hóa và phát triển kinh tế trong những năm gần đây cùng với những thói quen sinh hoạt của dân c− vùng biển thì chất l−ợng môi tr−ờng ở một số nơi đã có biểu hiện suy giảm và mang tính cục bộ như môi trường
đất, không khí, nước. Vì vậy bảo vệ môi trường thiên nhiên bền vững và trong sạch của Cửa Lò là mục tiêu tr−ớc mắt và lâu dài, là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân.