Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò tỉnh nghệ an (Trang 60 - 68)

ảnh 2. Cảnh quan đường bình Minh - Quá trình đô thị hóa

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và mức sống khu dân c

* Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số của thị xã Cửa Lò 48.229 ng−ời tăng 7.744 ng−ời so với năm 1994. Vùng nông nghiệp có tổng cộng 35 khối xóm với 2.712 hộ gia đình, dân số 11.238 người chiếm 25,6%

toàn thị xã (48.229 người). Mật độ dân số trung bình 632 người/km2. Tổng nguồn lao động trong độ tuổi lao động là 25.494 người, trong đó lao động trên địa bàn thị xã 23.970 người (lao động nông - lâm - thủy sản 7.622 người) Trong điều kiện sản xuất hiện nay thì lực lượng lao động dôi dư khá

lớn, hiệu suất thời gian sử dụng thấp (trung bình chỉ 60 - 70%)

* Lao động: Về chất l−ợng lao động, số liệu điều tra trên 278 hộ, 2.379 nhân khẩu vùng nông nghiệp cho thấy, lực l−ợng lao động chiếm 42,92% dân số, trong đó lao động chiếm 85,1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề rất thấp khoảng 9,7% chủ yếu là công nhân viên chức thôi việc, bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí…lao động được đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp hầu như

không có. Số cán bộ đ−ợc đào tạo từ sơ cấp đến đại học chiếm tỷ lệ 6,6% tập

trung chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, y tế (84,6%) và các đoàn thể chính quyền địa phương (15,4%). Trong đó đại học và cao đẳng có 87 người (32,7%), trung cấp 136 ng−ời (61,3%), sơ cấp 16 ng−ời (6%).

Lực l−ợng lao động trẻ bổ sung ngày một tăng, theo tính toán sơ bộ khu vực nông thôn trung bình mỗi năm có khoảng 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 50% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông nghĩa là khoảng 150 người không được học tiếp phải đi ngay vào đời sống xã hội không qua đào tạo. Số học sinh thi tuyển vào các chuyên ngành nông lâm nghiệp, thủy sản th−ờng rất ít, số tốt nghiệp trở về quê h−ơng công tác cũng không nhiều. Đó là những trở ngại không nhỏ đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về dân số và lao động

Chỉ tiêu ĐVT 1995 2000 2005

1,Dân số toàn thị xã ng−ời 40.966 43.882 48.229

- Khẩu nông nghiệp - 33.760 36.256 38.914

- Khẩu phi nông nghiệp - 7.206 7.626 9.315

2, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

% 2,14 1,1 0,95

3,Dân số lao động người 15.381 20.181 23.970

- Nông - lâm- thủy sản - 8.130 8.041 7.622 - Công nghiệp - xây

dùng

- 1.060 2.094 3.258

- Dịch vụ - 6.191 10.046 13.090

[Nguồn: 29]

* Việc làm và mức sống

Khu vực nông thôn có khoảng 3.616 lao động có nhu cầu việc làm, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ do vậy về thực chất không có lao đông không có việc làm mà là hệ số sử dụng lao động thấp (thời gian sử dụng lao

động từ 60 - 70%). do không đ−ợc đào tạo nghề vốn ít họ trở nên yếu thế trong thị trường lao động. Theo số liệu điều tra 278 hộ nông nghiệp cho thấy, thu nhập bình quân 252.000đồng/người/tháng. Hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố chiếm 11,5%, nhà cấp 4 chiếm 87,9%. Bình quân mỗi hộ có 2 xe

đạp, 20,9% hộ có xe máy, 73,4%số hộ có ti vi, 29,8% số hộ có Radiocasset, 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần vùng nông thôn ngày càng đ−ợc cải thiện. Số hộ khá, giàu tăng lên chiếm 31,3%, số hộ nghèo giảm xuống còn 5,8%.

4.1.2.2. Văn hóa, giáo dục, y tế

Thị xã Cửa lò là trung tâm kinh tế và văn hóa của tỉnh, tại đây có các công trình phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân nh− công viên Nguyễn Tất Thành, khu du lịch biển, trung tâm thể dục thể thao, bể bơi, phòng đọc, sân vận động …

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đ−ợc các cấp các ngành quan tâm đầu tư. Toàn thị xã có 15 trường học với 338 phòng học, trong đó có 2 trường phổ thông trung học, 7 tr−ờng trung học cơ sở, 8 tr−ờng tiểu học và một trung tâm giáo dục th−ờng xuyên. Đội ngũ giáo viên của thị xã có 547 giáo viên, tổng số học sinh các cấp 12.489 em. Toàn thị xã có 10 di tích lịch sử văn hóa đã đ−ợc xếp hạng.

