CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan a) Chiến lược phát triển sản phẩm
Trên bất kỳ thị trường kinh doanh sản phẩm nào, ngân hàng đều phải đưa ra được chiến lược kinh doanh cụ thể, kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ cùng với mục đích phải đạt được. Việc đưa ra kế hoạch, chiến lược cụ thể và rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh và đầu tư của ngân hàng. Đặc biệt với thị trường thẻ, và“thói quen sử dụng tiền mặt”trong thanh toán của người dân Việt Nam, việc đặt ra các phương hướng trong ngắn và dài hạn sẽ giúp ngân hàng thành công trong việc chiếm vị thế cao trong thị trường thẻ. Các kế hoạch, hướng đi cụ thể, chỉ đạo rõ ràng biểu hiện qua quảng cáo marketing, phát triển sản phẩm mới..
b) Chất lượng sản phẩm thẻ
Chất lượng sản phẩm thẻ nói chung ở đây chính là vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin thẻ. Tình trạng thẻ giả, thẻ lỗi, không thể thanh toán, thanh toán sai, nhầm, lộ thông tin tài khoản…luôn là vấn đề mà các khách hàng quan tâm. Khách hàng luôn muốn lựa chọn sử dụng thẻ ngân hàng có thể bảo mật an toàn cho tài khoản khách hàng, tránh khả năng bị mất tiền.
c) Hệ thống kỹ thuật công nghệ
Hệ thống kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế và hoạt động ổn định, chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm thẻ.
Hệ thống kỹ thuật công nghệ trong từng ngân hàng sẽ có lựa chọn riêng phù hợp với định hướng, chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng đó. Thường các ngân hàng thương mại đã xác định có định hướng kinh doanh thẻ sẽ phải đầu tư hệ thống kỹ thuật công nghệ đúng tiêu chuẩn quốc tế từ quản lý thông tin khách hàng; hệ thống quản lý việc sử dụng thẻ, thanh toán các giao dịch thẻ để phù hợp với các yêu cầu từ đối tác là các tổ chức thẻ quốc tế, được hệ thống quản lý dữ liệu của các đối tác này kết nối cùng quản lý. Ngoài ra, ngân hàng còn phải đầu tư cho hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho các nghiệp vụ như phát hành và thanh toán thẻ bao gồm máy in thẻ, hệ thống ATM, máy thanh toán POS,…
d) Phát triển sản phẩm mới
Như những lĩnh vực kinh doanh khác, lĩnh vực kinh doanh thẻ cũng cần phải phát triển các sản phẩm mới nhằm“đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng nhằm thu hút lượng khách hàng giao dịch”cho ngân hàng. Các sản phẩm mới mang theo tiện ích vượt trội sẽ trở thành đòn bẩy quan trọng để tăng trưởng quy mô, tỷ trọng thẻ của ngân hàng, thu về lợi nhuận lớn hơn và giúp ngân hàng đạt được mục đích kinh doanh.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát triển thêm nhiều các sản phẩm, dịch vụ đi kèm như thanh toán điện tử…để khách hàng được trải nghiệm nhiều tiện ích khác nhau và ưa chuộng sử dụng sản phẩm của ngân hàng hơn.
e) Nguồn nhân lực
Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng trong các chiến lược kinh doanh, cho dù là thực hiện sản phẩm công nghệ tiên tiến đến mức nào. Thẻ là sản phẩm
công nghệ cao, đòi hỏi trình độ và tinh thần làm việc tốt của nhân viên ngân hàng nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả trong thực hiện nghiệp vụ kinh doanh thẻ.
f) Hoạt động quảng bá, marketing
Hoạt động quảng bá sản phẩm nhằm giúp sản phẩm được tiếp cận rộng rãi đến với khách hàng. Quảng cáo sản phẩm phải tích cực giới thiệu để khách hàng có thể biết, hiểu về sản phẩm và lựa chọn sử dụng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Về quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thẻ phải xác định rõ mục tiêu, nhóm khách hàng tiềm năng cùng với điều kiện phát hành phù hợp với mục tiêu kinh doanh để đưa ra chiến lực marketing phù hợp sản phẩm.
1.3.3.2. Các nhân tố khách quan a) Môi trường kinh tế
Sự ổn định của môi trường kinh tế nội địa cùng với quốc tế có ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ, nó tạo ra môi trường trao đổi giao dịch thuận lợi.“Sự phát triển của trao đổi, mua bán hàng hóa”xuyên quốc gia, xuyên lục địa đã đẩy mạnh nhu cầu giao thương“thanh toán không dùng tiền mặt.”Việc này giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển.”
b)“Thói quen tiêu dùng”
Thói quen tiêu dùng của người dân tham gia thị trường của ảnh hưởng“đến hoạt động kinh doanh thẻ.”“Thói quen sử dụng tiền mặt”ngày một giảm đi giúp cho“giao dịch thanh toán bằng thẻ”hoặc các“phương thức thanh toán không dùng tiền mặt”tăng lên nhiều. Hiện nay, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự hào hứng với những giao dịch bằng thẻ, người dân đa phần vẫn thực hiện rút tiền mặt tại ATM để chi tiêu hàng ngày, nên thị trường thẻ vẫn còn mới mẻ.
c) Trình độ dân trí
Nền kinh tế với trình độ dân trí cao, thu nhập ổn định thì những nhu cầu thanh toán hiện đại sẽ tăng lên, đẩy mạnh tốc độ nhằm tăng số lượng giao dịch
và giảm thời gian giao dịch sẽ là lĩnh vực mà ngân hàng cần chú trọng đầu tư.
Người dân Việt Nam chưa tiếp cận được với những thông tin chính thức, những tiện ích do thẻ mang lại nên sự e dè khi sử dụng thẻ vẫn còn, tạo ra sự kìm hãm đối với phát triển kinh doanh thẻ.
d) Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật đưa ra những quy định chung, tạo thành khung pháp lý giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Khung pháp lý chặt chẽ, chi tiết hoàn thiện, có hiệu lực mới bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ. Những điều luật có hiệu quả thì ngân hàng, tổ chức tài chính mới có cơ sở vững chắc để phát triển và đầu tư vào thị trường thẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, chúng ta đã tìm hiểu về cơ sở lý luận chung cho hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại. Khái niệm chung về thẻ, các loại thẻ đang được lưu thông và các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh thẻ trong ngân hàng thương mại hiện nay. Cùng với đó, chúng ta đã biết thêm về những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Từ những cơ sở lý luận chung ở trên, chúng ta sẽ tìm hiểu phân tích chi tiết và cụ thể hơn hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Hà Thành.