Các đối tượng tham gia thị trường thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Thành (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Những lý luận cơ bản về thẻ ngân hàng

1.1.5. Các đối tượng tham gia thị trường thẻ

1.1.5.1. Tổ chức thẻ quốc tế

Đây là tổ chức đầu não, mang phạm vi toàn thế giới. Tổ chức này sẽ quản lý toàn bộ mọi hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ trên toàn thế giới. Tổ chức thẻ quốc tế là“Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, mạng lưới hoạt

động rộng khắp,”có thương hiệu cùng với sản phẩm đa dạng. Nổi bật có công ty thẻ American Express, tổ chức thẻ MasterCard, tổ chức thẻ JCB,… Nhiệm vụ của tổ chức thẻ quốc tế là đưa ra quy định chung,“cơ bản về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ;”là“vai trò trung gian giữa các thành viên trong việc điều chỉnh”lượng tiền thanh toán.

1.1.5.2. Tổ chức phát hành thẻ”

“Tổ chức phát hành thẻ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện phát hành thẻ,”là đơn vị được tổ chức thẻ quốc tế cho phép phát hành thẻ mà trên đó có in thương hiệu của tổ chức này, và cũng là“đơn vị cung cấp thẻ cho”khách hàng.“Tổ chức phát hành thẻ”được phép in tên, logo đơn vị mình trên thẻ nhằm thể hiện và phân biệt thẻ trên thị trường. Thêm vào đó, tổ chức phát hành thẻ”còn là nơi“chịu trách nhiệm thực hiện thu nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ, phát hành thẻ, mở và”thực hiện quản lý tài khoản, thanh toán cuối cùng của khách hàng là chủ thẻ. Tổ chức phát hành thẻ”có quyền quy định những điều khoản sử dụng thẻ cho các chủ thẻ, bắt buộc khi khách hành tham gia phải tuân thủ đúng quy định.

1.1.5.3. Đơn vị chấp nhận thẻ

Đơn vị chấp nhận thẻ nói chung là các tổ chức, cá nhân chấp nhận cho phép thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ và có thực hiện ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với đơn vị phát hành thẻ. Thông thường sẽ là nhà hàng, siêu thị, cửa hàng … những nơi được lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ (như máy POS).

Khi thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán thông dụng, ta có thể nhận ra các thương hiệu thẻ xuất hiện và biết được tại nhà hàng, siêu thị hay cửa hàng đó chấp nhận thanh toán những loại thẻ nào.

Để một đơn vị trở thành đối tác chấp nhận thẻ cho một tổ chức phát hành thẻ, đơn vị này phải có năng lực kinh doanh và có tiềm năng tài chính ổn định và phát triển. Ngân hàng phải thẩm định các đơn vị, xem xét và chỉ ký kết hợp

đồng với những đơn vị có khả năng thu hút khách hàng và năng lực kinh doanh tốt. Khi thời đại 4.0 đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, các ngân hàng hiện nay còn giới thiệu ra thị trường những ứng dụng cho phép thanh toán qua thiết bị đi động, hỗ trợ thay cho máy POS truyền thống.

1.1.5.4. Chủ thẻ.

“Chủ thẻ là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ và chủ thẻ chính cam kết bằng văn bản thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.”Chủ thẻ mới là người có thể sử dụng thẻ khi có giao dịch, và phải bảo mật các thông tin như mã PIN hay chữ ký của mình để phòng tránh trường hợp mất thẻ. Chủ thẻ có thể mở thêm một hoặc nhiều thẻ phụ cùng với thẻ chính tuỳ thuộc loại thẻ mà ngân hàng phát hành quy định.

1.1.5.5. Tổ chức thanh toán thẻ

“Tổ chức thanh toán thẻ (viết tắt là TCTTT) là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”mang chức năng trở thành tổ chức trung gian nhằm thực hiện nghiệp vụ thanh toán những hóa đơn mua sắm giữa chủ thẻ và đơn vị phát hành thẻ.“Tổ chức thanh toán thẻ”sẽ cung cấp các thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán thẻ của các đơn vị cung cấp hành hóa, dịch vụ; hoặc trực tiếp làm việc với cơ sở tiếp nhận, thực hiện thanh toán chứng từ giao dịch của khách hàng.

Thông thường,“tổ chức thanh toán thẻ”sẽ thu phí chiết khấu cho các dịch vụ“xử lý giao dịch thẻ từ các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ.”Mức phí chiết khấu phụ thuộc vào tổ chức và các mối quan hệ chiến lược. Một tổ chức tài chính có thể đồng thời là“tổ chức phát hành thẻ”và“tổ chức thanh toán thẻ.”

1.1.5.6. Tổ chức khác

Ngoài những chủ thể tham gia phía trên, còn có các tổ chức khác như:

-“Tổ chức chuyển mạch thẻ là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện việc chuyển mạch các giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT, tổ chức thẻ quốc tế và đơn vị chấp nhận thẻ theo các thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan.”

-“Tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thực hiện bù trừ điện tử các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT, tổ chức thẻ quốc tế và đơn vị chấp nhận thẻ theo các thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan”

Còn có những cơ quan khác tham gia vào thị trường thẻ như Ngân hàng Nhà Nước, Hiệp hội thẻ… Các cơ quan này giữ nhiệm vụ quản lý chung, đưa ra quy định chung để thị trường hoạt động liên tục và trôi chảy. Cơ quan thực hiện vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, cấp phép, giám sát, thanh tra“các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại”nói chung cùng“hoạt động kinh doanh thẻ”nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Thành (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)