Cửa Lò có 1 bệnh viện, 1 trung tâm phục hồi chức năng, 1 trạm kế hoạch hóa gia đình và 7 trạm xá. Tất cả các xã, phường đều có trạm y tế với tổng số 95 giường bệnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ cho nh©n d©n.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông: Toàn thị xã có 108,7 km đường bộ trong đó 99,7 km

đ−ờng nhựa bê tông hóa. Cửa Lò có tuyến đ−ờng Nam Cấm nối với quốc lộ 1A, tuyến đ−ờng Cửa Lò - Quán Hành - Vinh - Cửa Hội nối với thành phố Vinh, giúp việc vận tải hàng hóa nông sản, vật tư phục vụ sản xuất, giao lưu kinh tế, văn hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống vật chất tình thần của ng−ời dân.

Vùng nông nghiệp hiện có một tuyến đ−ờng nhựa liên xã chạy qua với chiều dài khoảng 5,3 km (đ−ờng Bình Minh số I) và khoảng 8,2 km đ−ờng nhựa các loại gồm: đ−ờng Sào Nam và đoạn đ−ờng 46 qua xã Nghi H−ơng, tuyến đ−ờng Vinh - Cửa Hội qua ph−ờng Nghi Hòa, đoạn đ−ờng trục số 2 và một số đoạn đ−ờng ngang đ−ợc thi công đ−ờng trục chính nối vùng còn lại khoảng 62 km hầu hết là đường đất chiều rộng từ 6 - 8m, trong đó khoảng 11 km cấp phối rải đá, xe cơ giới có thể đi lại đ−ợc, chất l−ợng xấu, ch−a đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế dân sinh.

* Mạng l−ới điện: Nguồn điện cung cấp cho Cửa Lò hiện nay lấy từ trạm nguồn 35/10 kv, công suất 4000 KVA, toàn thị xã có 29 trạm biến áp với công suất 7.820 KVA. Hệ thống l−ới điện đang trong quá trình cải tạo, xây dựng theo quy hoạch chung. Hiện trong vùng nông nghiệp có 5 trạm biến áp 10/0,4 kv tổng công suất 1.280 KVA, 3 km đ−ờng dây cao thế và khoảng 20 km đ−ờng dây hạ thế, lấy điện từ 2 tuyến đ−ờng dây 10 KV từ trạm trung gian Nghi Phú đi Cửa Hội và Cửa Lò cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho hơn 2.700 hộ dân trong vùng.

* Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện gồm có

Từ tr−ớc tới nay sản xuất ở thị xã hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, không có nguồn nước tưới, đặc biệt hay bị ngập úng. Vì thế quy hoạch thủy lợi vùng nông nghiệp Cửa Lò thời kỳ 2004 - 2010 đã đ−ợc UBND tỉnh phê

duyệt đã giải quyết tiêu nước cho diện tích nông nghiệp, trong đó để ổn định sản xuất 2 vụ lúa 153 ha, tiêu triệt để cho 344 ha đất màu và 1 vụ lúa 1 màu

để chuyển sang trồng rau màu có giá trị kinh tế cao. Tạo nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản là 15 ha.

- Kênh tiêu chính: Tuyến tiêu T3 dọc đ−ờng số 3 phía bắc chảy xuống cống Nghi Khánh, phía Nam chảy xuống cầu Nghi Hải dài 6.015 m, tiêu cho diện tích 732,5 ha (thổ c− 574,5 ha, màu 91 ha, lúa 67 ha). Tuyến Bàu Sen - Cầu Tây tiêu cho diện tích Nghi Hòa - Nghi H−ơng - Nghi Thu chảy xuống cống Nghi Khánh 5.302 m, tiêu cho diện tích 1014 ha (thổ c− 383 ha, màu 365 ha, lóa 266 ha).

- Kênh độc lập: Trên địa bàn có các tuyến kênh độc lập nh− kênh

Đồng Tròi, kênh Đồng Trinh- Hói Trai dài 1750m tiêu cho 57 ha, kênh Đồng Sang - Cầu ông Nam dài 1250 m tiêu cho 38ha, kênh Phát Lát - Cầu Trắng dài 1750 m tiêu cho 95,5 ha. Ngoài ra còn có các kênh nhánh ( kênh Đồng T−ới dài 700m, kênh Đồng Cạn- Đồng Kênh dài 1100m, kênh Cát Liễu-

Đông Hải dài 800m, kênh Mổ Cầu dài 660 m, kênh Rộc Xối dài 750 m, kênh xóm 6 Nghi hương dài 1200 m). Riêng xã Nghi Hương đã xây dựng cánh

đồng 50 triệu ha nên đã lắp đặt 1 trạm bơm điện công suất 400 m3/h lấy nước từ Bàu Sen t−ới cho ruộng 2 vụ lúa nh−ng hiệu suất không cao.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành

* Tăng tr−ởng và chuyển dịch kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 1995 - 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã đạt 16% trong đó dịch vụ tăng 19,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,7%, nông lâm thủy sản tăng 5,2%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tương đối tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch

vụ. Đặc biệt dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tăng từ 38,2% năm 1995 lên 52,7% năm 2005.

