Doanh thu – chi phí – lợi nhuận của kinh doanh thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Thành (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.2. Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Hà Thành

2.2.6. Doanh thu – chi phí – lợi nhuận của kinh doanh thẻ

Bảng 2. 10: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của ABC – chi nhánh Hà Thành (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Doanh thu 5.175,53 6.046,2 7.265,22 8.461,91 9.852,87 Thu phí phát

hành thẻ 3.015,98 3.745,25 4.722,39 5.623,34 6.497,9 Thu phí thường

niên 931,54 967,39 1.089,78 1.269,29 1.477,93

Thu phí chiết

khấu ĐVCNT 417,97 479,06 506,45 582,95 770,64

Thu lãi vay thẻ

tín dụng 759,2 786,5 872,6 901,33 1.008,4

Thu khác 50,84 68 74 85 98

2. Chi phí 2.097,088 2.253,267 2.417,195 2.701,666 2.974,836 Phí bảo trì thiết

bị ATM, POS 932,128 976,687 978,751 1.026,157 1.125,24 Phí xử lý đại lý

nước ngoài 626,1 655,83 703,120 857,143 912,737 Phí chênh lệch

tỷ giá 501,46 580,75 693,324 784,366 879,859

Chi phí khác 37 40 42 34 57

3. Thu nhập

(3)=(1) – (2) 3.078,442 3.792,933 4.845,025 5.760,244 6.878,034 (Nguồn: Trung tâm thẻ Hà Nội)

Dựa trên số liệu tại bảng 2.10, ta có thể thấy:

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ của ACB chi nhánh Hà Thành tăng đều qua các năm. Năm 2015 là 5.175,53 triệu đồng, năm 2016 là 6.046,2 triệu đồng tăng 16,82% so với năm 2015; năm 2017 là 7.265,22 triệu đồng tăng 20,16% so với năm 2016; năm 2018 là 8.461,91, tốc độ tăng thêm 16,47% so với năm 2017 và năm 2019 là 9.852,87 triệu đồng, đã tăng 16,44% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng qua các năm khá đồng đều, không có sự tăng trưởng vượt bậc, cũng như không có sự sụt giảm về doanh thu. Ngân hàng ACB chi nhánh Hà Thành chuyển sang vị trí mới từ cuối năm 2014, việc phát triển và tạo được danh tiếng tại trụ sở mới đã khiến doanh thu thẻ qua các năm sau đó tăng lên đều đặn. Điều này chứng tỏ các chính sách ưu đãi cùng với chương trình cho trụ sở mới của chi nhánh có hiệu quả, tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh ổn định của các năm sau này. Doanh thu thẻ tăng trưởng đều đặn chứng minh rằng chiến lược kinh doanh hiện tại của chi nhánh đang thực hiện hiệu quả, cần tiếp tục phát huy hơn nữa. Các chương trình thu hút thêm khách hàng mới cần được mở rộng hơn nữa, để tiếp cận được nhiều hơn với khách hàng tiềm năng tại khu vực xung quanh trụ sở.

Trong các hạng mục thu phí trong tổng doanh thu, ta có thể thấy thu từ phí phát hành thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng trên 30%, tiếp theo sau là thu từ phí thường niên và thu từ lãi thẻ tín dụng. Ba nguồn thu lớn này góp phần giúp doanh thu từ kinh doanh dịch vụ thẻ luôn phát triển. Các khoản thu luôn tăng theo từng năm, cho thấy rằng hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB chi nhánh Hà Thành đang được thực hiện rất tốt. Nhìn chung, tuy doanh thu từ kinh doanh thẻ chỉ chiếm phần không lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng nhưng cũng là mức tăng trưởng ổn định và không thể thiếu.

Chi phí từ kinh doanh dịch vụ thẻ của ACB chi nhánh Hà Thành năm 2015 là 2.097,088 triệu đồng; năm 2016 là 2.253,267 triệu đồng, tăng 7,44% so

với năm 2015; năm 2017 chi phí là 2.417,195 triệu đồng, tăng 7,28% so với chi phí năm 2016; năm 2018 là 2.701,666 triệu đồng, mức chi phí này đã tăng 11,77%

khi so sánh với năm 2017; và năm 2019 là 2.974,836 triệu đồng, mức tăng 10%

so với năm 2018. Dễ dàng nhìn ra, các chi phí mà chi nhánh Hà Thành bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thẻ này cũng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng vẫn nhỏ hơn so với doanh thu. Các chi phí được đưa ra bao gồm phí bảo dưỡng các thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh như hệ thống ATM, máy POS; phí cho đại lý tại nước ngoài cũng như phí chuyển đổi ngoại tệ. Hai loại phí này do khách hàng của ACB ưa sử dụng các thẻ ghi nợ cũng như tín dụng quốc tế nhằm thực hiện các giao dịch, nhận tiền từ nước ngoài hoặc quảng cáo. Có thể thấy được mức chi phí bỏ ra cho hạng mục này khá lớn, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí bỏ ra. Ngoài những chi phí được nêu đến, còn một số loại chi phí khác không được nhắc đến như phí phôi thẻ, phí bản quyền, một số chi phí hạch toán vào hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định, chi phí tiếp quỹ ATM.

Chi phí tiếp quỹ này không được coi là chi phí của hoạt động kinh doanh thẻ, mà được coi như chi phí cơ hội nhằm hoạt động hệ thống ATM.

Hoạt động bảo trì thiết bị ATM, máy POS luôn có chi phí cao nhất trong chi phí của kinh doanh thẻ. Mỗi năm một tăng, nguyên nhân phần lớn là chiến lược mở rộng thị trường của ngân hàng, lắp đặt thêm máy POS, thực hiện bảo trì những thiết bị cũ cho các đơn vị chấp nhận thẻ. Mức chi phí tăng không nhiều cho thấy tuy chi nhánh đang quản lý tốt nhưng chưa có sự mở rộng và phát triển các đầu mối ĐVCNT của riêng mình.

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB chi nhánh Hà Thành được thể hiện trên bảng 2.10. Ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh luôn thu nhận lãi tăng trưởng qua từng năm. Mức độ tăng trường lợi nhuận luôn tăng trên dưới 20%, mức tăng khá ổn định. Do doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ luôn đạt mức độ tăng trưởng mạnh mẽ, đều đặn qua từng

năm, và chi phí dành cho hoạt động kinh doanh này không có nhiều sự thay đổi, vì thế, lợi nhuận mà chi nhánh thu được cũng phát triển tốt. Số liệu cho thấy rằng hiện tại, hoạt động kinh doanh tại ACB chi nhánh Hà Thành vẫn tiến triển có lãi. Mức tăng trưởng luôn trong khoảng từ 900 đến 1.000 triệu đồng mỗi năm, một mức tăng lợi nhuận ấn tượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Thành (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)