Bảng 4.3. Tăng tr−ởng kinh tế giai đoạn 1994 - 2005

Đơn vị tính: tỷ đồng N¨m

Ngành

1995 2000 2005

Tốc độ tăng bình qu©n 1995 -2005

(%)

Tổng số 108,80 208,40 478,90 16,0

Dịch vụ 41,60 99,70 244,60 19,40

Công nghiệp- xây dựng 27,80 66,90 168,80 19,70 Nông -lâm -thủy sản 39,40 41,80 65,50 5,20 [Nguồn:29]

* Thực trạng phát triển các ngành sản xuất

- Ngành Nông lâm thủy sản: Giá trị tổng sản l−ợng ngành nông lâm thủy sản năm 2005 đạt 65.510 triệu đồng, chiếm 16,3% trong cơ cấu phát triển kinh tế của thị xã. So với các ngành khác nó không phải là ngành kinh tế chủ đạo nhưng với lợi thế du lịch biển thu hút khách lưu trú dài ngày và tiến tới cả 4 mùa thì cần phải tạo ra du lich sinh thái, cảnh quan môi tr−ờng.

Vì thế nông nghiệp cần tạo ra các sản phẩm đặc tr−ng để thu hút du khách.

Với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, Cửa Lò đã tạo ra các vùng sản xuất đặc tr−ng đó là: Ngô nếp, d−a hấu, d−a bở, d−a giang, rau màu, tôm, cua, ếch, ba ba…đã đáp ứng nhu cầu tại chỗ và lưu thông hàng hóa.

0 10 20 30 40 50 60

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

N¨m

tỷ đồng

Nông lâm thủy sản Công nghiệp-xây dụng Dịch vụ

Biểu đồ 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo giai đoạn 1995- 2005

* Ngành công nghiệp - xây dựng

Toàn thị xã có 299 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đ−ợc phân bố rải rác trên địa bàn thị xã. Trong những năm qua sự tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng rất mạnh, chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất

đạt 168.800 triệu đồng. Sản xuất chủ yếu các ngành nghề nh−: gia công làm giàu guặng, chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm phi kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất gỗ đồ mộc, đóng sữa chữa tàu thuyền…Tuy vậy, sản xuất công nghiệp xây dựng còn gặp nhiều hạn chế vốn đầu t− nhỏ, manh tính tự phát và ch−a thích ứng đ−ợc với cơ chế thị tr−ờng.

* Dịch vụ

Dịch vụ du lịch là một trong những lợi thế phát triển kinh tế rất mạnh của thị xã, trong những năm qua dịch vụ đạt 52,7%, tổng doanh thu là 244.640 triệu đồng. So với năm 1995 với 19 khách sạn nhà nghỉ thì đến năm

2005 là 167 cơ sở với 4.122 phòng, 8.516 gi−ờng, số khách du lịch tăng từ 105.000 l−ợt ng−ời lên 776.000 l−ợt ng−ời.

4.1.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế x hội gây áp lực

đối với đất đai

Thành tựu phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong những năm qua có một ý nghĩa rất lớn, tạo thế và lực cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nền kinh tế đã có sự chuyển dịch hợp lý, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Hình thành nhiều vùng chuyên canh, cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế có b−ớc chuyền biến tích cực, đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Tuy vậy, thực trạng kinh tế - xã hội cũng bộc lộ những hạn chế nhất

định, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn, tiềm năng đất đai và lao động ch−a đ−ợc khai thác triệt để.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, cùng với các chính sách khuyến khích đầu t− phát triển, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, từng b−ớc đầu t−

xây dựng, cải tạo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng…cho thấy trong t−ơng lai sẽ là một sức ép lớn với nhu cầu sử dụng đất. Đây là những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất, vì vậy cần phải có sự quy hoạch sử dụng đất nh− sau:

- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do yêu cầu phát triển của các ngành, trong khi bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp. Mặt khác, tiềm năng đất nông nghiệp đã đ−ợc đầu t− khai thác trong khi khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch một cách mạnh mẽ theo h−ớng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao, nh−ng trong cơ cấu phát triển kinh tế thì đã xác định, nông nghiệp sẽ tạo ra vùng sản xuất rau, hoa quả phục vụ mùa du lịch cũng nh− tiến tới khai thác du lịch sinh thái 4 mùa. Vì thế mà quy hoạch nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2004 - 2010 đã đ−ợc phê duyệt sẽ đáp ứng

nhu cầu du khách đến với Cửa Lò ngày một đông hơn. Do vậy cần có kế hoạch mở rộng và khai thác sử dụng đất có hiệu quả và khoa học.

- Để đáp ứng nhu cầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, công trình công cộng…) nhu cầu đất ở. Việc phải dành quỹ đất cho các công trình này là không tránh khỏi lấy vào đất nông nghiệp.

Nh− vậy, từ thực trạng kinh tế xã hội của thị xã trong những năm gần đây cho thấy áp lực đối với đất đai là rất lớn. Do đó, để thực hiện chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội lâu dài Cửa Lò cần có kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò tỉnh nghệ an (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)